Ngày 28/2, thị trường có một phiên giao dịch trái chiều, dòng tiền tiếp tục đổ về sàn phía Nam và giúp chỉ số VN-Index tăng mạnh. Tuy nhiên tại sàn phía Bắc, cung cầu quay lại thế giằng co, khiến HNX-Index lình xình trong sắc đỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,84 điểm, trong khi HNX-Index lại giảm 0,05 điểm.
Trên sàn HoSE, ngay đầu giờ dòng tiền đã chủ động tung vào lực cầu giá cao, nhờ đó VN-Index tăng tới 4,05 điểm và lên 469,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 1,9 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 24,9 tỷ đồng.
Kết quả giao dịch tại đợt 1 đã hỗ trợ tích cực vào tâm lý thị trường trong đợt giao dịch liên tục. Sau khi trải qua thách thức ngắn ngủi từ áp lực bán, mãnh lực dòng tiền hồi phục và dồn dập được đẩy vào thị trường giúp VN-Index vững vàng đi lên.
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trừ mã GAS là đi ngược xu thế, cắm đầu giảm giá; các mã còn lại đã cùng có một phiên giao dịch đầy lạc quan với mức giá đóng cửa tăng mạnh, trong đó BVH đã tăng kịch biên độ cho phép 53.500 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip cũng chuyển động tích cực, trong rổ tính VN-30 chỉ có 4 mã đi xuống là CTG, HSG, KDC, PGD và một mã PVD trụ lại ở tham chiếu, 25/30 mã còn lại đã đồng loạt nhuộm trong sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,84 điểm (+1,9%) và lên 474,56 điểm. Thanh khoản đạt gần 53,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 785,2 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đóng cửa cũng tăng 9,82 điểm (+1,83%) và xuống 545,68 điểm. Thanh khoản đạt 17 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 438,4 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, giao dịch lại không mấy thuận lợi, áp lực bán tại một số mã cổ phiếu chủ chốt như BVS, PVX... còn khá lớn, tác động không nhỏ tới đà giảm giá của thị trường trong phiên hôm nay.
HNX-Index giảm nhẹ 0,05 điểm (-0,08%) và xuống 62,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 44 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 358,3 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa giảm 0,33 điểm (-0,27%) và xuống 121,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 31,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 273,9 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,06 điểm (+0,14%) và lên 42,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 451.000 đơn vị, tương ứng giá trị gần 0,9 tỷ đồng./.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,84 điểm, trong khi HNX-Index lại giảm 0,05 điểm.
Trên sàn HoSE, ngay đầu giờ dòng tiền đã chủ động tung vào lực cầu giá cao, nhờ đó VN-Index tăng tới 4,05 điểm và lên 469,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 1,9 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 24,9 tỷ đồng.
Kết quả giao dịch tại đợt 1 đã hỗ trợ tích cực vào tâm lý thị trường trong đợt giao dịch liên tục. Sau khi trải qua thách thức ngắn ngủi từ áp lực bán, mãnh lực dòng tiền hồi phục và dồn dập được đẩy vào thị trường giúp VN-Index vững vàng đi lên.
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trừ mã GAS là đi ngược xu thế, cắm đầu giảm giá; các mã còn lại đã cùng có một phiên giao dịch đầy lạc quan với mức giá đóng cửa tăng mạnh, trong đó BVH đã tăng kịch biên độ cho phép 53.500 đồng/cổ phiếu.
Nhóm cổ phiếu blue-chip cũng chuyển động tích cực, trong rổ tính VN-30 chỉ có 4 mã đi xuống là CTG, HSG, KDC, PGD và một mã PVD trụ lại ở tham chiếu, 25/30 mã còn lại đã đồng loạt nhuộm trong sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,84 điểm (+1,9%) và lên 474,56 điểm. Thanh khoản đạt gần 53,3 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 785,2 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đóng cửa cũng tăng 9,82 điểm (+1,83%) và xuống 545,68 điểm. Thanh khoản đạt 17 triệu đơn vị, giá trị tương ứng gần 438,4 tỷ đồng.
Bên phía sàn Hà Nội, giao dịch lại không mấy thuận lợi, áp lực bán tại một số mã cổ phiếu chủ chốt như BVS, PVX... còn khá lớn, tác động không nhỏ tới đà giảm giá của thị trường trong phiên hôm nay.
HNX-Index giảm nhẹ 0,05 điểm (-0,08%) và xuống 62,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 44 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 358,3 tỷ đồng.
Chỉ số HNX 30 đóng cửa giảm 0,33 điểm (-0,27%) và xuống 121,59 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 31,2 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 273,9 tỷ đồng.
Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa tăng 0,06 điểm (+0,14%) và lên 42,14 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 451.000 đơn vị, tương ứng giá trị gần 0,9 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)