Thời gian qua, nếu chỉ đơn thuần xét về phương diện số lượng thì điện ảnh Việt cũng chưa phải đã rơi vào tình trạng thiếu hụt diễn viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào số lượng cũng đồng hành với chất lượng.
Ấn tượng ban đầu, khán giả có thể trầm trồ trước vẻ đẹp ngoại hình của diễn viên. Thế nhưng, khi bộ phim kết thúc, người ta có lưu lại ấn tượng gì về diễn xuất của diễn viên lại là một câu chuyện khác.
Thiếu sức bền
Với chiếc đàn violon sau lưng, miệng hét vang, ánh nhìn bàng hoàng, nháo nhác tìm cha giữa dòng người tấp nập, nghệ sỹ nhân dân Lan Hương gây xúc động mạnh mẽ với công chúng trong vai cô bé Ngọc Hà trong “Em bé Hà Nội.”
Bộ phim ra đời từ năm 1974 nhưng đến nay, chị vẫn được công chúng, bạn bè gọi bằng cái tên thân mật “Lan Hương-Em bé Hà Nội.”
[Mục tiêu là một nền điện ảnh VN hài hòa, cân đối]
“Tôi chưa bao giờ quên hình ảnh rất ngây thơ của Lan Hương trong những thước phim đó khi chị cất tiếng hỏi người chiến sỹ: ‘Tại sao chúng lại đem bom đến đây ném hả chú?’ ‘Em cháu có làm gì chúng đâu!’ Ánh mắt, giọng nói đầy ám ảnh. Mỗi lần xem, tôi như thấy lại tuổi thơ của chính mình,” bác Nguyễn Nam (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ.
Bốn thập kỷ gắn bó với nghệ thuật kể từ sau vai diễn đó, cô bé Ngọc Hà ngày nào giờ đã một nghệ sỹ nhân dân tên tuổi. “Tiếc rằng, điện ảnh Việt Nam lại chưa có nhiều những gương mặt nghệ sỹ duy trì được ‘sức bền’ như vậy,” nhà lý luận-phê bình điện ảnh Trần Luân Kim chia sẻ.
[Điện ảnh Việt: Hy vọng đến gần hơn với khán giả]
Từng tỏa sáng và được khán giả “gọi tên bằng vai diễn” nhưng sau một vài bộ phim, nhiều gương mặt của điện ảnh Việt Nam “chìm” đi như chưa từng xuất hiện trên màn ảnh.
Cũng giống như trường hợp Lan Hương, điện ảnh Việt từng chứng kiến sự tỏa sáng từ rất sớm của diễn viên Hùng Thuận với vai diễn cậu bé An trong “Đất rừng phương Nam.”
Ánh mắt trong veo, biết nói và lối diễn xuất tự nhiên, Hùng Thuận ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng về hình ảnh một cậu bé ngây thơ, trong sáng. Sau này, dù có xuất hiện trong một vài bộ phim khác nhưng khán giả hầu như chỉ nhớ tới anh với chân dung cậu bé An năm nào.
“Hiện nay, chúng ta có nhiều diễn viên, ‘ngôi sao’ nhưng những người có cá tính, tài năng, sức hút với công chúng và tâm huyết với nghệ thuật thực sự lại không nhiều. Có thể các bạn có năng khiếu nghệ thuật nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm gắn bó đời mình với nghiệp diễn đầy chông gai,” ông Kim chia sẻ.
Nữ diễn viên Lưu Hà, gương mặt với hai bộ phim gây được tiếng vang lớn “Đời cát” và “Trái tim bé bỏng” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), sau khi giành hai giải Bông sen vàng (tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 và Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16) cũng đã rời xa màn ảnh, để lại không ít tiếc nuối cho khán giả và những nhiều nhà làm phim.
Đường dài chông chênh
Thực tế đó khiến khán giả vẫn thường nhắc về một “thời chưa xa” của điện ảnh Việt với những tên tuổi sáng giá như Trà Giang, Thế Anh, Như Quỳnh, Lâm Tới,… với những vai diễn để đời của họ.
Nhà làm phim Minh Tuấn cho rằng: “Đây là một thực tế không khó giải thích vì trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, chúng ta chưa có nhiều vai diễn thực sự lắng đọng được trong lòng khán giả, khiến công chúng có nhu cầu được xem lại nhiều lần như giai đoạn trước đó.”
“Hiện nay, mỗi năm đều có rất nhiều diễn viên trẻ vào nghề nhưng chủ yếu các bạn chỉ muốn tham gia đóng phim truyền hình vì yêu cầu của phim truyền hình nhẹ nhàng hơn một chút. Hơn nữa, nhiều bạn diễn theo lối ‘ăn sổi’ và như thế thì không thể làm nghệ thuật một cách lâu bền,” nghệ sỹ nhân dân Lan Hương chia sẻ.
Theo chị, việc một diễn viên hoàn thành vai diễn khác hẳn với việc diễn được một vai hay. Việc hoàn thành vai diễn chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng; nhưng để làm nghệ thuật và để công chúng nhắc tới thì phải là việc được khán giả “gọi tên bằng vai diễn.”
Để làm được điều đó thì cảm xúc và tâm huyết của người diễn viên là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Người nghệ sỹ phải thực sự hiểu và nhập được vào nhân vật. Các cảnh quay có thể giãn cách về mặt thời gian nhưng mạch cảm xúc phải thống nhất, phải nắm bắt được đời sống tâm lý nhân vật từ đầu đến cuối. Nhiều bạn trẻ rất thông minh, nhanh nhạy nhưng lại khá ẩu,” nghệ sỹ ưu tú Minh Châu bày tỏ.
Một thập kỷ trở lại đây, điện ảnh Việt vẫn có những gương mặt sáng giá với những vai diễn ấn tượng như Hồng Ánh, Ngọc Ánh, Hoàng Sơn… Tuy nhiên, “xét về mặt bằng chung, trình độ đào tạo nhân lực cho điện ảnh nước ta mới ở mức trung bình, chưa thực sự chuyên nghiệp tuy đã có nhiều khởi sắc so với trước đây,” đạo diễn Nhuệ Giang phân tích./.
Ấn tượng ban đầu, khán giả có thể trầm trồ trước vẻ đẹp ngoại hình của diễn viên. Thế nhưng, khi bộ phim kết thúc, người ta có lưu lại ấn tượng gì về diễn xuất của diễn viên lại là một câu chuyện khác.
Thiếu sức bền
Với chiếc đàn violon sau lưng, miệng hét vang, ánh nhìn bàng hoàng, nháo nhác tìm cha giữa dòng người tấp nập, nghệ sỹ nhân dân Lan Hương gây xúc động mạnh mẽ với công chúng trong vai cô bé Ngọc Hà trong “Em bé Hà Nội.”
Bộ phim ra đời từ năm 1974 nhưng đến nay, chị vẫn được công chúng, bạn bè gọi bằng cái tên thân mật “Lan Hương-Em bé Hà Nội.”
[Mục tiêu là một nền điện ảnh VN hài hòa, cân đối]
“Tôi chưa bao giờ quên hình ảnh rất ngây thơ của Lan Hương trong những thước phim đó khi chị cất tiếng hỏi người chiến sỹ: ‘Tại sao chúng lại đem bom đến đây ném hả chú?’ ‘Em cháu có làm gì chúng đâu!’ Ánh mắt, giọng nói đầy ám ảnh. Mỗi lần xem, tôi như thấy lại tuổi thơ của chính mình,” bác Nguyễn Nam (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) chia sẻ.
Bốn thập kỷ gắn bó với nghệ thuật kể từ sau vai diễn đó, cô bé Ngọc Hà ngày nào giờ đã một nghệ sỹ nhân dân tên tuổi. “Tiếc rằng, điện ảnh Việt Nam lại chưa có nhiều những gương mặt nghệ sỹ duy trì được ‘sức bền’ như vậy,” nhà lý luận-phê bình điện ảnh Trần Luân Kim chia sẻ.
[Điện ảnh Việt: Hy vọng đến gần hơn với khán giả]
Từng tỏa sáng và được khán giả “gọi tên bằng vai diễn” nhưng sau một vài bộ phim, nhiều gương mặt của điện ảnh Việt Nam “chìm” đi như chưa từng xuất hiện trên màn ảnh.
Cũng giống như trường hợp Lan Hương, điện ảnh Việt từng chứng kiến sự tỏa sáng từ rất sớm của diễn viên Hùng Thuận với vai diễn cậu bé An trong “Đất rừng phương Nam.”
Ánh mắt trong veo, biết nói và lối diễn xuất tự nhiên, Hùng Thuận ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng về hình ảnh một cậu bé ngây thơ, trong sáng. Sau này, dù có xuất hiện trong một vài bộ phim khác nhưng khán giả hầu như chỉ nhớ tới anh với chân dung cậu bé An năm nào.
“Hiện nay, chúng ta có nhiều diễn viên, ‘ngôi sao’ nhưng những người có cá tính, tài năng, sức hút với công chúng và tâm huyết với nghệ thuật thực sự lại không nhiều. Có thể các bạn có năng khiếu nghệ thuật nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm gắn bó đời mình với nghiệp diễn đầy chông gai,” ông Kim chia sẻ.
Nữ diễn viên Lưu Hà, gương mặt với hai bộ phim gây được tiếng vang lớn “Đời cát” và “Trái tim bé bỏng” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), sau khi giành hai giải Bông sen vàng (tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 và Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16) cũng đã rời xa màn ảnh, để lại không ít tiếc nuối cho khán giả và những nhiều nhà làm phim.
Đường dài chông chênh
Thực tế đó khiến khán giả vẫn thường nhắc về một “thời chưa xa” của điện ảnh Việt với những tên tuổi sáng giá như Trà Giang, Thế Anh, Như Quỳnh, Lâm Tới,… với những vai diễn để đời của họ.
Nhà làm phim Minh Tuấn cho rằng: “Đây là một thực tế không khó giải thích vì trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, chúng ta chưa có nhiều vai diễn thực sự lắng đọng được trong lòng khán giả, khiến công chúng có nhu cầu được xem lại nhiều lần như giai đoạn trước đó.”
“Hiện nay, mỗi năm đều có rất nhiều diễn viên trẻ vào nghề nhưng chủ yếu các bạn chỉ muốn tham gia đóng phim truyền hình vì yêu cầu của phim truyền hình nhẹ nhàng hơn một chút. Hơn nữa, nhiều bạn diễn theo lối ‘ăn sổi’ và như thế thì không thể làm nghệ thuật một cách lâu bền,” nghệ sỹ nhân dân Lan Hương chia sẻ.
Theo chị, việc một diễn viên hoàn thành vai diễn khác hẳn với việc diễn được một vai hay. Việc hoàn thành vai diễn chỉ đáp ứng yêu cầu về mặt số lượng; nhưng để làm nghệ thuật và để công chúng nhắc tới thì phải là việc được khán giả “gọi tên bằng vai diễn.”
Để làm được điều đó thì cảm xúc và tâm huyết của người diễn viên là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Người nghệ sỹ phải thực sự hiểu và nhập được vào nhân vật. Các cảnh quay có thể giãn cách về mặt thời gian nhưng mạch cảm xúc phải thống nhất, phải nắm bắt được đời sống tâm lý nhân vật từ đầu đến cuối. Nhiều bạn trẻ rất thông minh, nhanh nhạy nhưng lại khá ẩu,” nghệ sỹ ưu tú Minh Châu bày tỏ.
Một thập kỷ trở lại đây, điện ảnh Việt vẫn có những gương mặt sáng giá với những vai diễn ấn tượng như Hồng Ánh, Ngọc Ánh, Hoàng Sơn… Tuy nhiên, “xét về mặt bằng chung, trình độ đào tạo nhân lực cho điện ảnh nước ta mới ở mức trung bình, chưa thực sự chuyên nghiệp tuy đã có nhiều khởi sắc so với trước đây,” đạo diễn Nhuệ Giang phân tích./.
Phương Mai-Minh Hằng (Vietnam+)