"Mỹ nhân kế” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng bị giới chuyên môn coi là “thảm họa,” chủ yếu dựa vào “chiêu trò” hời hợt nhưng lại lập kỷ lục về doanh thu ở thị trường điện ảnh Việt với hơn 50 tỷ đồng.
Trong khi đó, “Đam mê” của đạo diễn Phi Tiến Sơn được chọn làm đại diện cho dòng phim nghệ thuật chính thống tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ hai không những “trắng tay” về giải thưởng mà còn không tạo được sức hút với khán giả.
Hiện tượng đó một lần nữa phản ánh chính xác một thực tế của nền điện ảnh Việt hiện nay: Các nhà làm phim chưa tìm được sợi dây liên hệ để hài hòa nghệ thuật và giải trí.
Cuộc chuyển mình bối rối
Một thập kỷ trở lại đây, bên cạnh những thước phim có giá trị nghệ thuật sâu sắc, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như “Đừng đốt” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), “Mùa len trâu” (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh),… thị trường điện ảnh Việt chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm thuộc dòng phim giải trí.
Trước thực tế này, nhiều nhà làm phim bày tỏ mối lo ngại về sự lặp lại của một giai đoạn “không mấy vinh quang” của điện ảnh nước nhà. “Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nền điện ảnh Việt chứng kiến cuộc ‘đổ bộ’ của dòng phim ‘mì ăn liền.’ Nó nhanh chóng lụi tàn nhưng đã kịp để lại những hệ lụy nặng nề; cho thấy sự nghiệp dư hóa và vô trách nhiệm của một bộ phận nghệ sỹ trong việc sản xuất phim. Đến nay, đó vẫn là bài học chưa hề cũ,” nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã phân tích.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những bộ phim mang tính giải trí như vậy đang có xu hướng thu hút được số lượng khán giả khá đông đảo.
[Mục tiêu là một nền điện ảnh VN hài hòa, cân đối]
Hướng đi hiện nay của nhiều nền điện ảnh trên thế giới là phát triển song song các dòng phim này. "Một trong những ví dụ tiêu biểu là điện ảnh Mỹ. Họ vừa khai thác cả theo chiều sâu và phát triển cả theo chiều rộng. Như vậy, họ vừa thu hút được khán giả, đảm bảo được doanh thu cho các sản phẩm tạo ra lại vừa đảm bảo được những yêu cầu của một loại hình nghệ thuật,” đạo diễn Quang Dũng cho biết.
Theo vị đạo diễn này, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, điện ảnh cũng có những chặng đường, giai đoạn phát triển cụ thể. Một thực tế là hiện nay điện ảnh Việt Nam chưa có đủ sức để phát triển đa dạng như nhiều nước trên thế giới.
“Bởi vậy, chúng ta phải lựa chọn thôi. Tôi nghĩ, loại phim nào cũng có ưu điểm riêng và mỗi nhà làm phim cảm thấy mình hợp với loại nào thì làm loại đó. Bản thân tôi thích những điều vui vẻ, nhẹ nhàng nên tôi thường thực hiện các dự án phim giải trí,” đạo diễn Quang Dũng chia sẻ.
Phải thừa nhận rằng, các đạo diễn trẻ ở dòng phim giải trí đã từng bước thể hiện sự tiến bộ rõ nét. “Từ ‘Đẹp từng centimet’ đến ‘Hotboy nổi loạn,’ chúng ta đã thấy một Vũ Ngọc Đãng với những bước chuyển mình rõ nét. Cùng với Phan Đăng Di, Bùi Thạc Chuyên,… nhóm đạo diễn trẻ này đã đưa tới nhiều điều mới lạ, độc đáo rất đáng ghi nhận cho điện ảnh, bối cảnh ngày càng được đầu tư kỹ lưỡng hơn,” đạo diễn “lão làng” Nguyễn Vinh Sơn chia sẻ.
Muốn được lắng nghe
Những tranh luận xung quanh các vấn đề về sự phát triển của dòng phim nghệ thuật-phim giải trí đã trở thành vấn đề “thường trực” của điện ảnh Việt. Những người trong cuộc có những lý lẽ riêng để biện giải cho quan điểm của mình. Tuy nhiên, dù thuộc dòng phim nào thì đối tượng phục vụ mà các sản phẩm điện ảnh hướng tới vẫn phải là khán giả.
Điều đó cũng đặt ra đòi hỏi với những người làm phim phải quan tâm sâu sắc tới thị hiếu của công chúng. “Khi nhà làm phim quan tâm đến thị hiếu của công chúng thì phim sẽ có khán giả,” đạo diễn Quang Dũng bày tỏ.
Chia sẻ về vấn đề này, đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh cũng bày tỏ mối trăn trở: “Sự giao lưu, tiếp xúc với khán giả là điều rất quan trọng với những người làm nghề như chúng tôi. Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của công chúng về các bộ phim đã ra đời để rút kinh nghiệm và muốn biết khán giả chờ đợi gì ở những tác phẩm điện ảnh tiếp theo.”
Đã từng có thời kỳ, thị trường điện ảnh Việt tràn ngập phim ngoại. Việc giành lại được thị trường, thu hút được khán giả đến với phim nội trở thành một nhiệm vụ quan trọng của những người làm nghề, bất kể là họ đi theo dòng phim nào.
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cho rằng: Hiện nay, số lượng những bộ phim vừa có sức hút với công chúng, đảm bảo doanh thu lớn vừa được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật chưa nhiều.
"Mỗi loại phim đều có thế mạnh riêng. Dù làm phim nghệ thuật hay phim giải trí lành mạnh thì các nhà làm phim cũng không đối kháng nhau. Những gì họ sáng tạo ra đều đáng trân trọng. Sự thất bại chỉ đến khi nhà sản xuất không mang được sản phẩm đến với công chúng; không đưa được hơi thở của cuộc sống vào tác phẩm và không giới thiệu được hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế," đạo diễn Sơn phân tích thêm.
Muốn làm được như vậy, “bộ phim phải được làm ra từ chữ tâm của người làm phim và hãy bắt đầu từ những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống. Những sản phẩm có giá trị, sức sống đâu nhất thiết phải là những bộ phim được đầu tư lớn về tiền bạc,” nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh nhấn mạnh./.
Trong khi đó, “Đam mê” của đạo diễn Phi Tiến Sơn được chọn làm đại diện cho dòng phim nghệ thuật chính thống tham dự Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ hai không những “trắng tay” về giải thưởng mà còn không tạo được sức hút với khán giả.
Hiện tượng đó một lần nữa phản ánh chính xác một thực tế của nền điện ảnh Việt hiện nay: Các nhà làm phim chưa tìm được sợi dây liên hệ để hài hòa nghệ thuật và giải trí.
Cuộc chuyển mình bối rối
Một thập kỷ trở lại đây, bên cạnh những thước phim có giá trị nghệ thuật sâu sắc, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như “Đừng đốt” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), “Mùa len trâu” (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh),… thị trường điện ảnh Việt chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm thuộc dòng phim giải trí.
Trước thực tế này, nhiều nhà làm phim bày tỏ mối lo ngại về sự lặp lại của một giai đoạn “không mấy vinh quang” của điện ảnh nước nhà. “Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nền điện ảnh Việt chứng kiến cuộc ‘đổ bộ’ của dòng phim ‘mì ăn liền.’ Nó nhanh chóng lụi tàn nhưng đã kịp để lại những hệ lụy nặng nề; cho thấy sự nghiệp dư hóa và vô trách nhiệm của một bộ phận nghệ sỹ trong việc sản xuất phim. Đến nay, đó vẫn là bài học chưa hề cũ,” nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã phân tích.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những bộ phim mang tính giải trí như vậy đang có xu hướng thu hút được số lượng khán giả khá đông đảo.
[Mục tiêu là một nền điện ảnh VN hài hòa, cân đối]
Hướng đi hiện nay của nhiều nền điện ảnh trên thế giới là phát triển song song các dòng phim này. "Một trong những ví dụ tiêu biểu là điện ảnh Mỹ. Họ vừa khai thác cả theo chiều sâu và phát triển cả theo chiều rộng. Như vậy, họ vừa thu hút được khán giả, đảm bảo được doanh thu cho các sản phẩm tạo ra lại vừa đảm bảo được những yêu cầu của một loại hình nghệ thuật,” đạo diễn Quang Dũng cho biết.
Theo vị đạo diễn này, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, điện ảnh cũng có những chặng đường, giai đoạn phát triển cụ thể. Một thực tế là hiện nay điện ảnh Việt Nam chưa có đủ sức để phát triển đa dạng như nhiều nước trên thế giới.
“Bởi vậy, chúng ta phải lựa chọn thôi. Tôi nghĩ, loại phim nào cũng có ưu điểm riêng và mỗi nhà làm phim cảm thấy mình hợp với loại nào thì làm loại đó. Bản thân tôi thích những điều vui vẻ, nhẹ nhàng nên tôi thường thực hiện các dự án phim giải trí,” đạo diễn Quang Dũng chia sẻ.
Phải thừa nhận rằng, các đạo diễn trẻ ở dòng phim giải trí đã từng bước thể hiện sự tiến bộ rõ nét. “Từ ‘Đẹp từng centimet’ đến ‘Hotboy nổi loạn,’ chúng ta đã thấy một Vũ Ngọc Đãng với những bước chuyển mình rõ nét. Cùng với Phan Đăng Di, Bùi Thạc Chuyên,… nhóm đạo diễn trẻ này đã đưa tới nhiều điều mới lạ, độc đáo rất đáng ghi nhận cho điện ảnh, bối cảnh ngày càng được đầu tư kỹ lưỡng hơn,” đạo diễn “lão làng” Nguyễn Vinh Sơn chia sẻ.
Muốn được lắng nghe
Những tranh luận xung quanh các vấn đề về sự phát triển của dòng phim nghệ thuật-phim giải trí đã trở thành vấn đề “thường trực” của điện ảnh Việt. Những người trong cuộc có những lý lẽ riêng để biện giải cho quan điểm của mình. Tuy nhiên, dù thuộc dòng phim nào thì đối tượng phục vụ mà các sản phẩm điện ảnh hướng tới vẫn phải là khán giả.
Điều đó cũng đặt ra đòi hỏi với những người làm phim phải quan tâm sâu sắc tới thị hiếu của công chúng. “Khi nhà làm phim quan tâm đến thị hiếu của công chúng thì phim sẽ có khán giả,” đạo diễn Quang Dũng bày tỏ.
Chia sẻ về vấn đề này, đạo diễn-nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh cũng bày tỏ mối trăn trở: “Sự giao lưu, tiếp xúc với khán giả là điều rất quan trọng với những người làm nghề như chúng tôi. Chúng tôi muốn lắng nghe ý kiến của công chúng về các bộ phim đã ra đời để rút kinh nghiệm và muốn biết khán giả chờ đợi gì ở những tác phẩm điện ảnh tiếp theo.”
Đã từng có thời kỳ, thị trường điện ảnh Việt tràn ngập phim ngoại. Việc giành lại được thị trường, thu hút được khán giả đến với phim nội trở thành một nhiệm vụ quan trọng của những người làm nghề, bất kể là họ đi theo dòng phim nào.
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cho rằng: Hiện nay, số lượng những bộ phim vừa có sức hút với công chúng, đảm bảo doanh thu lớn vừa được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật chưa nhiều.
"Mỗi loại phim đều có thế mạnh riêng. Dù làm phim nghệ thuật hay phim giải trí lành mạnh thì các nhà làm phim cũng không đối kháng nhau. Những gì họ sáng tạo ra đều đáng trân trọng. Sự thất bại chỉ đến khi nhà sản xuất không mang được sản phẩm đến với công chúng; không đưa được hơi thở của cuộc sống vào tác phẩm và không giới thiệu được hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế," đạo diễn Sơn phân tích thêm.
Muốn làm được như vậy, “bộ phim phải được làm ra từ chữ tâm của người làm phim và hãy bắt đầu từ những câu chuyện gần gũi trong cuộc sống. Những sản phẩm có giá trị, sức sống đâu nhất thiết phải là những bộ phim được đầu tư lớn về tiền bạc,” nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh nhấn mạnh./.
Phương Mai (Vietnam+)