“Giáo dục thành nhân” là cuốn sách về triết lý giáo dục mới, toàn diện và nhân bản của thạc sĩ Hoàng Thanh Linh, Giám đốc Chương trình Phát triển Kỹ năng thành nhân, Hội dạy nghề Thành phố Hồ Chí Minh.
“Giáo dục thành nhân” trước hết, hướng tới việc xây dựng nhân cách con người, sau đó mới là sự bồi đắp về tư tưởng, hành vi, năng lực. Trong đó, việc giáo dục không chỉ dạy cho người ta một ngành nghề mà còn hướng dẫn cách làm người, cách vui sống trong cộng đồng, từ đó, góp phần xây dựng nền tảng ứng xử văn hóa thành nhân cho xã hội.
Có thể nói, giáo dục thành nhân là cách giáo dục đi từ gốc rễ, giống như việc đặt những viên gạch nền móng cho một tòa nhà cao tầng. Nó hướng vào việc xây dựng nhân cách cốt yếu cho từng cá nhân đồng thời nâng cao năng lực về chuyên môn cho họ.
Cuốn sách nêu lên nhu cầu cần có triết lý giáo dục mới tại Việt Nam và định hướng cho triết lý giáo dục mới của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh chỉ ra, triết lý giáo dục đúng đắn sẽ tạo ra một xã hội có triết lý sống, lối sống và văn hóa ứng xử đúng đắn. Giáo dục đúng đắn phải được bắt đầu từ trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, nói rộng ra, đó chính là canh tân đất nước, đó chính là thay đổi và phát triển gia đình, nhà trường và xã hội thông qua giáo dục.
Trước những vấn nạn của giáo dục hiện đại là chỉ tạo ra những mẫu người biết nghe lời mà không biết phản biện thì “Giáo dục thành nhân” xuất hiện như một triết lí giáo dục mới, mong muốn cải tạo từ gốc sự sai lệch trong quan niệm về giáo dục, và từ đó có cách cải cách phù hợp.
Cuốn sách “Giáo dục thành nhân” có thể dùng như nền tảng tham chiếu để phụ huynh hướng dẫn con em của mình một cách đúng đắn. Cuốn sách còn có ích cho bất kỳ ai muốn tham khảo để rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình./.
“Giáo dục thành nhân” trước hết, hướng tới việc xây dựng nhân cách con người, sau đó mới là sự bồi đắp về tư tưởng, hành vi, năng lực. Trong đó, việc giáo dục không chỉ dạy cho người ta một ngành nghề mà còn hướng dẫn cách làm người, cách vui sống trong cộng đồng, từ đó, góp phần xây dựng nền tảng ứng xử văn hóa thành nhân cho xã hội.
Có thể nói, giáo dục thành nhân là cách giáo dục đi từ gốc rễ, giống như việc đặt những viên gạch nền móng cho một tòa nhà cao tầng. Nó hướng vào việc xây dựng nhân cách cốt yếu cho từng cá nhân đồng thời nâng cao năng lực về chuyên môn cho họ.
Cuốn sách nêu lên nhu cầu cần có triết lý giáo dục mới tại Việt Nam và định hướng cho triết lý giáo dục mới của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh chỉ ra, triết lý giáo dục đúng đắn sẽ tạo ra một xã hội có triết lý sống, lối sống và văn hóa ứng xử đúng đắn. Giáo dục đúng đắn phải được bắt đầu từ trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, nói rộng ra, đó chính là canh tân đất nước, đó chính là thay đổi và phát triển gia đình, nhà trường và xã hội thông qua giáo dục.
Trước những vấn nạn của giáo dục hiện đại là chỉ tạo ra những mẫu người biết nghe lời mà không biết phản biện thì “Giáo dục thành nhân” xuất hiện như một triết lí giáo dục mới, mong muốn cải tạo từ gốc sự sai lệch trong quan niệm về giáo dục, và từ đó có cách cải cách phù hợp.
Cuốn sách “Giáo dục thành nhân” có thể dùng như nền tảng tham chiếu để phụ huynh hướng dẫn con em của mình một cách đúng đắn. Cuốn sách còn có ích cho bất kỳ ai muốn tham khảo để rèn luyện và hoàn thiện bản thân mình./.
Thiên Linh (Vietnam+)