Có thời điểm tới 70%, số gia cầm nhập lậu vào Việt Nam qua tỉnh Quảng Ninh. Từ Móng Cái đến Hạ Long, Uông Bí trở thành cung đường nóng về gia cầm nhập lậu.
Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng lập ra tuyến “phòng thủ thép” đặc biệt kể từ sau chuyến thị sát và làm việc chuyên đề của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới Móng Cái. Điểm nóng gà lậu ở Quảng Ninh đã hạ nhiệt.
Phòng thủ thép
Trước đây, tại khu vực Móng Cái, Hạ Long, Cẩm Phả, kể cả ban ngày cũng không khó để nhận ra xe tải loại nhỏ, với những lồng nhựa đặt chồng lên nhau, bên trong xếp đầy gà loại thải phóng như bay trên đường. Tuy nhiên đến thời điểm này, tại quốc lộ 18 qua Quảng Ninh đã vắng bóng xe chở gà loại thải, anh Hà Phong, tại phường Hà Tu, thành phố Hạ Long cho biết.
Có mặt tại đồn biên phòng Bắc Sơn thời đầu tháng 12/2012 mới thấy rõ được quyết tâm cũng như vất vả của các cán bộ chiến sỹ ở đây trong việc chống gà lậu.
Thượng tá Phạm Văn Thắm, Đồn trưởng đồn biên phòng Bắc Sơn cho biết, quản lý địa bàn rộng tới 26km đường biên với nhiều đường mòn lối mở, địa hình rừng núi nên việc nắm địa bàn cũng rất vất vả. Tuy nhiên với sự quyết tâm của cán bộ chiến sỹ đến hết tháng 11/2012, đồn đã bắt 11 vụ vận chuyển gia cầm với hơn 7.000 kg gà thịt, 12.000 con gà giống. Đồn biên phòng Bắc Sơn là đơn vị tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh trong đấu tranh ngăn chặn gà lậu.
Mặt khác, để hạn chế người dân địa phương sống dọc biên giới không tham gia, tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, đồn biên phòng Bắc Sơn còn cử cán bộ chiến sỹ “3 cùng” với bà còn đồng bào dân tộc, tuyên truyền vận động để họ không mang vác vận chuyển, gia cầm gia súc, hàng lậu qua biên giới. Đây chính là tuyến “phòng thủ thép” mà bộ đội biên phòng đồn Bắc Sơn cũng như bộ đội biên phòng Quảng Ninh lập ra để ngăn chặn nhập lậu gia cầm qua biên giới.
Chị Phùn Thị Nguyên, dân tộc Dao, thôn Lục Phủ xã Bắc Sơn thành phố Móng Cái nói: "Mình được cán bộ biên phòng bảo, không để bọn xấu lợi dụng mang vác hàng qua biên giới, khi đi làm rừng, thấy các đối tượng xấu buôn lậu là mình sẽ báo người cho bộ đội mà. Mình và bà con trong bản trong bản không buôn lậu đâu, làm cái đó là sai mà."
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, đến hết tháng 11 năm 2012, các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh đã bắt 130 vụ với 143.338kg gà, 327.450 con gà giống, 104.600 quả trứng gia cầm.
Phạt nhẹ như “lông gà”
Quảng Ninh có hơn 118 km đường biên, đi qua nhiều huyện, thành phố, trong khi đó gia súc, gia cầm lại trực chờ ở, ngấp nghé ở bờ biên, chỉ cần lực lượng chức năng nơi lỏng là tràn vào nội địa Việt Nam một cách nhanh chóng. Thực tế ở Quảng Ninh cho thấy, mỗi khi tỉnh có kế hoạch, chiến dịch đánh mạnh vào các đối tượng nhập lậu gia cầm thì tình hình trùng xuống, sau đó lại bùng phát.
Lý giải điều này, ông Đỗ Văn Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho rằng, chế tài xử lý các đối tượng, nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm còn quá nhẹ, xử phạt hành chính đến vài triệu đồng. Với số gà tính thành tiền đến 100 triệu, cơ quan chức năng mới khởi tố được đối tượng. Trong khi đó, “chủ gà,” thường không xuất hiện, các đối tượng, phương tiện bị bắt giữ đều khai nhận là đi làm thuê.
Ông Lực đề xuất, cần bổ sung chế tài giữ phương tiện vận chuyển gia cầm lâu hơn nữa, tăng nặng hình phạt hành chính, nếu không có chế tài đủ mạnh về lâu dài sẽ khó kiểm soát được tình hình nhập lậu gia cầm, vì buôn bán loại này, siêu lợi nhuận, lại ít bị truy tố trách nhiệm hình sự nên không hiếm trường hợp bị bắt, xử phạt nhiều lần.
Ở khía cạnh khác, ông Đỗ Đức Hưu, Đội trưởng đội kiểm soát hải quan số 2, cục hải quan Quảng Ninh cho biết, bắt giữ đối tượng buôn lậu, gia cầm khó khăn vất vả, nguy cơ lây bệnh từ gia cầm cao đối với người trực tiếp tham gia, vì trong quá trình, kiểm đếm gia cầm nhiều con đã bị chết, bốc mùi hôi thối.Trong khi đó phải xin ý kiến nhiều cấp, nhiều ngành để thuê máy xúc, gạt, chi phí xăng dầu, nhân công tiêu huỷ gà. Mặc dù vậy, chế độ khen thưởng cho những người trực tiếp tham gia ngăn chặn gia cầm nhập lậu lại chưa khuyến khích.
Vượt qua những trở ngại về địa hình, chế độ đãi ngộ, các lực lượng trực tiếp tham gia “mặt trận” chống nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm Quảng Ninh đã góp phần đáng kể bảo vệ người tiêu dùng./.
Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng lập ra tuyến “phòng thủ thép” đặc biệt kể từ sau chuyến thị sát và làm việc chuyên đề của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới Móng Cái. Điểm nóng gà lậu ở Quảng Ninh đã hạ nhiệt.
Phòng thủ thép
Trước đây, tại khu vực Móng Cái, Hạ Long, Cẩm Phả, kể cả ban ngày cũng không khó để nhận ra xe tải loại nhỏ, với những lồng nhựa đặt chồng lên nhau, bên trong xếp đầy gà loại thải phóng như bay trên đường. Tuy nhiên đến thời điểm này, tại quốc lộ 18 qua Quảng Ninh đã vắng bóng xe chở gà loại thải, anh Hà Phong, tại phường Hà Tu, thành phố Hạ Long cho biết.
Có mặt tại đồn biên phòng Bắc Sơn thời đầu tháng 12/2012 mới thấy rõ được quyết tâm cũng như vất vả của các cán bộ chiến sỹ ở đây trong việc chống gà lậu.
Thượng tá Phạm Văn Thắm, Đồn trưởng đồn biên phòng Bắc Sơn cho biết, quản lý địa bàn rộng tới 26km đường biên với nhiều đường mòn lối mở, địa hình rừng núi nên việc nắm địa bàn cũng rất vất vả. Tuy nhiên với sự quyết tâm của cán bộ chiến sỹ đến hết tháng 11/2012, đồn đã bắt 11 vụ vận chuyển gia cầm với hơn 7.000 kg gà thịt, 12.000 con gà giống. Đồn biên phòng Bắc Sơn là đơn vị tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh trong đấu tranh ngăn chặn gà lậu.
Mặt khác, để hạn chế người dân địa phương sống dọc biên giới không tham gia, tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, đồn biên phòng Bắc Sơn còn cử cán bộ chiến sỹ “3 cùng” với bà còn đồng bào dân tộc, tuyên truyền vận động để họ không mang vác vận chuyển, gia cầm gia súc, hàng lậu qua biên giới. Đây chính là tuyến “phòng thủ thép” mà bộ đội biên phòng đồn Bắc Sơn cũng như bộ đội biên phòng Quảng Ninh lập ra để ngăn chặn nhập lậu gia cầm qua biên giới.
Chị Phùn Thị Nguyên, dân tộc Dao, thôn Lục Phủ xã Bắc Sơn thành phố Móng Cái nói: "Mình được cán bộ biên phòng bảo, không để bọn xấu lợi dụng mang vác hàng qua biên giới, khi đi làm rừng, thấy các đối tượng xấu buôn lậu là mình sẽ báo người cho bộ đội mà. Mình và bà con trong bản trong bản không buôn lậu đâu, làm cái đó là sai mà."
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, đến hết tháng 11 năm 2012, các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh đã bắt 130 vụ với 143.338kg gà, 327.450 con gà giống, 104.600 quả trứng gia cầm.
Phạt nhẹ như “lông gà”
Quảng Ninh có hơn 118 km đường biên, đi qua nhiều huyện, thành phố, trong khi đó gia súc, gia cầm lại trực chờ ở, ngấp nghé ở bờ biên, chỉ cần lực lượng chức năng nơi lỏng là tràn vào nội địa Việt Nam một cách nhanh chóng. Thực tế ở Quảng Ninh cho thấy, mỗi khi tỉnh có kế hoạch, chiến dịch đánh mạnh vào các đối tượng nhập lậu gia cầm thì tình hình trùng xuống, sau đó lại bùng phát.
Lý giải điều này, ông Đỗ Văn Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho rằng, chế tài xử lý các đối tượng, nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm còn quá nhẹ, xử phạt hành chính đến vài triệu đồng. Với số gà tính thành tiền đến 100 triệu, cơ quan chức năng mới khởi tố được đối tượng. Trong khi đó, “chủ gà,” thường không xuất hiện, các đối tượng, phương tiện bị bắt giữ đều khai nhận là đi làm thuê.
Ông Lực đề xuất, cần bổ sung chế tài giữ phương tiện vận chuyển gia cầm lâu hơn nữa, tăng nặng hình phạt hành chính, nếu không có chế tài đủ mạnh về lâu dài sẽ khó kiểm soát được tình hình nhập lậu gia cầm, vì buôn bán loại này, siêu lợi nhuận, lại ít bị truy tố trách nhiệm hình sự nên không hiếm trường hợp bị bắt, xử phạt nhiều lần.
Ở khía cạnh khác, ông Đỗ Đức Hưu, Đội trưởng đội kiểm soát hải quan số 2, cục hải quan Quảng Ninh cho biết, bắt giữ đối tượng buôn lậu, gia cầm khó khăn vất vả, nguy cơ lây bệnh từ gia cầm cao đối với người trực tiếp tham gia, vì trong quá trình, kiểm đếm gia cầm nhiều con đã bị chết, bốc mùi hôi thối.Trong khi đó phải xin ý kiến nhiều cấp, nhiều ngành để thuê máy xúc, gạt, chi phí xăng dầu, nhân công tiêu huỷ gà. Mặc dù vậy, chế độ khen thưởng cho những người trực tiếp tham gia ngăn chặn gia cầm nhập lậu lại chưa khuyến khích.
Vượt qua những trở ngại về địa hình, chế độ đãi ngộ, các lực lượng trực tiếp tham gia “mặt trận” chống nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm Quảng Ninh đã góp phần đáng kể bảo vệ người tiêu dùng./.
Mạnh Khánh (TTXVN)