Theo báo Le Temps (Thụy Sĩ) châu Phi là nơi có nhiều vị tổng thống cao tuổi nhất thế giới, trong đó nổi bật là Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe.
Ông nắm quyền từ năm 1980, là vị nguyên thủ quốc gia nhiều tuổi và nắm quyền lâu nhất tại lục địa đen, nhưng vẫn không mệt mỏi vận động tranh cử để điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa.
Ngoài Tổng thống Zimbabwe còn có Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema, 71 tuổi và nắm quyền từ năm 1979; Tổng thống Cameroon Paul Biya, 80 tuổi, lãnh đạo đất nước từ năm 1982; Tổng thống Ethiopia Girma Wolde-Giorgis, sinh năm 1924 đã trở thành tổng thống từ năm 2001.
Tại khu vực Trung Đông, Tổng thống Israel Simon Peres, người sẽ bước sang tuổi 90 vào 2/8 tới, trúng cử thổng thống từ năm 2007, một chức vụ mang tính nghi thức, danh dự.
Tại Italy, Tổng thống Giorgio Napolitano mặc dù 88 tuổi nhưng vẫn chấp nhận đề nghị của đảng Dân chủ và một số đảng phái khác tiếp tục ngồi ghế Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm giữ ổn định tình hình và đưa đất nước thoát ra khỏi bế tắc bằng tinh thần trách nhiệm.
Chủ tịch Cuba Raul Castro là nhà lãnh đạo cao tuổi nhất Mỹ Latinh, tháng 1/2013, ở tuổi 82, ông đã tái cử nhiệm kỳ thứ hai.
Kế thừa quyền lực từ anh trai Fidel Castro, từ năm 2006, Raul Castro đã chính thức nằm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 2008 và lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba năm 2011.
Trong số các nước quân chủ hiện nay, nhiều tuổi nhất có lẽ là Vua Abdallah ben Abdelaziz al-Saoud của Arập Xêút. Ông sinh năm 1923 và đã nắm quyền lãnh đạo Arập Xêút từ năm 2005 sau khi vua Fahd ben Abdelaziz al-Saoud băng hà.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II hiện cũng đã 87 tuổi. Bà đã trị vì đất nước 61 năm. Sau khi cha bà, Vua George VI mất năm 1952, Elizabeth đã trở thành nữ hoàng từ năm 1953, khi mới 27 tuổi. Hiện bà là một trong hai người đứng đầu hoàng gia Anh có thời gian trị vì hơn 60 năm.
Tại châu Á, Đức vua Thái Lan Bhumibol, 85 tuổi, đã trị vì đất nước từ năm 1946, sau cái chết của người anh trai. Tính đến nay, ông đã ngồi trên ngai vàng 67 năm và hiện là người trị vì đất nước lâu nhất thế giới.
Trái ngược hoàn toàn với các nhà lãnh đạo trên, tháng 2/2013, Đức giáo hoàng Benedic XVI đã xin từ nhiệm ở tuổi 85, vì lý do tuổi cao, không đủ sức phục vụ giáo hội. Đây được coi là là sự kiện hy hữu từ hơn bảy thế kỷ qua./.
Ông nắm quyền từ năm 1980, là vị nguyên thủ quốc gia nhiều tuổi và nắm quyền lâu nhất tại lục địa đen, nhưng vẫn không mệt mỏi vận động tranh cử để điều hành đất nước thêm một nhiệm kỳ nữa.
Ngoài Tổng thống Zimbabwe còn có Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema, 71 tuổi và nắm quyền từ năm 1979; Tổng thống Cameroon Paul Biya, 80 tuổi, lãnh đạo đất nước từ năm 1982; Tổng thống Ethiopia Girma Wolde-Giorgis, sinh năm 1924 đã trở thành tổng thống từ năm 2001.
Tại khu vực Trung Đông, Tổng thống Israel Simon Peres, người sẽ bước sang tuổi 90 vào 2/8 tới, trúng cử thổng thống từ năm 2007, một chức vụ mang tính nghi thức, danh dự.
Tại Italy, Tổng thống Giorgio Napolitano mặc dù 88 tuổi nhưng vẫn chấp nhận đề nghị của đảng Dân chủ và một số đảng phái khác tiếp tục ngồi ghế Tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa nhằm giữ ổn định tình hình và đưa đất nước thoát ra khỏi bế tắc bằng tinh thần trách nhiệm.
Chủ tịch Cuba Raul Castro là nhà lãnh đạo cao tuổi nhất Mỹ Latinh, tháng 1/2013, ở tuổi 82, ông đã tái cử nhiệm kỳ thứ hai.
Kế thừa quyền lực từ anh trai Fidel Castro, từ năm 2006, Raul Castro đã chính thức nằm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 2008 và lãnh đạo Đảng Cộng sản Cuba năm 2011.
Trong số các nước quân chủ hiện nay, nhiều tuổi nhất có lẽ là Vua Abdallah ben Abdelaziz al-Saoud của Arập Xêút. Ông sinh năm 1923 và đã nắm quyền lãnh đạo Arập Xêút từ năm 2005 sau khi vua Fahd ben Abdelaziz al-Saoud băng hà.
Nữ hoàng Anh Elizabeth II hiện cũng đã 87 tuổi. Bà đã trị vì đất nước 61 năm. Sau khi cha bà, Vua George VI mất năm 1952, Elizabeth đã trở thành nữ hoàng từ năm 1953, khi mới 27 tuổi. Hiện bà là một trong hai người đứng đầu hoàng gia Anh có thời gian trị vì hơn 60 năm.
Tại châu Á, Đức vua Thái Lan Bhumibol, 85 tuổi, đã trị vì đất nước từ năm 1946, sau cái chết của người anh trai. Tính đến nay, ông đã ngồi trên ngai vàng 67 năm và hiện là người trị vì đất nước lâu nhất thế giới.
Trái ngược hoàn toàn với các nhà lãnh đạo trên, tháng 2/2013, Đức giáo hoàng Benedic XVI đã xin từ nhiệm ở tuổi 85, vì lý do tuổi cao, không đủ sức phục vụ giáo hội. Đây được coi là là sự kiện hy hữu từ hơn bảy thế kỷ qua./.
Hoàng Long/Geneva (Vietnam+)