Với lượng khách thập phương đổ về đi lễ bái đầu năm đông hơn ngày thường gấp bội, các dịch vụ ngày Xuân tại các đình chùa đang vào mùa “hốt bạc.”
Dịch vụ trông xe máy, xe ôtô tại các đình chùa ở Hà Nội ăn nên làm ra với giá trông giữ xe ngày Tết tăng gấp 3-4 lần so với các ngày tuần rằm khác trong năm.
Tại đình Kim Liên - một trong bốn tứ trấn Thăng Long, giá trông xe ôtô lên tới 30 nghìn/ đồngchiếc, đắt gấp ba lần so với ngày thường.
Tại đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, giá trông xe máy cũng vọt lên 30 nghìn đồng/chiếc, cao gấp bốn lần so với bình thường.
Tình trạng “chặt chém” cũng khá phổ biến ở nhiều chùa, đình đền nổi tiếng khác hay được khách thập phương lui tới lễ đầu năm như Chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, Văn Miếu, các đền nằm trong Tứ trấn Thăng Long như Bạch Mã, Voi Phục, Quán Thánh.
Biết là bị “chặt chém” nhưng khách thập phương vẫn phải “vui vẻ” chấp nhận bởi không có sự lựa chọn nào khác.
Vợ chồng anh Thành ở Hà Đông, đi lễ tại Đền Ngọc Sơn và Đền Bà Kiệu đã chọn giải pháp chồng đứng ngoài trông xe máy, còn vợ vào lễ trước. Tuy nhiên, kế sách này không ăn thua và vợ chồng anh Thành cuối cùng vẫn phải gửi xe với giá “Tết” do đoạn đường Đinh Tiên Hoàng chạy qua Đền Ngọc Sơn và Bà Kiệu không được dừng đỗ xe máy, ôtô.
Anh Quang ở Thành Công - một khách đến lễ tại đình Kim Liên lại cho rằng, ngày Tết mọi người được đi chơi, đi lễ thoải mái trong khi những người trông giữ xe phải ngồi lỳ một chỗ làm nhiệm vụ. Vì vậy, giá trông giữ xe cao hơn ngày thường cũng là “công bằng.”
Cùng với dịch vụ trông giữ xe, các loại dịch vụ khác phục vụ nhu cầu ngày Tết cũng rất đắt hàng. Dịch vụ viết sớ cầu an cầu tài đầu năm tại các đình chùa khá phát đạt với giá trung bình từ 10-30 nghìn đồng/tờ sớ tùy đình chùa.
Dịch vụ viết chữ Hán trên giấy điều của các “ông đồ” ngày Xuân trước của Văn Miếu Quốc Giám cũng “nhất bản vạn lợi” bởi lượng người đến xin chữ lúc nào cũng đông nghịt.
Những chữ được khách thập phương hay xin gồm: Phúc, Tâm, Nhẫn, Minh, Tài… và mỗi chữ này được viết trên giấy điều khổ khoảng 40 x 30 cm thường có mức giá trung bình 100 nghìn đồng/tờ (có thanh nẹp 2 đầu để treo). Mức giá này còn sẽ cao hơn rất nhiều nếu như tờ chữ được viết bởi các ông Đồ nổi tiếng.
Các dịch vụ bán và sắp đồ lễ bên cạnh đình chùa cũng ăn theo khá phát đạt với mức giá đều cao cao hơn so với ngày tuần rằm thông thường. Giá một quả cau lá trầu lên tới 10 nghìn đồng/quả; giá một bông hồng lộc từ 10-15 nghìn đồng/bông.
Những người làm dịch vụ tại các đình chùa cho biết, các dịch vụ đặc biệt ngày Xuân này sẽ còn tiếp tục “phát đạt” và giữ giá cho đến tận rằm tháng Giêng./.
Dịch vụ trông xe máy, xe ôtô tại các đình chùa ở Hà Nội ăn nên làm ra với giá trông giữ xe ngày Tết tăng gấp 3-4 lần so với các ngày tuần rằm khác trong năm.
Tại đình Kim Liên - một trong bốn tứ trấn Thăng Long, giá trông xe ôtô lên tới 30 nghìn/ đồngchiếc, đắt gấp ba lần so với ngày thường.
Tại đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, giá trông xe máy cũng vọt lên 30 nghìn đồng/chiếc, cao gấp bốn lần so với bình thường.
Tình trạng “chặt chém” cũng khá phổ biến ở nhiều chùa, đình đền nổi tiếng khác hay được khách thập phương lui tới lễ đầu năm như Chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, Văn Miếu, các đền nằm trong Tứ trấn Thăng Long như Bạch Mã, Voi Phục, Quán Thánh.
Biết là bị “chặt chém” nhưng khách thập phương vẫn phải “vui vẻ” chấp nhận bởi không có sự lựa chọn nào khác.
Vợ chồng anh Thành ở Hà Đông, đi lễ tại Đền Ngọc Sơn và Đền Bà Kiệu đã chọn giải pháp chồng đứng ngoài trông xe máy, còn vợ vào lễ trước. Tuy nhiên, kế sách này không ăn thua và vợ chồng anh Thành cuối cùng vẫn phải gửi xe với giá “Tết” do đoạn đường Đinh Tiên Hoàng chạy qua Đền Ngọc Sơn và Bà Kiệu không được dừng đỗ xe máy, ôtô.
Anh Quang ở Thành Công - một khách đến lễ tại đình Kim Liên lại cho rằng, ngày Tết mọi người được đi chơi, đi lễ thoải mái trong khi những người trông giữ xe phải ngồi lỳ một chỗ làm nhiệm vụ. Vì vậy, giá trông giữ xe cao hơn ngày thường cũng là “công bằng.”
Cùng với dịch vụ trông giữ xe, các loại dịch vụ khác phục vụ nhu cầu ngày Tết cũng rất đắt hàng. Dịch vụ viết sớ cầu an cầu tài đầu năm tại các đình chùa khá phát đạt với giá trung bình từ 10-30 nghìn đồng/tờ sớ tùy đình chùa.
Dịch vụ viết chữ Hán trên giấy điều của các “ông đồ” ngày Xuân trước của Văn Miếu Quốc Giám cũng “nhất bản vạn lợi” bởi lượng người đến xin chữ lúc nào cũng đông nghịt.
Những chữ được khách thập phương hay xin gồm: Phúc, Tâm, Nhẫn, Minh, Tài… và mỗi chữ này được viết trên giấy điều khổ khoảng 40 x 30 cm thường có mức giá trung bình 100 nghìn đồng/tờ (có thanh nẹp 2 đầu để treo). Mức giá này còn sẽ cao hơn rất nhiều nếu như tờ chữ được viết bởi các ông Đồ nổi tiếng.
Các dịch vụ bán và sắp đồ lễ bên cạnh đình chùa cũng ăn theo khá phát đạt với mức giá đều cao cao hơn so với ngày tuần rằm thông thường. Giá một quả cau lá trầu lên tới 10 nghìn đồng/quả; giá một bông hồng lộc từ 10-15 nghìn đồng/bông.
Những người làm dịch vụ tại các đình chùa cho biết, các dịch vụ đặc biệt ngày Xuân này sẽ còn tiếp tục “phát đạt” và giữ giá cho đến tận rằm tháng Giêng./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)