Ngày 17/2, Nhật báo phố Wall đã tiết lộ, các nhà quản lý chống độc quyền của Mỹ đang xem xét dịch vụ thuê bao mới mà tập đoàn Apple vừa ra mắt.
Dịch vụ này cho phép những tập đoàn truyền thông được bán nội dung số trên các thiết bị của Apple.
Nguồn tin trên cho biết thêm, sự xem xét "vi phạm độc quyền" mới chỉ đang trong giai đoạn sơ bộ và có thể sẽ không dẫn tới một cuộc điều tra hay cáo buộc chính thức nào.
Hồi đầu tuần này, Apple đã ra mặt dịch vụ thuê bao dành cho các tạp chí, tòa soạn, nhà phát hành video và âm nhạc.
Dịch vụ này cho phép Apple được giữ 30% số tiền mà khách hàng thanh toán cho bất kỳ nhà xuất bản nào hiện diện trên App Store, gồm cả những thương hiệu có mối quan hệ truyền thống như New York Times, Netflix Inc hay trang nhạc phổ biến Rhapsody.
Theo nhật báo phố Wall, với việc "o ép" các hãng truyền thông phải tuân thủ "luật chơi" do mình đề ra thông qua dịch vụ trên, thì giới chức Mỹ đang quan tâm xem liệu họ có cần phải can thiệp để "đòi lại sự công bằng" hay không.
Thời gian qua, "Quả táo" đã "thẳng tay" cấm bất kỳ hãng nào có ý định kinh doanh trực tiếp nội dung số mà không chịu qua "cửa quản lý" của Apple. Có thể kể đến như vụ cấm ứng dụng Sony Reader trên iPhone sau khi Sony định bán ebook trên cửa hàng trực tuyến của họ, hay các vụ "chèn ép" một số tờ báo ở Châu Âu không được cung cấp phiên bản điện tử miễn phí tới các khách hàng...
Điều này khiến nhiều nơi phải phàn nàn về cách hành xử "o ép" từ tập đoàn của Mỹ.
Hiện người đại diện của Apple và các bên liên quan đều từ chối đưa ra các bình luận về thông tin pháp lý "vào cuộc" ở trên./.
Dịch vụ này cho phép những tập đoàn truyền thông được bán nội dung số trên các thiết bị của Apple.
Nguồn tin trên cho biết thêm, sự xem xét "vi phạm độc quyền" mới chỉ đang trong giai đoạn sơ bộ và có thể sẽ không dẫn tới một cuộc điều tra hay cáo buộc chính thức nào.
Hồi đầu tuần này, Apple đã ra mặt dịch vụ thuê bao dành cho các tạp chí, tòa soạn, nhà phát hành video và âm nhạc.
Dịch vụ này cho phép Apple được giữ 30% số tiền mà khách hàng thanh toán cho bất kỳ nhà xuất bản nào hiện diện trên App Store, gồm cả những thương hiệu có mối quan hệ truyền thống như New York Times, Netflix Inc hay trang nhạc phổ biến Rhapsody.
Theo nhật báo phố Wall, với việc "o ép" các hãng truyền thông phải tuân thủ "luật chơi" do mình đề ra thông qua dịch vụ trên, thì giới chức Mỹ đang quan tâm xem liệu họ có cần phải can thiệp để "đòi lại sự công bằng" hay không.
Thời gian qua, "Quả táo" đã "thẳng tay" cấm bất kỳ hãng nào có ý định kinh doanh trực tiếp nội dung số mà không chịu qua "cửa quản lý" của Apple. Có thể kể đến như vụ cấm ứng dụng Sony Reader trên iPhone sau khi Sony định bán ebook trên cửa hàng trực tuyến của họ, hay các vụ "chèn ép" một số tờ báo ở Châu Âu không được cung cấp phiên bản điện tử miễn phí tới các khách hàng...
Điều này khiến nhiều nơi phải phàn nàn về cách hành xử "o ép" từ tập đoàn của Mỹ.
Hiện người đại diện của Apple và các bên liên quan đều từ chối đưa ra các bình luận về thông tin pháp lý "vào cuộc" ở trên./.
Văn Hưng (Vietnam+)