Theo số liệu do Viện Quản lý nguồn cung (ISM) Mỹ công bố ngày 5/8, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng Bảy đã tăng trưởng với nhịp độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2013, phần lớn nhờ vào doanh số bán hàng và số hợp đồng mới tăng mạnh.
Theo báo cáo của ISM, chỉ số của các ngành dịch vụ - lĩnh vực chiếm tới 90% lực lượng lao động và trải rộng trong nhiều ngành nghề như bán lẻ, xây dựng, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính - đã tăng lên mức 56,0 trong tháng Bảy, cao hơn so với mức 52,2 của tháng Sáu, và cao hơn mức dự đoán 53,2 của giới phân tích.
Báo cáo cho biết, hoạt động kinh doanh đặc biệt tăng mạnh, với 12 trong số 16 ngành đều có mức tăng trưởng, trong đó chỉ số chung đo hoạt động kinh doanh tăng 8,7 điểm phần trăm so với tháng Sáu, lên 60,4 - mức cao nhất kể từ tháng 12/2012, một phần nhờ hoạt động xây dựng tăng nhanh.
Chỉ số đơn đặt hàng mới cũng tăng từ mức 50,8 của tháng Sáu lên 57,7 - mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Chỉ số giá cả cũng tăng thêm 7,6 điểm lên mức 60,1.
Tuy nhiên, chỉ số về việc làm của ngành dịch vụ lại sụt giảm trong tháng Bảy. Điều này tương đồng với báo cáo về thị trường việc làm tháng Bảy của Bộ Lao Động Mỹ (được công bố vào cuối tuần trước), theo đó cho biết trong tháng này, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo được 162.000 việc làm, giảm so với con số 188.000 của tháng Sáu.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự gia tăng của ngành dịch vụ, cùng với đà tăng trưởng vững chắc của ngành chế tạo, cho thấy nền kinh tế Mỹ đã thực sự khởi sắc sau nửa đầu năm trì trệ và có thể đạt mức tăng trưởng 3% trong quý III, gần gấp đôi mức tăng trưởng của quý II trước đó.
Số liệu chính thức cho biết, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng khá èo uột trong quý I, chỉ đạt mức tăng 1,1% nhưng đã tăng lên 1,7% trong quý II.
Tuy nhiên, sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng, trong hoạt động dịch vụ, công nghiệp, cùng doanh số bán nhà, giá cả và niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang tiếp tục gia tăng, là những cơ sở để giới phân tích dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ tăng lên 3% trong quý III năm nay./.
Theo báo cáo của ISM, chỉ số của các ngành dịch vụ - lĩnh vực chiếm tới 90% lực lượng lao động và trải rộng trong nhiều ngành nghề như bán lẻ, xây dựng, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính - đã tăng lên mức 56,0 trong tháng Bảy, cao hơn so với mức 52,2 của tháng Sáu, và cao hơn mức dự đoán 53,2 của giới phân tích.
Báo cáo cho biết, hoạt động kinh doanh đặc biệt tăng mạnh, với 12 trong số 16 ngành đều có mức tăng trưởng, trong đó chỉ số chung đo hoạt động kinh doanh tăng 8,7 điểm phần trăm so với tháng Sáu, lên 60,4 - mức cao nhất kể từ tháng 12/2012, một phần nhờ hoạt động xây dựng tăng nhanh.
Chỉ số đơn đặt hàng mới cũng tăng từ mức 50,8 của tháng Sáu lên 57,7 - mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Chỉ số giá cả cũng tăng thêm 7,6 điểm lên mức 60,1.
Tuy nhiên, chỉ số về việc làm của ngành dịch vụ lại sụt giảm trong tháng Bảy. Điều này tương đồng với báo cáo về thị trường việc làm tháng Bảy của Bộ Lao Động Mỹ (được công bố vào cuối tuần trước), theo đó cho biết trong tháng này, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo được 162.000 việc làm, giảm so với con số 188.000 của tháng Sáu.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự gia tăng của ngành dịch vụ, cùng với đà tăng trưởng vững chắc của ngành chế tạo, cho thấy nền kinh tế Mỹ đã thực sự khởi sắc sau nửa đầu năm trì trệ và có thể đạt mức tăng trưởng 3% trong quý III, gần gấp đôi mức tăng trưởng của quý II trước đó.
Số liệu chính thức cho biết, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng khá èo uột trong quý I, chỉ đạt mức tăng 1,1% nhưng đã tăng lên 1,7% trong quý II.
Tuy nhiên, sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng, trong hoạt động dịch vụ, công nghiệp, cùng doanh số bán nhà, giá cả và niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang tiếp tục gia tăng, là những cơ sở để giới phân tích dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ tăng lên 3% trong quý III năm nay./.
Thùy Chi (TTXVN)