Như Vietnam+ đưa tin, dòng người từ muôn ngả đổ về trung tâm Hà Nội trong “Đêm Hồ Gươm lung linh” khiến đường phố trở nên tắc nghẽn, nóng nực.
Hòa trong dòng người, một số “tiểu thương” cũng di động để bán nước, quạt và cờ hiệu. Dù toát mồ hôi, nhưng họ vẫn nở nụ cười tươi bởi chẳng mấy khi thu nhập cao đến thế.
Quán nước di động
Mặc dù trước đó, khoảng 18 giờ 25 phút, tại khu vực Hồ Gươm có mưa rào, song khí trời mát mẻ nhanh chóng bị “thổi” vào không khí nóng khi dòng người mỗi lúc một đông. Đặc biệt, tại các điểm văn nghệ, trình diễn áo dài hay bắn pháo hoa, người ta chen chúc khiến không khí càng trở nên náo nhiệt.
Chen chân giữa dòng người xung quanh Hồ Gươm, anh Nguyễn Văn Thành đưa tay quệt mồ hôi ngang mặt, mắt hướng về các khu vực biểu diễn chờ đợi màn bắn pháo hoa và chiếu đèn laser, than rằng quá nóng.
Đảo mắt quanh, thấy hai cô gái trẻ đứng trước thùng nước lavie (loại 500ml), anh Thành tới hỏi mua. Song, anh giật mình khi thấy cô chủ “hét” giá 15.000 đồng/chai nước lạnh [ướp đá-pv] và 10.000 đồng/chai không lạnh.
“Bình thường, loại nước này tôi mua ở ngoài chỉ 5.000 đồng/chai. Nhưng bây giờ có thách đố cũng chẳng chen ra ngoài mua rồi lại vào được. Thôi thì cũng đành vậy!” anh Thành vừa nói, vừa móc tiền ở ví ra trả.
Theo quan sát của nhóm phóng viên Vietnam+, dọc các con đường chạy qua các điểm "chặt chém" như Tràng Thi, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng... rất nhiều người bán hàng nước, bán quạt, cờ hoa “di động” đã tranh thủ mọc lên.
Chỉ cần một cái thùng xốp nhỏ, mấy túi nilon, thế là cũng đủ hình thành một dịch vụ bán rong.
Ở một “quán nước di động” khác, chị Hoa (nhà ở Linh Đàm) cũng “cười gượng” khi thấy phóng viên hỏi về chai nước trên tay. Chai nước C2 bình thường có giá khoảng 6.000 đồng nhưng hôm nay chị đã phải mua với giá gần 20.000 đồng.
“Họ 'chém' đẹp quá, nhưng vì phải đứng đợi chen lấn thế này, tôi cũng phải cắn răng mua nước mà uống chứ khát không thể chịu được,” chị Hoa nói.
Rõ ràng, việc bán hàng này tuy mang lại những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tức thời của khách hàng cần, song rõ ràng người bán cũng tranh thủ “chặt chém” du khách.
"Chạy sô" cùng Đại lễ
Bên cạnh những hàng nước di động, hàng loạt dịch vụ khác như bán cờ, bán quạt giấy cũng tranh thủ “hốt bạc.”
Phe phẩy chiếc quạt giấy mỏng tang, chị Trần Thị Hạnh (Long Biên) bảo, do nóng quá nên phải tìm cái gì đó để phe phẩy cho đứa con nhỏ đang toát mồ hôi. Và chị cũng phải bỏ ra 7.000 đồng để mua một chiếc quạt giấy mỏng tang.
Tại một cửa hàng bán cờ, băng rôn quấn quanh đầu, anh chàng bán hàng khéo chèo kéo khách mua hàng. Theo anh, “đi chơi hội 1.000 năm mà không có cờ trong ngày này thì quả là… không có không khí.”
Khi được hỏi giá tiền một chiếc cờ, anh nói ngay 20.000 đồng, băng rôn có giá 15.000 đồng. Song nếu khách hàng mặc cả, con số này sẽ giảm đi 5.000 đồng.
Từ chối trả lời về việc từ tối đến giờ bán được bao nhiêu chiếc, anh chỉ cho hay, người mua chủ yếu là thanh niên và người lớn mua cho trẻ em cầm mà thôi.
“Chúng tôi bán cờ là để làm đẹp cho Đại lễ và bán cũng không quá đắt đỏ. ‘Cắt cổ' nhất phải là mấy ông trông xe máy, có người phải mất 50.000 đồng-70.000 đồng mới được gửi xe,” anh nói.
Đi được nhiều địa điểm tổ chức các sự kiện 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là bán được nhiều hàng nên dù có đông nghẽn người chị Phương (một người bán nước) cho biết sẽ cố gắng “chạy” thật nhiều địa điểm.
Thế là, lịch các sự kiện của Đại lễ đã được chi Phương hỏi xin từ mấy hôm trước và “tùy nghi di tản” để bán hàng. “Phải tranh thủ kiếm trong đợt này, chứ mấy nữa Đại lễ hết rồi thì mấy thứ đồ này bán cho ai,” chị cho biết./.
Hòa trong dòng người, một số “tiểu thương” cũng di động để bán nước, quạt và cờ hiệu. Dù toát mồ hôi, nhưng họ vẫn nở nụ cười tươi bởi chẳng mấy khi thu nhập cao đến thế.
Quán nước di động
Mặc dù trước đó, khoảng 18 giờ 25 phút, tại khu vực Hồ Gươm có mưa rào, song khí trời mát mẻ nhanh chóng bị “thổi” vào không khí nóng khi dòng người mỗi lúc một đông. Đặc biệt, tại các điểm văn nghệ, trình diễn áo dài hay bắn pháo hoa, người ta chen chúc khiến không khí càng trở nên náo nhiệt.
Chen chân giữa dòng người xung quanh Hồ Gươm, anh Nguyễn Văn Thành đưa tay quệt mồ hôi ngang mặt, mắt hướng về các khu vực biểu diễn chờ đợi màn bắn pháo hoa và chiếu đèn laser, than rằng quá nóng.
Đảo mắt quanh, thấy hai cô gái trẻ đứng trước thùng nước lavie (loại 500ml), anh Thành tới hỏi mua. Song, anh giật mình khi thấy cô chủ “hét” giá 15.000 đồng/chai nước lạnh [ướp đá-pv] và 10.000 đồng/chai không lạnh.
“Bình thường, loại nước này tôi mua ở ngoài chỉ 5.000 đồng/chai. Nhưng bây giờ có thách đố cũng chẳng chen ra ngoài mua rồi lại vào được. Thôi thì cũng đành vậy!” anh Thành vừa nói, vừa móc tiền ở ví ra trả.
Theo quan sát của nhóm phóng viên Vietnam+, dọc các con đường chạy qua các điểm "chặt chém" như Tràng Thi, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng... rất nhiều người bán hàng nước, bán quạt, cờ hoa “di động” đã tranh thủ mọc lên.
Chỉ cần một cái thùng xốp nhỏ, mấy túi nilon, thế là cũng đủ hình thành một dịch vụ bán rong.
Ở một “quán nước di động” khác, chị Hoa (nhà ở Linh Đàm) cũng “cười gượng” khi thấy phóng viên hỏi về chai nước trên tay. Chai nước C2 bình thường có giá khoảng 6.000 đồng nhưng hôm nay chị đã phải mua với giá gần 20.000 đồng.
“Họ 'chém' đẹp quá, nhưng vì phải đứng đợi chen lấn thế này, tôi cũng phải cắn răng mua nước mà uống chứ khát không thể chịu được,” chị Hoa nói.
Rõ ràng, việc bán hàng này tuy mang lại những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tức thời của khách hàng cần, song rõ ràng người bán cũng tranh thủ “chặt chém” du khách.
"Chạy sô" cùng Đại lễ
Bên cạnh những hàng nước di động, hàng loạt dịch vụ khác như bán cờ, bán quạt giấy cũng tranh thủ “hốt bạc.”
Phe phẩy chiếc quạt giấy mỏng tang, chị Trần Thị Hạnh (Long Biên) bảo, do nóng quá nên phải tìm cái gì đó để phe phẩy cho đứa con nhỏ đang toát mồ hôi. Và chị cũng phải bỏ ra 7.000 đồng để mua một chiếc quạt giấy mỏng tang.
Tại một cửa hàng bán cờ, băng rôn quấn quanh đầu, anh chàng bán hàng khéo chèo kéo khách mua hàng. Theo anh, “đi chơi hội 1.000 năm mà không có cờ trong ngày này thì quả là… không có không khí.”
Khi được hỏi giá tiền một chiếc cờ, anh nói ngay 20.000 đồng, băng rôn có giá 15.000 đồng. Song nếu khách hàng mặc cả, con số này sẽ giảm đi 5.000 đồng.
Từ chối trả lời về việc từ tối đến giờ bán được bao nhiêu chiếc, anh chỉ cho hay, người mua chủ yếu là thanh niên và người lớn mua cho trẻ em cầm mà thôi.
“Chúng tôi bán cờ là để làm đẹp cho Đại lễ và bán cũng không quá đắt đỏ. ‘Cắt cổ' nhất phải là mấy ông trông xe máy, có người phải mất 50.000 đồng-70.000 đồng mới được gửi xe,” anh nói.
Đi được nhiều địa điểm tổ chức các sự kiện 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội là bán được nhiều hàng nên dù có đông nghẽn người chị Phương (một người bán nước) cho biết sẽ cố gắng “chạy” thật nhiều địa điểm.
Thế là, lịch các sự kiện của Đại lễ đã được chi Phương hỏi xin từ mấy hôm trước và “tùy nghi di tản” để bán hàng. “Phải tranh thủ kiếm trong đợt này, chứ mấy nữa Đại lễ hết rồi thì mấy thứ đồ này bán cho ai,” chị cho biết./.
Kỳ Dương-Mạnh Hùng (Vietnam+)