Tranh thủ sau buổi đến làm các thủ tục nhận phòng thi, hàng nghìn sỹ tử nô nức đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được xem là chốn linh thiêng nhất về khoa cử tại Hà Nội để cầu khấn được may mắn và gửi gắm ước mơ, mong muốn đạt kết quả tốt trong kỳ thi đại học, cao đẳng sắp tới.
Không bỏ lỡ dịp này, những dịch vụ ăn theo xung quanh khu vực này cũng tranh thủ mọc lên như nấm sau mưa và thả sức “chặt chém” các sỹ tử.
Trông xe, viết sớ "hốt bạc"
Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, giờ cao điểm nhất là 10 giờ sáng ngày 3/7, khu vực Văn Miếu đông nghẹt người, các đường phố xung quanh dẫn vào khu di tích tắc nghẽn bởi dòng người xen lẫn xe cộ nối đuôi nhau nhích từng centimet.
Khắp các vỉa hè xung quanh Văn Miếu “mọc” lên nhiều điểm trông xe, với giá cao gấp 1,5-2 lần so với những ngày thường. Giá vé gửi cao, tới 10.000 đồng/xe, nhưng các bãi xe tự phát cũng quá tải, không còn đủ chỗ cho người gửi.
Trong khi đó, tại khu vực trông xe trong Văn Miếu, giá chỉ có 5.000 đồng/vé, nhưng để chen chân được đến đó, quả là một việc gian nan với lượng người “khủng” như thế này.
Mướt mồ hôi vì chen lấn mãi mới thoát khỏi được dòng người, anh Phạm Văn Mạnh (Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh), phụ huynh đưa con đi thi cho biết: “Bố con tôi mắc cứng giữa dòng người, những lúc như thế này chỉ muốn vứt xe cuốc bộ cho nhanh. Biết gửi xe ở ngoài giá cao hơn, nhưng không thể ‘lê’ mãi trên đường như thế này được.”
Không chỉ có dịch vụ trông xe, mà những dịch vụ như hàng bán hương, vàng mã, viết sớ, những quán nước “di động” cũng bủa vây gọi mời với giá đặc biệt cao hơn hẳn ngày thường xung quanh khu vực Văn Miếu.
Thẻ hương ngày thường chỉ 3.000-5.000 đồng/thẻ, giờ cũng được “thổi giá” từ 7.000-10.000 đồng/thẻ; chai nước suối cũng từ 5.000 đồng lên tận 8.000-10.000 đồng/chai; vàng mã có giá từ 15.000-25.000 đồng/tập…
Phía trong Văn Miếu cũng trưng đủ các “chiêu” dẫn dụ khách được trưng lên như “viết sớ trạng cầu thi đỗ đạt,” “thước kẻ may mắn,” “viết sớ-chữ nho cầu thi đỗ đại học,” “chữ may mắn”… Và đương nhiên mức giá đưa ra cũng cao ngất ngưởng, tới 100.000 đồng dù ngày thường chỉ 60.000 đồng/chữ.
Khó chen chân nhưng dễ... mất tiền
Thời tiết mát mẻ dường như cũng là yếu tố đang “ủng hộ” các sỹ tử đổ về Văn Miếu mỗi lúc một nhiều hơn. Lượng người ùn ùn đông như trẩy hội, khiến sức nén như dồn chặt dòng người bó nghẹt trong khuôn viên nhỏ hẹp.
Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và lo lắng cho việc “học tài thi phận” nhiều phụ huynh và thí sinh cũng sốt ruột, đứng ngồi không yên vì chưa vào được Văn Miếu. Cảnh chen lấn xếp hàng chờ mua vé, thoáng trông trên gương mặt ai ai cũng sốt sắng lộ rõ “khát khao” được vào phía trong càng nhanh càng tốt.
Tiến sâu vào trong Văn Miếu mới cảm nhận hết được sức nén khủng khiếp như thế nào, cảnh xô lấn chen chúc nhau không chỉ tập trung cầu khấn tại các ban thờ, mà ở những điểm bán hàng “thiêng” hay khu vực xin chữ cũng tấp nập người. Bên trong khuôn viên, gia đình thí sinh ngồi nghỉ la liệt. Hàng quán giải khát được dịp phục vụ không nghỉ.
“Từ trước tới nay với quan niệm được sờ đầu rùa tại Văn Miếu là thiêng lắm, đặc biệt khi thi cử sẽ gặp được nhiều may mắn và có cơ hội đỗ đạt. Vì thế nên trước khi đi thi, mẹ nó cứ dặn đi dặn lại phải đưa con đến thắp hương và sờ đầu rùa tại Văn Miếu,” bác Nguyễn Văn Đến, phụ huynh em Nguyễn Văn Tú, đến từ Hải Dương, thí sinh trường Trung cấp cảnh sát, thành thật bày tỏ.
Bác Đến cũng cho biết, để con yên tâm thi cử, bác dắt con đi Văn Miếu để cầu đỗ đạt, dù tự nhận mình không phải người duy tâm và cũng không nghĩ rằng cứ cầu đỗ đạt là được đỗ đạt. “Điều này chỉ phần nào giúp tinh thần các cháu ổn định, tập trung cho thi cử. Ngoài mục đích đưa cháu đi cầu đỗ đạt, tôi còn muốn con mình đến đây tìm hiểu, cảm nhận về lịch sử cha ông đã từng đỗ đạt, vinh quang, từ đó cố gắng noi gương,” bác Đến nói.
Cũng lần đầu tiên đến Văn Miếu, em Dương Thị Tuyết Mai đến từ Quảng Bình, thí sinh dự thi trường đại học Kinh tế Quốc Dân chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên em đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, được nghe nhiều từ những anh chị trước nhưng em không ngờ đến sát ngày thi lại đông đến như vậy. "
Mai cũng cho biết, cô bạn đã phải đợi cả tiếng đồng hồ chen lấn mới có thể tự viết tên mình lên bảng vàng và cũng từng đấy thời gian xếp hàng đợi viết sớ cầu đỗ đạt.
Các gian hàng bán đồ lưu niệm, người đổ vào đông nghịt không kém. Những sản phẩm đắt hàng nhất là các loại vòng cổ khắc chữ “Thành, Đạt, Đỗ...” hay các loại đồ lưu niệm mô phỏng tượng rùa đá với bia chữ trên lưng... Khu thư pháp, khu viết sớ lúc cao điểm còn rơi vào tình trạng nghẹt thở vì người với người.
Chen chân thì khó nhưng tiền thì dễ mất, chẳng những do giá bị thổi lên mà còn do quá lộn xộn và đông đúc, tình trạng bị mất ví, điện thoại đã xảy ra, cho dù hệ thống phát thanh liên tục cảnh báo tình trạng kẻ gian trà trộn vào đám đông để móc túi, trộm cắp cho du khách nâng cao cảnh giác...
Không bỏ lỡ dịp này, những dịch vụ ăn theo xung quanh khu vực này cũng tranh thủ mọc lên như nấm sau mưa và thả sức “chặt chém” các sỹ tử.
Trông xe, viết sớ "hốt bạc"
Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam+, giờ cao điểm nhất là 10 giờ sáng ngày 3/7, khu vực Văn Miếu đông nghẹt người, các đường phố xung quanh dẫn vào khu di tích tắc nghẽn bởi dòng người xen lẫn xe cộ nối đuôi nhau nhích từng centimet.
Khắp các vỉa hè xung quanh Văn Miếu “mọc” lên nhiều điểm trông xe, với giá cao gấp 1,5-2 lần so với những ngày thường. Giá vé gửi cao, tới 10.000 đồng/xe, nhưng các bãi xe tự phát cũng quá tải, không còn đủ chỗ cho người gửi.
Trong khi đó, tại khu vực trông xe trong Văn Miếu, giá chỉ có 5.000 đồng/vé, nhưng để chen chân được đến đó, quả là một việc gian nan với lượng người “khủng” như thế này.
Mướt mồ hôi vì chen lấn mãi mới thoát khỏi được dòng người, anh Phạm Văn Mạnh (Liên Bão, Tiên Du, Bắc Ninh), phụ huynh đưa con đi thi cho biết: “Bố con tôi mắc cứng giữa dòng người, những lúc như thế này chỉ muốn vứt xe cuốc bộ cho nhanh. Biết gửi xe ở ngoài giá cao hơn, nhưng không thể ‘lê’ mãi trên đường như thế này được.”
Không chỉ có dịch vụ trông xe, mà những dịch vụ như hàng bán hương, vàng mã, viết sớ, những quán nước “di động” cũng bủa vây gọi mời với giá đặc biệt cao hơn hẳn ngày thường xung quanh khu vực Văn Miếu.
Thẻ hương ngày thường chỉ 3.000-5.000 đồng/thẻ, giờ cũng được “thổi giá” từ 7.000-10.000 đồng/thẻ; chai nước suối cũng từ 5.000 đồng lên tận 8.000-10.000 đồng/chai; vàng mã có giá từ 15.000-25.000 đồng/tập…
Phía trong Văn Miếu cũng trưng đủ các “chiêu” dẫn dụ khách được trưng lên như “viết sớ trạng cầu thi đỗ đạt,” “thước kẻ may mắn,” “viết sớ-chữ nho cầu thi đỗ đại học,” “chữ may mắn”… Và đương nhiên mức giá đưa ra cũng cao ngất ngưởng, tới 100.000 đồng dù ngày thường chỉ 60.000 đồng/chữ.
Khó chen chân nhưng dễ... mất tiền
Thời tiết mát mẻ dường như cũng là yếu tố đang “ủng hộ” các sỹ tử đổ về Văn Miếu mỗi lúc một nhiều hơn. Lượng người ùn ùn đông như trẩy hội, khiến sức nén như dồn chặt dòng người bó nghẹt trong khuôn viên nhỏ hẹp.
Với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” và lo lắng cho việc “học tài thi phận” nhiều phụ huynh và thí sinh cũng sốt ruột, đứng ngồi không yên vì chưa vào được Văn Miếu. Cảnh chen lấn xếp hàng chờ mua vé, thoáng trông trên gương mặt ai ai cũng sốt sắng lộ rõ “khát khao” được vào phía trong càng nhanh càng tốt.
Tiến sâu vào trong Văn Miếu mới cảm nhận hết được sức nén khủng khiếp như thế nào, cảnh xô lấn chen chúc nhau không chỉ tập trung cầu khấn tại các ban thờ, mà ở những điểm bán hàng “thiêng” hay khu vực xin chữ cũng tấp nập người. Bên trong khuôn viên, gia đình thí sinh ngồi nghỉ la liệt. Hàng quán giải khát được dịp phục vụ không nghỉ.
“Từ trước tới nay với quan niệm được sờ đầu rùa tại Văn Miếu là thiêng lắm, đặc biệt khi thi cử sẽ gặp được nhiều may mắn và có cơ hội đỗ đạt. Vì thế nên trước khi đi thi, mẹ nó cứ dặn đi dặn lại phải đưa con đến thắp hương và sờ đầu rùa tại Văn Miếu,” bác Nguyễn Văn Đến, phụ huynh em Nguyễn Văn Tú, đến từ Hải Dương, thí sinh trường Trung cấp cảnh sát, thành thật bày tỏ.
Bác Đến cũng cho biết, để con yên tâm thi cử, bác dắt con đi Văn Miếu để cầu đỗ đạt, dù tự nhận mình không phải người duy tâm và cũng không nghĩ rằng cứ cầu đỗ đạt là được đỗ đạt. “Điều này chỉ phần nào giúp tinh thần các cháu ổn định, tập trung cho thi cử. Ngoài mục đích đưa cháu đi cầu đỗ đạt, tôi còn muốn con mình đến đây tìm hiểu, cảm nhận về lịch sử cha ông đã từng đỗ đạt, vinh quang, từ đó cố gắng noi gương,” bác Đến nói.
Cũng lần đầu tiên đến Văn Miếu, em Dương Thị Tuyết Mai đến từ Quảng Bình, thí sinh dự thi trường đại học Kinh tế Quốc Dân chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên em đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, được nghe nhiều từ những anh chị trước nhưng em không ngờ đến sát ngày thi lại đông đến như vậy. "
Mai cũng cho biết, cô bạn đã phải đợi cả tiếng đồng hồ chen lấn mới có thể tự viết tên mình lên bảng vàng và cũng từng đấy thời gian xếp hàng đợi viết sớ cầu đỗ đạt.
Các gian hàng bán đồ lưu niệm, người đổ vào đông nghịt không kém. Những sản phẩm đắt hàng nhất là các loại vòng cổ khắc chữ “Thành, Đạt, Đỗ...” hay các loại đồ lưu niệm mô phỏng tượng rùa đá với bia chữ trên lưng... Khu thư pháp, khu viết sớ lúc cao điểm còn rơi vào tình trạng nghẹt thở vì người với người.
Chen chân thì khó nhưng tiền thì dễ mất, chẳng những do giá bị thổi lên mà còn do quá lộn xộn và đông đúc, tình trạng bị mất ví, điện thoại đã xảy ra, cho dù hệ thống phát thanh liên tục cảnh báo tình trạng kẻ gian trà trộn vào đám đông để móc túi, trộm cắp cho du khách nâng cao cảnh giác...
Theo Ban quản lý Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám, ước tính vào các đợt tuyển sinh đại học, lượng khách đến khu di tích luôn tăng đột biến, cao điểm có ngày lên tới khoảng 30.000-40.0000 học sinh và khách vào tham quan, trong đó đa phần là học sinh và phụ huynh từ các tỉnh về Hà Nội dự thi. Lực lượng sinh viên tình nguyện cũng được hỗ trợ tăng cường, mỗi ngày có khoảng 100 sinh viên tình nguyện đến từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được huy động, lúc cao điểm lên tới 110-120 người. Tuy nhiên, có lẽ do sự phối kết hợp với chính quyền địa phương, công an trật tự, dân phòng, tổ dân phố... chưa tốt nên tình trạng lộn xộn, thổi giá, lợi dụng trộm cắp... vẫn cứ xảy ra năm này, năm khác không những "làm khổ" sỹ tử mà còn biến Văn Miếu-Quốc Tử Giám-Trường Đại học Đầu tiên của Việt Nam, một trong 23 nơi được Chính phủ đưa vào danh sách "Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt thành chốn xô bồ, mất hết vẻ linh thiêng, trầm uy vốn có.../. |
Một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên Vietnam+ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám:
Sỹ tử và phụ huynh nô nức đổ về Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Từng dòng, từng dòng sỹ tử nối đuôi nhau tiến vào phía trong Văn Miếu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Năn nỉ lực lượng tình nguyện để xin sờ đầu rùa. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sỹ tử và phụ huynh xếp lượt châm hương vào cầu khấn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chắp tay thành tâm gửi những ước nguyện. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chen chúc viết sớ cầu thi đỗ đạt tại các gian hàng trong Văn Miếu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Xin chữ cũng chật vật không kém. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thi nhau mua đồ lưu niệm tại các "hàng thiêng." (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lực lượng sinh viên tình nguyện được huy động tối đa. (Ảnh: PV/Vietnam+)./.
Nhóm PV (Vietnam+)