Chiều 26/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã họp khẩn bàn các giải pháp ứng phó với dịch tai xanh trên lợn đang lây lan nhanh tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện dịch tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng làm trên 33.000 con lợn nhiễm bệnh, số tiêu hủy là hơn 10.000 con.
Tỉnh bị nặng nhất là Hải Dương xuất hiện dịch tai xanh tại 47 xã thuộc 5 huyện, tiếp đến là Thái Bình, Hưng Yên....
Đặc biệt tại Hà Nội, dịch tai xanh phát sinh tại 5 xã là Trung Mầu, Kim Sơn, Phú Thị, Lệ Chi và Dương Quang của huyện Gia Lâm, làm 370 con lợn mắc bệnh.
Tỉnh Nam Định là tỉnh mới nhất xuất hiện dịch tai xanh trên lợn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo các tỉnh có dịch phải thành lập ngay các chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển gia súc mắc bệnh đi tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các tỉnh phát hiện nhanh các ổ dịch, bao vây đàn lợn bị bệnh và bảo vệ an toàn vùng chưa có dịch.
Theo Quyền Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm, dịch tai xanh đang bước vào giai đoạn cao điểm, diễn biến phức tạp, gia súc mới liên tục mắc bệnh, các ổ dịch lan rộng và có chiều hướng đi lên.
Bên cạnh việc vận chuyển lợn làm lây lan dịch, ông Hoàng Văn Năm cho rằng dịch lây lan vào thời điểm này cũng một phần tuân theo quy luật 3 năm bùng phát mạnh một lần.
Ông Hoàng Văn Năm khẳng định, virus gây bệnh tai xanh trên lợn không lây bệnh cho người khi vô tình sử dụng phải, tuy nhiên Cục Thú y khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các loại thịt lợn ốm, chết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đề phòng một số vi khuẩn gây bệnh kế phát như liên cầu khuẩn...
Hiện cả nước có 9 tỉnh gồm Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam và Nam Định có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày./.
Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện dịch tai xanh trên lợn đã xuất hiện tại 9 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng làm trên 33.000 con lợn nhiễm bệnh, số tiêu hủy là hơn 10.000 con.
Tỉnh bị nặng nhất là Hải Dương xuất hiện dịch tai xanh tại 47 xã thuộc 5 huyện, tiếp đến là Thái Bình, Hưng Yên....
Đặc biệt tại Hà Nội, dịch tai xanh phát sinh tại 5 xã là Trung Mầu, Kim Sơn, Phú Thị, Lệ Chi và Dương Quang của huyện Gia Lâm, làm 370 con lợn mắc bệnh.
Tỉnh Nam Định là tỉnh mới nhất xuất hiện dịch tai xanh trên lợn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo các tỉnh có dịch phải thành lập ngay các chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển gia súc mắc bệnh đi tiêu thụ.
Bên cạnh đó, các tỉnh phát hiện nhanh các ổ dịch, bao vây đàn lợn bị bệnh và bảo vệ an toàn vùng chưa có dịch.
Theo Quyền Cục trưởng Cục Thú y Hoàng Văn Năm, dịch tai xanh đang bước vào giai đoạn cao điểm, diễn biến phức tạp, gia súc mới liên tục mắc bệnh, các ổ dịch lan rộng và có chiều hướng đi lên.
Bên cạnh việc vận chuyển lợn làm lây lan dịch, ông Hoàng Văn Năm cho rằng dịch lây lan vào thời điểm này cũng một phần tuân theo quy luật 3 năm bùng phát mạnh một lần.
Ông Hoàng Văn Năm khẳng định, virus gây bệnh tai xanh trên lợn không lây bệnh cho người khi vô tình sử dụng phải, tuy nhiên Cục Thú y khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng các loại thịt lợn ốm, chết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đề phòng một số vi khuẩn gây bệnh kế phát như liên cầu khuẩn...
Hiện cả nước có 9 tỉnh gồm Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam và Nam Định có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày./.
Hoàng Tùng (Vietnam+)