Dịch COVID-19: Hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch

Theo Quyết định, kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (phần ngân sách Nhà nước đảm bảo) trong phòng, chống dịch COVID-19 quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ.
Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngày đêm không ngại khó khăn, nguy hiểm, dốc sức điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)
Các bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngày đêm không ngại khó khăn, nguy hiểm, dốc sức điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Quyết định, kinh phí thực hiện các chính sách đặc thù (phần ngân sách Nhà nước đảm bảo) trong phòng, chống dịch COVID-19 quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ.

Kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị y tế phục vụ cách ly tập trung và đơn vị điều trị cách ly phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Quyết định nêu rõ về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương như sau: đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% mức ngân sách Nhà nước thực chi theo quy định.

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 30% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Các địa phương sử dụng tối đa 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương, tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

Trường hợp các địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở mức độ lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương, gồm: 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương thì ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn thực hiện.

[Thủ tướng đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc]

Quyết định nêu rõ Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Quyết định này và số thực chi từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phòng, chống dịch gây ra do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo, xem xét, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Trường hợp dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện phòng, chống dịch, căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70% mức ngân sách Trung ương hỗ trợ).

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ điều kiện thực tế và khả năng của ngân sách địa phương quyết định bổ sung thêm mức hỗ trợ kinh phí cho người bị cách ly y tế, người trực tiếp tham gia phòng chống dịch so với chế độ chi, mức chi theo quy định.

Ngày 30/3, Văn phòng Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ) và startup ELSA được Google đầu tư-công bố hợp tác nhằm chia sẻ, đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại bởi dịch COVID-19, Văn phòng Đề án 844 đã ký kết hợp tác cùng startup ELSA để cung cấp gói tài trợ trị giá 200.000 USD nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh dành riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên nền tảng ứng dụng học phát âm ELSA Speak.

ELSA được thành lập tại Silicon Valley, bởi nhà sáng lập người Việt. Được Forbes nhắc đến trong danh sách 4 công ty sử dụng A.I (Trí tuệ nhân tạo) thay đổi thế giới và lọt vào top 5 các ứng dụng A.I hàng đầu hiện nay trên toàn cầu, sánh vai cùng Cortana của Microsoft và Google Allo. ELSA cung cấp giải pháp nhận diện giọng nói được đầu tư từ Google.

Trên thế giới chỉ có một số tập đoàn công nghệ như Microsoft, Google hay Apple có nguồn lực để sở hữu công nghệ này.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận định: Đề án 844 do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai luôn thúc đẩy việc liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, thu hút nguồn lực để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Dịch COVID-19: Hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch ảnh 1Lễ ký kết giữa đại diện Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC) và Ai20X (Silicon Valley) về việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Ảnh: TTXVN phát)

ELSA là startup đã thành danh trên thế giới bởi trí tuệ Việt. Việc hợp tác với ELSA là hoạt động ý nghĩa với cộng đồng startup Việt Nam, góp phần nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh của các doanh nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt.

Hoạt động tài trợ của ELSA vào thời điểm này cho thấy giá trị tương hỗ trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời, thu hút được nhiều hơn nữa những hỗ trợ từ mọi thành phần xã hội tới cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Hợp tác với ELSA là hoạt động ý nghĩa đóng góp vào mục tiêu phát triển năng lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo, phát triển những công nghệ có tính đột phá thích ứng với những hoàn cảnh khó khăn.

Chia sẻ về hợp tác, nhà sáng lập ELSA,Văn Đinh Hồng Vũ cho biết: ELSA là một ý tưởng được ấp ủ từ rất lâu. Động lực xuất phát từ chính cuộc sống cá nhân trên đất Mỹ, vốn ngữ pháp, từ vựng, đọc viết tiếng Anh tốt nhưng lúc đầu khó xin việc do không giao tiếp tốt.

Nói tiếng Anh không chuẩn gây cản trở cho bước đường thăng tiến trong công việc đối với những người không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ bản địa, đặc biệt đối với cộng đồng startup khi dấn thân ra quốc tế.

Vì thế, ELSA kỳ vọng là công cụ luyện tập phát âm tốt nhất và dễ sử dụng nhất cho mọi người trong lúc dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới. Với sự đồng hành của Văn phòng Đề án 844, ELSA hy vọng truyền cảm hứng đến cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, cùng nhau luyện tập tiếng Anh tốt hơn và chung tay đóng góp giải pháp thiết thực cho đất nước.

Vừa qua, ELSA cũng đã có nhiều hoạt động chia sẻ và đồng hành cùng toàn quốc chống dịch. ELSA đã phát động chương trình hỗ trợ hoàn toàn học phí ELSA Pro 3 tháng cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong mùa dịch.

Song song cùng hợp tác với Văn phòng Đề án 844, ELSA còn đóng góp khoản tài trợ trị giá 400.000 USD hướng đến toàn dân.

Để tham gia chương trình, startup thực hiện theo 2 bước: bước 1-tải ứng dụng ELSA Speak miễn phí trên App Store hoặc Google Play. Bước 2-đại diện doanh nghiệp truy cập để đăng ký số lượng lớn cho nhân viên của mình.

Thời hạn đăng ký từ 30/3-7/4 tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục