Thịt lợn - loại thịt có mặt nhiều nhất trong các bữa ăn gia đình trước đây thì nay đã "thất thế" vì dịch tai xanh. Đây là cơ hội để các loại thực phẩm khác như thịt bò, gà, tôm, cua, cá… lên ngôi.
Lợn tai xanh khiến người nội trợ “xanh mặt”
Trước đây, trong mâm cơm gia đình nhà chị Nguyễn Thị Mai (Từ Liêm - Hà Nội), thịt lợn vẫn là món thức ăn chính với giá cả tương đối hợp lý. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, thông tin về dịch bệnh trên đàn lợn có thể lây sang người khiến cả nhà sợ không ai dám ăn. Phải chuyển qua mua những món khác như gà, bò, cá, tôm… để đổi bữa cho gia đình, chị Mai cho hay chi phí cho ăn uống trong gia đình tăng lên rõ rệt, vì bình thường giá các món này cũng đắt, không phổ thông như thịt lợn.
Hay như gia đình bác Trần Thị Minh ở Ngọc Lâm - Long Biên cũng tẩy chay hoàn toàn thịt lợn: “Từ cháo của bọn trẻ cũng thay bằng thịt bò, thịt gà chứ không bằng thịt lợn, nước xương như mọi khi nữa vì chỉ sợ mua phải thịt lợn ốm thôi,” bác Minh cho biết.
Cùng nỗi lo, gia đình bà Phạm Thị Chiến ở tập thể Thành Công cũng đau đầu không kém để “thiết kế” thực đơn trong thời buổi dịch bệnh, bởi món ăn ưa thích và phù hợp với sức khỏe của chồng, con bà lâu nay chủ yếu vẫn là các món chế biến từ thịt lợn.
Bị các bà nội trợ tẩy chay, thịt lợn tại nhiều chợ trong tình trạng ế ẩm. Ngồi nhìn quá nửa số thịt lợn chưa bán được, dù đã gần 10h giờ trưa, chị Thoa ở chợ Gia Lâm rầu rĩ: "Tình trạng ế ẩm này có từ mấy ngày nay, còn những ngày bình thường thì hết veo từ 9h sáng."
Còn chị Lâm ở Dịch Vọng trước đây ngày bán 2 con lợn khoảng hơn 100 kg thịt ở chợ Thành Công nhưng mấy ngày nay thì “chán chẳng buồn bán” vì thịt ế quá, chỉ bán được bằng 1/10 mọi khi, không đủ tiền xăng xe đi lại.
Theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ lớn của Hà Nội như chợ nhà Xanh, chợ Cống Vị, chợ Hôm… mấy ngày nay thịt lớn cũng chỉ được bán cầm chừng.
Thực phẩm thay thế thi nhau đua giá
Trong khi đó, trái ngược với thịt lợn, các quầy bán thịt gà, bò, tôm, cua cá luôn tấp nập người vào ra.
Mới 8 giờ hơn mà quầy bán cá của vợ chồng chị Mẫn ở chợ Gia Lâm đã hết hàng, bình thường phải từ 10 – 11h mới hết. Chị Mẫn cho biết mấy hôm nay khách mua nhiều, nhà hàng đặt số lượng nhiều hơn mà chỉ đầu giờ sáng đã hết veo.
Chị Oanh, chủ cửa hàng gà tại chợ Hôm, thì cho hay thời điểm này cửa hàng của chị bán đắt khách hơn cách đây một tuần. Kể từ khi có dịch lợn tai xanh, nhiều người chuyển sang ăn thịt gà thay thịt lợn.
“Hiện nay, mỗi ngày cửa hàng tôi bán chạy gấp rưỡi, có khi gấp đôi so với ngày thường,” chị Oanh cho biết.
Hầu hết các gia đình đều chuyển sang ăn tôm, cá, thịt gà nên giá các loại thức ăn này đắt lên trông thấy. Hầu hết đều có mức tăng thấp nhất là 10.000-20.000 đồng/kg.
Mặt hàng đứng đầu về mức độ tăng giá là các loại tôm như tôm sú tăng từ 170.000 đồng/kg lên 200.000 - 220.000 đồng/kg; tôm chân trắng từ 130.000 đồng/kg lên 150.000 - 170.000 đồng/kg. Các loại cá cũng có mức "leo" giá khá “ấn tượng” như: các quả từ 100.000 đồng/kg tăng lên 130.000 đồng, cá trắm đen từ 90.000 đồng/kg lên 120.000 đồng. Cua đồng từ 7.000 đồng/lạng tăng lên 8.000 đồng/lạng. Cùng với đó, giá thịt gà ta cũng tăng từ 90.000 đồng/kg lên 100.000 - 110.000 đồng/kg...
Bởi thế, thời điểm này đang được coi là cơ hội làm ăn của những hàng thực phẩm thay thế thịt lợn. Chị Vũ Thị Ninh, bán hải sản ở chợ Gia Lâm, phấn khởi: "Chẳng mấy khi chúng tôi được đắt hàng như thế này. Không phải tôi một mình một giá mà cá bây giờ cũng khan hàng vì nhu cầu tăng cao."
Cùng với khó khăn tài chính của người tiêu dùng khi phải đầu tư tốn kém hơn cho bữa ăn hàng ngày, nỗi lo lớn nhất hiện nay của cộng đồng là sự tăng giá tùy tiện trong mùa dịch. Thị trường này vốn xưa nay đã ở trong tình trạng "dễ tăng, khó giảm". Dù đưa ra cả ngàn lý do để biện minh thì thực tế không thể phủ nhận là các tiểu thương đang hưởng lợi khi cố tình tăng giá khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt.
Các chuyên gia cho rằng tăng lương và dịch tai xanh là hai "cớ" để tăng giá và trục lợi bất chính. Tại nhiều siêu thị đã có khoảng 200 mặt hàng được các nhà cung cấp gửi thông báo điều chỉnh giá bán.
Trong khi đó, việc quản lý giá, chế tài xử phạt, quản lý cạnh tranh chưa tạo được áp lực đối với các doanh nghiệp nên giá cả vẫn tăng, cuộc sống người tiêu dùng thêm khó khăn./.
Lợn tai xanh khiến người nội trợ “xanh mặt”
Trước đây, trong mâm cơm gia đình nhà chị Nguyễn Thị Mai (Từ Liêm - Hà Nội), thịt lợn vẫn là món thức ăn chính với giá cả tương đối hợp lý. Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, thông tin về dịch bệnh trên đàn lợn có thể lây sang người khiến cả nhà sợ không ai dám ăn. Phải chuyển qua mua những món khác như gà, bò, cá, tôm… để đổi bữa cho gia đình, chị Mai cho hay chi phí cho ăn uống trong gia đình tăng lên rõ rệt, vì bình thường giá các món này cũng đắt, không phổ thông như thịt lợn.
Hay như gia đình bác Trần Thị Minh ở Ngọc Lâm - Long Biên cũng tẩy chay hoàn toàn thịt lợn: “Từ cháo của bọn trẻ cũng thay bằng thịt bò, thịt gà chứ không bằng thịt lợn, nước xương như mọi khi nữa vì chỉ sợ mua phải thịt lợn ốm thôi,” bác Minh cho biết.
Cùng nỗi lo, gia đình bà Phạm Thị Chiến ở tập thể Thành Công cũng đau đầu không kém để “thiết kế” thực đơn trong thời buổi dịch bệnh, bởi món ăn ưa thích và phù hợp với sức khỏe của chồng, con bà lâu nay chủ yếu vẫn là các món chế biến từ thịt lợn.
Bị các bà nội trợ tẩy chay, thịt lợn tại nhiều chợ trong tình trạng ế ẩm. Ngồi nhìn quá nửa số thịt lợn chưa bán được, dù đã gần 10h giờ trưa, chị Thoa ở chợ Gia Lâm rầu rĩ: "Tình trạng ế ẩm này có từ mấy ngày nay, còn những ngày bình thường thì hết veo từ 9h sáng."
Còn chị Lâm ở Dịch Vọng trước đây ngày bán 2 con lợn khoảng hơn 100 kg thịt ở chợ Thành Công nhưng mấy ngày nay thì “chán chẳng buồn bán” vì thịt ế quá, chỉ bán được bằng 1/10 mọi khi, không đủ tiền xăng xe đi lại.
Theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ lớn của Hà Nội như chợ nhà Xanh, chợ Cống Vị, chợ Hôm… mấy ngày nay thịt lớn cũng chỉ được bán cầm chừng.
Thực phẩm thay thế thi nhau đua giá
Trong khi đó, trái ngược với thịt lợn, các quầy bán thịt gà, bò, tôm, cua cá luôn tấp nập người vào ra.
Mới 8 giờ hơn mà quầy bán cá của vợ chồng chị Mẫn ở chợ Gia Lâm đã hết hàng, bình thường phải từ 10 – 11h mới hết. Chị Mẫn cho biết mấy hôm nay khách mua nhiều, nhà hàng đặt số lượng nhiều hơn mà chỉ đầu giờ sáng đã hết veo.
Chị Oanh, chủ cửa hàng gà tại chợ Hôm, thì cho hay thời điểm này cửa hàng của chị bán đắt khách hơn cách đây một tuần. Kể từ khi có dịch lợn tai xanh, nhiều người chuyển sang ăn thịt gà thay thịt lợn.
“Hiện nay, mỗi ngày cửa hàng tôi bán chạy gấp rưỡi, có khi gấp đôi so với ngày thường,” chị Oanh cho biết.
Hầu hết các gia đình đều chuyển sang ăn tôm, cá, thịt gà nên giá các loại thức ăn này đắt lên trông thấy. Hầu hết đều có mức tăng thấp nhất là 10.000-20.000 đồng/kg.
Mặt hàng đứng đầu về mức độ tăng giá là các loại tôm như tôm sú tăng từ 170.000 đồng/kg lên 200.000 - 220.000 đồng/kg; tôm chân trắng từ 130.000 đồng/kg lên 150.000 - 170.000 đồng/kg. Các loại cá cũng có mức "leo" giá khá “ấn tượng” như: các quả từ 100.000 đồng/kg tăng lên 130.000 đồng, cá trắm đen từ 90.000 đồng/kg lên 120.000 đồng. Cua đồng từ 7.000 đồng/lạng tăng lên 8.000 đồng/lạng. Cùng với đó, giá thịt gà ta cũng tăng từ 90.000 đồng/kg lên 100.000 - 110.000 đồng/kg...
Bởi thế, thời điểm này đang được coi là cơ hội làm ăn của những hàng thực phẩm thay thế thịt lợn. Chị Vũ Thị Ninh, bán hải sản ở chợ Gia Lâm, phấn khởi: "Chẳng mấy khi chúng tôi được đắt hàng như thế này. Không phải tôi một mình một giá mà cá bây giờ cũng khan hàng vì nhu cầu tăng cao."
Cùng với khó khăn tài chính của người tiêu dùng khi phải đầu tư tốn kém hơn cho bữa ăn hàng ngày, nỗi lo lớn nhất hiện nay của cộng đồng là sự tăng giá tùy tiện trong mùa dịch. Thị trường này vốn xưa nay đã ở trong tình trạng "dễ tăng, khó giảm". Dù đưa ra cả ngàn lý do để biện minh thì thực tế không thể phủ nhận là các tiểu thương đang hưởng lợi khi cố tình tăng giá khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt.
Các chuyên gia cho rằng tăng lương và dịch tai xanh là hai "cớ" để tăng giá và trục lợi bất chính. Tại nhiều siêu thị đã có khoảng 200 mặt hàng được các nhà cung cấp gửi thông báo điều chỉnh giá bán.
Trong khi đó, việc quản lý giá, chế tài xử phạt, quản lý cạnh tranh chưa tạo được áp lực đối với các doanh nghiệp nên giá cả vẫn tăng, cuộc sống người tiêu dùng thêm khó khăn./.
Minh Thúy (Vietnam+)