Tại buổi họp báo ngày 13/12, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định rằng hai tuần qua, cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm, không phát sinh thêm ổ dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh.
Tuy nhiên, nguy cơ tiếp tục xuất hiện dịch bệnh trong thời gian tới là rất lớn vì thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và thay đổi thất thường; tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm cuối năm diễn biến phức tạp; nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp Tết Âm lịch tăng cao…
Cục chăn nuôi yêu cầu, từ nay cho đến sau Tết Âm lịch, các địa phương tăng cường tuyên truyền công tác phòng dịch đến từng hộ chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm...; phải báo cáo ngay khi phát hiện dịch để có biện pháp dập kịp thời, triệt để, không để lây lan.
Các biện pháp phòng chống dịch khác cần tổ chức đồng bộ như tuân thủ quy định về con giống, kiểm dịch tại gốc, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn... Các bộ, ban, ngành cần phối hợp lập nhiều đoàn kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để việc nhập lậu động vật và sản phẩm từ động vật; kiểm soát dịch bệnh tại các đầu mối giao thông, kiên quyết đóng cửa những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm...
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần cảnh báo giao thông dịp cuối năm, nhất là Tết Âm lịch sẽ tăng khoảng 30% nên hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm sẽ diễn biến phức tạp. Việc nhà xe kết hợp vận chuyển hành khách và gia cầm khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát và dễ lây lan dịch bệnh sang người.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng cho biết thêm hiện số lượng gạo, muối, đường… dự trữ cho việc cân đối hàng hóa Tết đã đảm bảo. Riêng mặt hàng thịt lợn, dự báo dịp Tết Âm lịch tăng khoảng 20%, Thứ trưởng yêu cầu Cục Chăn nuôi sớm thống kê, báo cáo số lượng tổng đàn để Bộ có biện pháp điều chỉnh, cân đối hợp lý lượng cung cầu./.
Tuy nhiên, nguy cơ tiếp tục xuất hiện dịch bệnh trong thời gian tới là rất lớn vì thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và thay đổi thất thường; tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm cuối năm diễn biến phức tạp; nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp Tết Âm lịch tăng cao…
Cục chăn nuôi yêu cầu, từ nay cho đến sau Tết Âm lịch, các địa phương tăng cường tuyên truyền công tác phòng dịch đến từng hộ chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm...; phải báo cáo ngay khi phát hiện dịch để có biện pháp dập kịp thời, triệt để, không để lây lan.
Các biện pháp phòng chống dịch khác cần tổ chức đồng bộ như tuân thủ quy định về con giống, kiểm dịch tại gốc, tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm ra vào địa bàn... Các bộ, ban, ngành cần phối hợp lập nhiều đoàn kiểm tra, giám sát và xử lý triệt để việc nhập lậu động vật và sản phẩm từ động vật; kiểm soát dịch bệnh tại các đầu mối giao thông, kiên quyết đóng cửa những cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm...
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần cảnh báo giao thông dịp cuối năm, nhất là Tết Âm lịch sẽ tăng khoảng 30% nên hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm sẽ diễn biến phức tạp. Việc nhà xe kết hợp vận chuyển hành khách và gia cầm khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát và dễ lây lan dịch bệnh sang người.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cũng cho biết thêm hiện số lượng gạo, muối, đường… dự trữ cho việc cân đối hàng hóa Tết đã đảm bảo. Riêng mặt hàng thịt lợn, dự báo dịp Tết Âm lịch tăng khoảng 20%, Thứ trưởng yêu cầu Cục Chăn nuôi sớm thống kê, báo cáo số lượng tổng đàn để Bộ có biện pháp điều chỉnh, cân đối hợp lý lượng cung cầu./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)