Dịch bệnh COVID-19 giúp Myanmar xử lý xung đột sắc tộc?

Tại Myanmar, các nhóm sắc tộc có vũ trang độc lập, bao gồm Liên minh Quốc gia Karen và Mặt trận Quốc gia Chin, đã kêu gọi ngừng bắn trong bối cảnh mối lo về dịch bệnh COVID-19 không ngừng gia tăng
Một nhân viên kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại Yangon, Myanmar nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 13/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Một nhân viên kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại Yangon, Myanmar nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 13/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang thediplomat.com, trong thời gian qua, thế giới lại nghe thấy những lời kêu gọi khôi phục lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột sắc tộc kéo dài ở Myanmar.

Mặc dù những lời kêu gọi này là đáng chú ý, song vẫn chưa rõ liệu chúng có hiệu quả hay không và liệu chúng có thực sự được duy trì và chuyển thành những diễn biến tích cực cho việc giải quyết xung đột và hòa bình rộng lớn hơn ở nước này hay không.

Sự quản trị ở Myanmar vẫn là một vấn đề phức tạp và gây tranh cãi, với việc Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD) cầm quyền tại quốc gia này, nhưng một loạt nhóm sắc tộc lại xung đột với chính phủ trong tiến trình hòa bình non trẻ của đất nước.

Cuộc xung đột đó đã tiếp tục bùng phát giữa những diễn biến nghiêm trọng hơn trong năm 2020, bao gồm những căng thẳng giữa lực lượng quân sự-dân sự, cuộc khủng hoảng Rohingya đang tiếp diễn, cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra trong năm nay và đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) toàn cầu đã được thừa nhận.

Tuần qua đã chứng kiến những động lực triển vọng với những lời kêu gọi ngừng bắn trong cuộc xung đột sắc tộc của Myanmar trong bối cảnh COVID-19 và những phản ứng của quân đội Myanmar.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đề nghị một lệnh ngừng bắn để tập trung đối phó với mối đe dọa chung từ COVID-19, một đại dịch mà chúng ta đã thấy những tác động ở nhiều mức độ khác nhau trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Đông Nam Á, kể cả ở miền Nam Philippines và miền Nam Thái Lan.

Dịch bệnh COVID-19 giúp Myanmar xử lý xung đột sắc tộc? ảnh 1Người Rohingya từ Myanmar tị nạn tại Bangladesh tháng 9/2017. (Nguồn: New York Times)

Những lời kêu gọi ngừng bắn cũng xuất hiện khi các mối lo ngại quốc tế ngày càng gia tăng về việc COVID-19 có thể làm nghiêm trọng hơn như thế nào các vấn đề nhân đạo mà người dân dễ bị tổn thương ở Myanmar đang phải đối mặt, đặc biệt là những diễn biến trong vài năm qua, trong đó có cuộc khủng hoảng Rohingya.

[Myanmar ghi nhận ca tử vong đầu tiên, các nước tiếp tục nâng cảnh báo]

Tại Myanmar, các nhóm sắc tộc có vũ trang độc lập, bao gồm Liên minh Quốc gia Karen và Mặt trận Quốc gia Chin, đã kêu gọi ngừng bắn theo cách này.

Và về mặt quốc tế, cũng đã có những lời kêu gọi công khai của một số đại sứ từ Australia, Canada, New Zealand và một số nước châu Âu tại Myanmar về việc dừng xung đột.

Mặc dù những lời kêu gọi ngừng bắn kiểu này phù hợp với quy mô lớn hơn, như ở các khu vực xung đột khác, nhưng không phải là không có ý nghĩa.

Ít nhất việc tạm dừng xung đột sẽ tạo cơ hội để kiểm soát một số vấn đề nhân đạo đã được ghi nhận và có nguy cơ trầm trọng thêm trong những tháng tới, bao gồm nhu cầu hỗ trợ y tế và hạn chế trong giao tiếp.

Những lời kêu gọi này cũng mở ra khả năng tiếp cận lớn hơn trong kiểm soát một cách tổng thể hòa bình và xung đột ở trong nước, dù chỉ trong một giai đoạn nhất định.

Trong khi những lời kêu gọi ngừng bắn như vậy là đáng chú ý, vẫn phải xem liệu chúng có thực sự có tác dụng và chuyển thành lợi ích bền vững cho việc giải quyết hòa bình và xung đột ở Myanmar hay không.

Cho đến nay, sự phản đối mà quân đội Myanmar thể hiện- theo người phát ngôn phụ trách quan hệ công chúng của quân đội Myanmar, những lời kêu gọi này không thực tế- cho thấy vẫn còn có sự phản đối trong một bộ phận quân đội.

Và cần lưu ý rằng, ngay cả khi việc thông qua lệnh ngừng bắn ban đầu sẽ tạo ra một bước đi đúng hướng, những động lực lâu nay trong cuộc xung đột sắc tộc Myanmar - bao gồm sự chia rẽ giữa toàn bộ các nhóm sắc tộc có vũ trang và lực lượng dân sự-quân sự trong chính phủ - sẽ khiến việc duy trì bất kỳ tiến triển nào cũng như đạt được bất kỳ sự thay đổi ý nghĩa nào đều trở nên khó khăn.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua lời kêu gọi ngừng bắn thời COVID-19 cho cuộc xung đột sắc tộc ở Myanmar.

Hiện vẫn còn quá sớm, và chính phủ Myanma vẫn chưa đưa ra cách tiếp cận đầy đủ để giải quyết thách thức COVID-19 đang gia tăng.

Và ngay cả trong trường hợp lệnh ngừng bắn không được nhất trí hay duy trì sau đó thì những lời kêu gọi của quốc tế cho nền hòa bình vẫn có thể ảnh hưởng đến mức độ cụ thể mà các động lực xung đột - bao gồm cả tình huống nhân đạo của các nhóm dễ bị tổn thương - được kiểm soát.

Do đó, mọi thứ diễn ra chính xác như thế nào trên mặt trận này vẫn là vấn đề quan trọng cần thận trọng theo dõi trong những tuần và tháng tiếp theo./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục