Ngày 31/8/1992, núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin trước đây, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Di tích này là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thi sỹ, nhiếp ảnh gia, nhạc sỹ mỗi khi có dịp đứng trên đỉnh núi ngắm Vịnh Hạ Long.
Chứng tích lịch sử
Sừng sững bên bờ Vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ như một tượng đài sống ghi lại những dấu ấn lịch sử quan trọng của nhiều thời đại. Vào mùa Xuân năm 1468, khi núi còn mang tên “Rọi Đèn” (tên chữ là Truyền Đăng Sơn), vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam, từ đó núi được gọi tên là núi Đề Thơ, sau này gọi là Bài Thơ.
Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.
Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ Búa Liềm tung bay phất phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đây là một sự kiện quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Và bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phất phới trên ngọn núi Bài Thơ, là biểu tượng của thành phố Hạ Long - vùng đất mỏ anh hùng.
Trong thời kỳ chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng ở ngay trung tâm thành phố Hòn Gai (thành phố Hạ Long bây giờ), dưới chân núi Bài Thơ. Khu phố đã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là một trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ và góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏ Quảng Ninh.
Trong thời kỳ này, núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không canh giữ biển trời vùng mỏ, là hang cứu thương, nơi đặt còi báo động, các hang sơ tán thời chiến, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh (Trung tâm Điện chính này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 30 QĐ/VH, ngày 24/11/2000)… là những giá trị lịch sử còn tươi rói có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Chợ Hạ Long I, chùa Long Tiên, đền Đức Ông, các khu phố thương mại, ẩm thực ở khu vực là những điều kiện hỗ trợ có hiệu quả cho việc thu hút du khách đến với các hoạt động tham quan núi Bài Thơ. Với vẻ đẹp thiên tạo hùng vĩ, núi Bài Thơ giờ tiếp tục là điểm đến của nhiều văn nghệ sỹ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước.
Di tích lịch sử bị tổn thương
Đẹp là thế, vậy mà dường như Núi Bài Thơ đang dần bị lãng quên. Có leo lên núi, bước từng bậc, ngắm từng phiến đá, thả hồn vào thiên nhiên mới thấy “thương” ngọn núi này. Đường lên núi chỉ là một ngõ nhỏ tối om, rộng chưa đầy 1 mét, nằm đối diện với phố Cây Tháp (Hạ Long).
Đi chừng vài chục mét, phóng viên thấy một tấm biển đề ''Công trình phục hồi tôn tạo khu di tích Trung tâm điện chính bưu điện Quảng Ninh'' cũ kĩ được đặt trên cổng của... một nhà dân. Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi.
Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại.
Men theo từng bậc đá, sẽ bắt gặp di tích Tổ đường dây, hầm thuộc Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh; rồi tiếp đến là hai căn nhà bỏ hoang... Điều đáng buồn là các di tích này dường như không có ai chăm sóc, để hoang tàn với hàng trăm nét vẽ, nét chữ của những người vô ý thức viết bậy lên đó. Thậm chí cả cột mốc cắm cờ và bia đá kỉ niệm trên đỉnh núi cũng bị viết, vẽ, khắc bừa bãi bằng sơn, bằng bút xoá trắng, dao...
Đọc những dòng chữ trên đó, có thể thấy đa phần ''tác giả'' là những người trẻ tuổi, là học sinh phổ thông, là sinh viên của trường đại học, cao đẳng trong, ngoài Hạ Long. Đáng buồn hơn, các bạn không chỉ viết, vẽ bậy mà còn bày, xả rác một cách ''vô tư'' dọc đường lên núi và khắp nơi trên đỉnh núi... Có thể nói núi Bài Thơ đã bị tổn thương khi vẻ đẹp hùng tráng, lãng mạn của núi bị những bàn tay thiếu ý thức làm cho xấu xí đi rất nhiều...
Núi Bài Thơ vẫn lặng lẽ nằm bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp, là niềm tự hào cũng như biểu tượng để mỗi người Hạ Long, Quảng Ninh nhớ về quê hương. Mong rằng trong thời gian tới, núi Bài Thơ sẽ được các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn, để nó trở thành một trong những điểm đến, khám phá thực sự trong các chuyến du lịch Hạ Long của du khách.
Và trong khi chờ đợi một sự đầu tư quy hoạch đồng bộ, các ngành chức năng cũng cần để mắt tới, có biện pháp ngăn ngừa những ai thiếu ý thức làm núi Bài Thơ bị tổn thương. Và mong sao các du khách, nhất là các bạn trẻ, đến thăm núi Bài Thơ, hãy gìn giữ, yêu quý và trân trọng di tích lịch sử, danh thắng đặc biệt này.../.
Chứng tích lịch sử
Sừng sững bên bờ Vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ như một tượng đài sống ghi lại những dấu ấn lịch sử quan trọng của nhiều thời đại. Vào mùa Xuân năm 1468, khi núi còn mang tên “Rọi Đèn” (tên chữ là Truyền Đăng Sơn), vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam, từ đó núi được gọi tên là núi Đề Thơ, sau này gọi là Bài Thơ.
Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.
Ngày mồng 1 tháng 5 năm 1930, cờ đỏ Búa Liềm tung bay phất phới trên đỉnh núi Bài Thơ, đây là một sự kiện quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Và bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phất phới trên ngọn núi Bài Thơ, là biểu tượng của thành phố Hạ Long - vùng đất mỏ anh hùng.
Trong thời kỳ chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng ở ngay trung tâm thành phố Hòn Gai (thành phố Hạ Long bây giờ), dưới chân núi Bài Thơ. Khu phố đã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là một trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ và góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏ Quảng Ninh.
Trong thời kỳ này, núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không canh giữ biển trời vùng mỏ, là hang cứu thương, nơi đặt còi báo động, các hang sơ tán thời chiến, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh (Trung tâm Điện chính này đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 30 QĐ/VH, ngày 24/11/2000)… là những giá trị lịch sử còn tươi rói có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Chợ Hạ Long I, chùa Long Tiên, đền Đức Ông, các khu phố thương mại, ẩm thực ở khu vực là những điều kiện hỗ trợ có hiệu quả cho việc thu hút du khách đến với các hoạt động tham quan núi Bài Thơ. Với vẻ đẹp thiên tạo hùng vĩ, núi Bài Thơ giờ tiếp tục là điểm đến của nhiều văn nghệ sỹ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước.
Di tích lịch sử bị tổn thương
Đẹp là thế, vậy mà dường như Núi Bài Thơ đang dần bị lãng quên. Có leo lên núi, bước từng bậc, ngắm từng phiến đá, thả hồn vào thiên nhiên mới thấy “thương” ngọn núi này. Đường lên núi chỉ là một ngõ nhỏ tối om, rộng chưa đầy 1 mét, nằm đối diện với phố Cây Tháp (Hạ Long).
Đi chừng vài chục mét, phóng viên thấy một tấm biển đề ''Công trình phục hồi tôn tạo khu di tích Trung tâm điện chính bưu điện Quảng Ninh'' cũ kĩ được đặt trên cổng của... một nhà dân. Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín cửa nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi.
Trên đường lên núi đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, chúng tôi mới hiểu con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại.
Men theo từng bậc đá, sẽ bắt gặp di tích Tổ đường dây, hầm thuộc Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh; rồi tiếp đến là hai căn nhà bỏ hoang... Điều đáng buồn là các di tích này dường như không có ai chăm sóc, để hoang tàn với hàng trăm nét vẽ, nét chữ của những người vô ý thức viết bậy lên đó. Thậm chí cả cột mốc cắm cờ và bia đá kỉ niệm trên đỉnh núi cũng bị viết, vẽ, khắc bừa bãi bằng sơn, bằng bút xoá trắng, dao...
Đọc những dòng chữ trên đó, có thể thấy đa phần ''tác giả'' là những người trẻ tuổi, là học sinh phổ thông, là sinh viên của trường đại học, cao đẳng trong, ngoài Hạ Long. Đáng buồn hơn, các bạn không chỉ viết, vẽ bậy mà còn bày, xả rác một cách ''vô tư'' dọc đường lên núi và khắp nơi trên đỉnh núi... Có thể nói núi Bài Thơ đã bị tổn thương khi vẻ đẹp hùng tráng, lãng mạn của núi bị những bàn tay thiếu ý thức làm cho xấu xí đi rất nhiều...
Núi Bài Thơ vẫn lặng lẽ nằm bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp, là niềm tự hào cũng như biểu tượng để mỗi người Hạ Long, Quảng Ninh nhớ về quê hương. Mong rằng trong thời gian tới, núi Bài Thơ sẽ được các cấp, ngành quan tâm nhiều hơn, để nó trở thành một trong những điểm đến, khám phá thực sự trong các chuyến du lịch Hạ Long của du khách.
Và trong khi chờ đợi một sự đầu tư quy hoạch đồng bộ, các ngành chức năng cũng cần để mắt tới, có biện pháp ngăn ngừa những ai thiếu ý thức làm núi Bài Thơ bị tổn thương. Và mong sao các du khách, nhất là các bạn trẻ, đến thăm núi Bài Thơ, hãy gìn giữ, yêu quý và trân trọng di tích lịch sử, danh thắng đặc biệt này.../.
Nguyễn Hoàng (Vietnam+)