Hàng chục hộ dân sống dưới chân đồi di tích lịch sử D1, nơi đặt Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, ở phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đang đối mặt với nguy cơ sạt lở đất đá.
Nếu nguy cơ sạt lở thành hiện thực, di tích lịch sử này chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Phần đồi D1 hướng Đông Bắc, nằm trong khu vực 2 của di tích lịch sử D1 được xem là vùng nguy hiểm nhất khi tại đây xuất hiện hàng chục vết nứt lớn nhỏ khác nhau. Sau mỗi cơn mưa, những điểm nứt này có dấu hiệu dài và rộng thêm. Hiện tại, ở đây có vết nứt dài trên 50m, rộng từ 6-8cm.
Theo ông Hoàng Viết Chiến, tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Tân Thanh, cứ có mưa là người dân ở đây phải đưa gia đình đến trú tạm ở nhà người thân.
Người dân ở phường Tân Thanh đã nhiều lần kêu cứu về vấn đề này nhưng đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp nào để xử lý.
Thời gian qua, nhiều người dân "tự cứu mình" bằng cách xây kè bằng gạch hoặc đá nhằm ngăn sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và vì không có móng nên những kè bằng gạch, đá này càng làm tăng độ nguy hiểm nếu sạt lở xảy ra.
Nói về sự chậm trễ trong việc giải quyết nguy cơ sạt lở ở đồi D1, ông Vũ Văn Dũng, Phó Ban phòng chống lụt bão thành phố Điện Biên Phủ cho biết trước đây thành phố đã có kế hoạch xây dựng kè chống sạt lở. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó phải dừng lại vì e ngại ảnh hưởng đến di tích này.
Ông Dũng cũng cho biết thành phố Điện Biên Phủ đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm ra phương án tối ưu, vừa đảm bảo tính mạng của người dân, vừa đảm bảo đúng các quy định của luật di sản./.
Nếu nguy cơ sạt lở thành hiện thực, di tích lịch sử này chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Phần đồi D1 hướng Đông Bắc, nằm trong khu vực 2 của di tích lịch sử D1 được xem là vùng nguy hiểm nhất khi tại đây xuất hiện hàng chục vết nứt lớn nhỏ khác nhau. Sau mỗi cơn mưa, những điểm nứt này có dấu hiệu dài và rộng thêm. Hiện tại, ở đây có vết nứt dài trên 50m, rộng từ 6-8cm.
Theo ông Hoàng Viết Chiến, tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Tân Thanh, cứ có mưa là người dân ở đây phải đưa gia đình đến trú tạm ở nhà người thân.
Người dân ở phường Tân Thanh đã nhiều lần kêu cứu về vấn đề này nhưng đến nay, các ngành chức năng vẫn chưa có giải pháp nào để xử lý.
Thời gian qua, nhiều người dân "tự cứu mình" bằng cách xây kè bằng gạch hoặc đá nhằm ngăn sạt lở. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế và vì không có móng nên những kè bằng gạch, đá này càng làm tăng độ nguy hiểm nếu sạt lở xảy ra.
Nói về sự chậm trễ trong việc giải quyết nguy cơ sạt lở ở đồi D1, ông Vũ Văn Dũng, Phó Ban phòng chống lụt bão thành phố Điện Biên Phủ cho biết trước đây thành phố đã có kế hoạch xây dựng kè chống sạt lở. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó phải dừng lại vì e ngại ảnh hưởng đến di tích này.
Ông Dũng cũng cho biết thành phố Điện Biên Phủ đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tìm ra phương án tối ưu, vừa đảm bảo tính mạng của người dân, vừa đảm bảo đúng các quy định của luật di sản./.
Mạnh Thành (TTXVN/Vietnam+)