Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu

Những di chỉ khảo cổ của khu vực Vichama, được xây dựng từ thòi nền văn minh Caral, chứa đựng những dấu tích của tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra cách đây hơn 3.800 năm.
Di tích khảo cổ Vichima mang đậm dấu ấn của biến đổi khí hậu ảnh 1(Nguồn: larepublica.pe)

Những di chỉ khảo cổ của khu vực Vichama, được xây dựng từ thòi nền văn minh Caral, chứa đựng những dấu tích của tình trạng biến đổi khí hậu xảy ra cách đây hơn 3.800 năm.

Đây là nhận định của nhà khảo cổ Peru Aldemar Crispin, người phụ trách công tác nghiên cứu tại khu vực này.

Theo nhà nghiên cứu Crispin, những hình vẽ đất sét thể hiện hình bộ xương hoặc những người đang chết dần trong một cơn đại hồng thủy tấn công các cộng đồng cư dân sinh sống tại vùng duyên hải này cách đây vài nghìn năm.

Ảnh hưởng của thảm họa quy mô lớn như vậy cũng được thể hiện trong những vẽ trên tường Caral ở Thung lũng Supe, cách thủ đô Lima 200km về phía Bắc.

Điều này tượng trưng cho những hồi ức liên quan đến giai đoạn khủng hoảng cuối nền văn minh Caral, nguyên nhân là do sự biến đối khí hậu xảy ra khoảng 2.000 năm trước Công nguyên.

Kiến trúc chính tại Vichama gồm những bức hình cho thấy những hình ảnh giống xác chết với xương sườn bị lộ ra. Đây có thể là lời nhắc nhở về quãng thời gian khủng hoảng do sự thay đổi của môi trường.

Các tòa nhà cũng là bằng chứng lịch sử về nạn đói càn quét qua vùng biển này. Cư dân Caral đã làm theo những ghi chú của tổ tiên và tận dụng nguồn kiến thức này.

Mặc dù các di chỉ khảo cổ nằm bên trong vùng đồng bằng ngập nước, nhưng chúng lại ở trên đỉnh đồi nên tránh được nguy cơ bị lũ quét. Điều này chứng tỏ các cư dân cổ đại đã có sự phòng ngừa.

Mỗi khi xảy ra thảm họa tự nhiên, sản xuất nông nghiệp của người cổ đại đều bị tác động nghiêm trọng.

Trong số những điêu khắc chạm nổi trang trí cho các tòa nhà tại Vichama, nhiều nhất vẫn là những bức vẽ hình các loài cá, thực phẩm chủ yếu của người Peru cổ đại lẫn hiện đại.

Đối với nền văn minh Caral, biến đổi khí hậu không chỉ phá hoại mùa màng mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển.

Điều này đồng nghĩa với việc không có sản xuất nông nghiệp, không thực phẩm và cá cơm đặc trưng ở vùng biển của Peru.

Ngày nay, tại thị trấn Carquin​ gần khu khảo cổ, người dân địa phương vẫn tiếp tục đánh bắt và bảo quản giống cá này bằng cách ướp muối giống như tổ tiên Caral từng làm. Họ sử dụng cá cơm khô hầm với khoai tây để làm món ăn truyền thống Charquican.

Trong suốt chiều dài lịch sử 5.000 năm và đến tận bây giờ, khu vực ven biển của Peru vẫn thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa.

Năm nay, hiện tượng thời tiết El Nino mang theo nhiều trận lũ quét tại thủ đô Lima đã khiến 150.000 người mất nhà cửa./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục