Bình minh của gã thường bắt đầu vào 9 giờ sáng. Sau khi lẩn mẩn chán chê với đủ thứ việc, gã lại tìm loạn chìa khóa lên để… he hé mở cửa hàng trưng bày sản phẩm từ đá cho có lệ. Bởi, nói như gã, kinh doanh chỉ là cần câu nuôi nghề chơi đá.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với Nguyễn Văn Thành, admin diễn đàn choida.com.vn, kẻ có trong tay những mẫu vật hóa thạch khiến các nhà địa chất kỳ cựu cũng phải "nghiêng mình" và là nhà sưu tập tranh đá xẻ duy nhất Việt Nam được bắt đầu khá kỳ lạ như thế.
Bỏ nghề đi nhặt đá
43 tuổi, gã đã hói nửa đầu. Râu quai nón được cạo gọn như diễn viên điện ảnh và đặc biệt là đôi mắt có đuôi vô cùng nghệ sỹ. Ít ai ngờ, trước khi bén duyên với đá, gã từng là một anh thợ sửa điện thoại kiêm giáo viên dạy nghề cho học sinh.
Rổn rảng cười, gã kể về những ngày ấy say mê không kém gì khi nói về khoáng vật. Rằng: 3 năm trước, gã đã làm chủ một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động khá lớn giữa phố Trần Hưng Đạo. Công việc ổn định, thu nhập hàng tháng còn được hỗ trợ thêm bằng việc dạy nghề cho người có nhu cầu. Tuyệt nhiên khi ấy, gã thợ Nguyễn Văn Thành không hề nghĩ đến gì khác ngoài linh kiện, máy móc và… tiền.
“Có nằm mơ cũng chẳng tưởng tượng được có ngày tôi bị bỏ bùa bởi đá”, gã thú thực.
Nhưng rồi cái giấc mơ ấy hóa ra lại ập đến nhanh hơn gã tưởng. Trong một lần đi nhập linh kiện về cho cửa hàng ở Quảng Ninh, gã vào chơi nhà người quen. Vừa lúc vị này “rinh” được từ đâu về mấy hòn đá “đẹp mê hồn”. Gã cứ ngẩn ra, hết ngắm nghía lại nâng niu như bảo vật. Ngay từ lúc này, manh nha trong đầu anh Thành thợ máy đã xuất hiện ý tưởng sở hữu những tạo tác kỳ lạ và lung linh của tự nhiên.
“Tuy thích thật, nhưng lúc ấy do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên dù mỗi lần đi công tác xa cũng cố lần mò mua đá lạ nhưng tôi chỉ dám 'khiêng' về một vài hòn be bé.” - gã nhớ lại.
Dần dần, đá trong nhà gã cứ nhiều lên nhưng tiền ăn tiền ở lại ít đi, cửa hàng cũng bị lơ là. Bố mẹ gã thậm chí cứ thấy gã vác đá về là chửi, bảo gã bị hâm vì đã trúng bùa của đá.
Giờ nhắc lại, gã cười phớ lớ, điệu cười của người đã quyết tâm theo đuổi đến cùng ước muốn của mình. Gã lý giải: Dù mọi người có nói thế, chứ nói nữa cũng chả thấm gì. Chỉ cần được ngắm những viên đá ấy là mọi mệt mỏi, bực dọc trong người bỗng tan biến hết.
Và thế là, từ một anh chủ cửa hàng, từ hơn 2 năm nay, Nguyễn Văn Thành đã chính thức bỏ nghề chuyển sang làm nhà sưu tập đá. Trong gian nhà chỉ chừng 10 m2, gã trưng ra đủ thứ mẫu vật mà gã đã phải rất mất công để mang được về: cái thì như một bông hoa san hô đang xòe ra trong nước biển, cái khác lại rực rỡ như hoa xương rồng sa mạc…
“Chơi đá không cứ phải chơi chất quý. Đôi khi những chất liệu bình thường lại cộng sinh với nhau tạo thành những tinh thể vô cùng kỳ lạ.” - gã giảng giải.
Đấy cũng là nguyên nhân sâu xa nhất khiến gã, một chàng trai Hà thành chính gốc lại bỏ đi nhiều thứ, lọ mọ rừng rú để kiếm tìm những vẻ đẹp “không bao giờ lặp lại” của tự nhiên.
Và những bức tranh đá có một không hai
3 năm sưu tầm đá, bước chân gã đã đi đủ miền. Án ngữ ngay trước cửa nhà gã giờ là tảng khoáng thạch to như cái bàn gã đã rất mất công để mua được từ tận cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng về. Trong nhà thì la liệt đủ thứ: hóa thạch cổ, tinh thể, đá quý… Nhưng điều làm Nguyễn Văn Thành tự hào nhất lại là 30 bức tranh vân đá tự nhiên hay tranh đá xẻ không ai có của mình.
Tranh đá xẻ là một sáng tạo đột xuất của người tạo tác đá. Đó là những tác phẩm được vẽ bởi vân bên trong lòng đá. Xẻ phiến đá ra, vân ra sao thì tranh sẽ thế ấy. Điều này cũng khiến cho các bức tranh không bao giờ giống nhau và bản thân mỗi người ngắm cũng sẽ có những ý tưởng khác nhau về nội dung.
Người làm tranh đá xẻ giống như một kẻ đi đêm, nhìn thớ bên ngoài có thể đoán qua được nhiều vân hay ít, nhưng đến khi chưa xẻ thực sự ra thì không thể biết sản phẩm sẽ như thế nào. Chính bởi vậy theo gã, ở Việt Nam chưa có một đại gia hay nghệ nhân nào liều mình làm dạng sản phẩm này.
Thế là, để tìm được sản phẩm, gã lại bắt đầu những cuộc hành trình xuyên biên giới săn "tranh". Nhưng khi hỏi gã đã đi những đâu, thì chúng tôi nhận được câu trả lời: “Bí mật nghề nghiệp”. Ngay cả vợ con gã, thỉnh thoảng lại thấy chồng đi biền biệt mấy ngày trời, rồi khuân về nhà những bức tranh không giống ai cả.
Chỉ tay vào bức “Sóng thần” treo giữa nhà, gã tự hào nói: “Làm đá xẻ cái khó nhất là giữ được đá không vỡ ở kích thước lớn. Vậy mà, bức tranh này có kích cỡ lên tới 1m x 2m (tính cả khung). Đó là một kỷ lục mà chưa nhà sưu tầm nào có được”.
Nhưng đó chưa phải là sản phẩm gã ưng ý nhất. Trong ấn tượng của gã, bức “Rừng đước” vẫn là một đỉnh cao. Đây là một bộ tranh gồm 2 bức được xẻ ra từ cùng một phiến nên tương đối giống nhau. Năm 2008, trong triển lãm của Hội sinh vật cảnh, gã mang "Rừng đước" đến góp vui. Nhưng, oái oăm một nỗi, ngay cả Chủ tịch Hội Hoàng Kim Trung cũng tưởng nhầm đó là bức vẽ theo trường phái tả thực rừng đước ngoài đời nên yêu cầu gỡ xuống.
Đến lúc gã từ tốn bỏ khung, cho mọi người được sờ đá, nâng đá thì ai nấy ngã ngửa người vì không ngờ tranh vân đá tự nhiên lại đẹp đến thế. Ngay sau triển lãm, bức tranh ấy đoạt Huy chương vàng và được một cán bộ Bộ Xây dựng mua lại.
Thậm chí, bức tranh phiên bản 2 còn lại ở nhà gã cũng được một khách hàng đến tận nhà hỏi mua với giá 25 triệu đồng.
Lý giải cho việc bán những tác phẩm ưng ý nhất, gã thoáng cười buồn mà bảo: Chơi đá thật ra như người đi lọ mọ một mình, nhiều lúc cô đơn, phải bán đá đi mà nuôi đá tiếp.
Và, dù bán hay mua, nhưng gã vẫn cứ luôn tự nhận mình là một “tín đồ” của đá núi./.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với Nguyễn Văn Thành, admin diễn đàn choida.com.vn, kẻ có trong tay những mẫu vật hóa thạch khiến các nhà địa chất kỳ cựu cũng phải "nghiêng mình" và là nhà sưu tập tranh đá xẻ duy nhất Việt Nam được bắt đầu khá kỳ lạ như thế.
Bỏ nghề đi nhặt đá
43 tuổi, gã đã hói nửa đầu. Râu quai nón được cạo gọn như diễn viên điện ảnh và đặc biệt là đôi mắt có đuôi vô cùng nghệ sỹ. Ít ai ngờ, trước khi bén duyên với đá, gã từng là một anh thợ sửa điện thoại kiêm giáo viên dạy nghề cho học sinh.
Rổn rảng cười, gã kể về những ngày ấy say mê không kém gì khi nói về khoáng vật. Rằng: 3 năm trước, gã đã làm chủ một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động khá lớn giữa phố Trần Hưng Đạo. Công việc ổn định, thu nhập hàng tháng còn được hỗ trợ thêm bằng việc dạy nghề cho người có nhu cầu. Tuyệt nhiên khi ấy, gã thợ Nguyễn Văn Thành không hề nghĩ đến gì khác ngoài linh kiện, máy móc và… tiền.
“Có nằm mơ cũng chẳng tưởng tượng được có ngày tôi bị bỏ bùa bởi đá”, gã thú thực.
Nhưng rồi cái giấc mơ ấy hóa ra lại ập đến nhanh hơn gã tưởng. Trong một lần đi nhập linh kiện về cho cửa hàng ở Quảng Ninh, gã vào chơi nhà người quen. Vừa lúc vị này “rinh” được từ đâu về mấy hòn đá “đẹp mê hồn”. Gã cứ ngẩn ra, hết ngắm nghía lại nâng niu như bảo vật. Ngay từ lúc này, manh nha trong đầu anh Thành thợ máy đã xuất hiện ý tưởng sở hữu những tạo tác kỳ lạ và lung linh của tự nhiên.
“Tuy thích thật, nhưng lúc ấy do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên dù mỗi lần đi công tác xa cũng cố lần mò mua đá lạ nhưng tôi chỉ dám 'khiêng' về một vài hòn be bé.” - gã nhớ lại.
Dần dần, đá trong nhà gã cứ nhiều lên nhưng tiền ăn tiền ở lại ít đi, cửa hàng cũng bị lơ là. Bố mẹ gã thậm chí cứ thấy gã vác đá về là chửi, bảo gã bị hâm vì đã trúng bùa của đá.
Giờ nhắc lại, gã cười phớ lớ, điệu cười của người đã quyết tâm theo đuổi đến cùng ước muốn của mình. Gã lý giải: Dù mọi người có nói thế, chứ nói nữa cũng chả thấm gì. Chỉ cần được ngắm những viên đá ấy là mọi mệt mỏi, bực dọc trong người bỗng tan biến hết.
Và thế là, từ một anh chủ cửa hàng, từ hơn 2 năm nay, Nguyễn Văn Thành đã chính thức bỏ nghề chuyển sang làm nhà sưu tập đá. Trong gian nhà chỉ chừng 10 m2, gã trưng ra đủ thứ mẫu vật mà gã đã phải rất mất công để mang được về: cái thì như một bông hoa san hô đang xòe ra trong nước biển, cái khác lại rực rỡ như hoa xương rồng sa mạc…
“Chơi đá không cứ phải chơi chất quý. Đôi khi những chất liệu bình thường lại cộng sinh với nhau tạo thành những tinh thể vô cùng kỳ lạ.” - gã giảng giải.
Đấy cũng là nguyên nhân sâu xa nhất khiến gã, một chàng trai Hà thành chính gốc lại bỏ đi nhiều thứ, lọ mọ rừng rú để kiếm tìm những vẻ đẹp “không bao giờ lặp lại” của tự nhiên.
Và những bức tranh đá có một không hai
3 năm sưu tầm đá, bước chân gã đã đi đủ miền. Án ngữ ngay trước cửa nhà gã giờ là tảng khoáng thạch to như cái bàn gã đã rất mất công để mua được từ tận cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng về. Trong nhà thì la liệt đủ thứ: hóa thạch cổ, tinh thể, đá quý… Nhưng điều làm Nguyễn Văn Thành tự hào nhất lại là 30 bức tranh vân đá tự nhiên hay tranh đá xẻ không ai có của mình.
Tranh đá xẻ là một sáng tạo đột xuất của người tạo tác đá. Đó là những tác phẩm được vẽ bởi vân bên trong lòng đá. Xẻ phiến đá ra, vân ra sao thì tranh sẽ thế ấy. Điều này cũng khiến cho các bức tranh không bao giờ giống nhau và bản thân mỗi người ngắm cũng sẽ có những ý tưởng khác nhau về nội dung.
Người làm tranh đá xẻ giống như một kẻ đi đêm, nhìn thớ bên ngoài có thể đoán qua được nhiều vân hay ít, nhưng đến khi chưa xẻ thực sự ra thì không thể biết sản phẩm sẽ như thế nào. Chính bởi vậy theo gã, ở Việt Nam chưa có một đại gia hay nghệ nhân nào liều mình làm dạng sản phẩm này.
Thế là, để tìm được sản phẩm, gã lại bắt đầu những cuộc hành trình xuyên biên giới săn "tranh". Nhưng khi hỏi gã đã đi những đâu, thì chúng tôi nhận được câu trả lời: “Bí mật nghề nghiệp”. Ngay cả vợ con gã, thỉnh thoảng lại thấy chồng đi biền biệt mấy ngày trời, rồi khuân về nhà những bức tranh không giống ai cả.
Chỉ tay vào bức “Sóng thần” treo giữa nhà, gã tự hào nói: “Làm đá xẻ cái khó nhất là giữ được đá không vỡ ở kích thước lớn. Vậy mà, bức tranh này có kích cỡ lên tới 1m x 2m (tính cả khung). Đó là một kỷ lục mà chưa nhà sưu tầm nào có được”.
Nhưng đó chưa phải là sản phẩm gã ưng ý nhất. Trong ấn tượng của gã, bức “Rừng đước” vẫn là một đỉnh cao. Đây là một bộ tranh gồm 2 bức được xẻ ra từ cùng một phiến nên tương đối giống nhau. Năm 2008, trong triển lãm của Hội sinh vật cảnh, gã mang "Rừng đước" đến góp vui. Nhưng, oái oăm một nỗi, ngay cả Chủ tịch Hội Hoàng Kim Trung cũng tưởng nhầm đó là bức vẽ theo trường phái tả thực rừng đước ngoài đời nên yêu cầu gỡ xuống.
Đến lúc gã từ tốn bỏ khung, cho mọi người được sờ đá, nâng đá thì ai nấy ngã ngửa người vì không ngờ tranh vân đá tự nhiên lại đẹp đến thế. Ngay sau triển lãm, bức tranh ấy đoạt Huy chương vàng và được một cán bộ Bộ Xây dựng mua lại.
Thậm chí, bức tranh phiên bản 2 còn lại ở nhà gã cũng được một khách hàng đến tận nhà hỏi mua với giá 25 triệu đồng.
Lý giải cho việc bán những tác phẩm ưng ý nhất, gã thoáng cười buồn mà bảo: Chơi đá thật ra như người đi lọ mọ một mình, nhiều lúc cô đơn, phải bán đá đi mà nuôi đá tiếp.
Và, dù bán hay mua, nhưng gã vẫn cứ luôn tự nhận mình là một “tín đồ” của đá núi./.
Sơn Bách (Vietnam+)