Còn một tháng nữa mới đến Tết Canh Dần nhưng tại thời điểm này vấn đề đi lại của người dân đã bắt đầu căng thẳng khi vé tàu Bắc-Nam chỉ còn ghế cứng và ghế phụ; các hãng hàng không mặc dù tăng chuyến, xong vé bay vào những ngày cận Tết cũng đã đặt gần kín chỗ.
Xe khách tăng giá đến 50%
Ông Nguyễn Hữu Bằng - Phó Giám đốc Công ty quản lý bến xe Hà Nội chia sẻ, Tết này người dân di chuyển bằng xe khách sẽ phải chịu mức giá vé cao hơn năm ngoái.
Tính đến thời điểm này, Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã nhận được tờ trình về việc tăng giá vé của gần 20 doanh nghiệp vận tải khách với mức tăng thêm từ 10-50%.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá vé, theo ông Vũ Xuân Dương - Giám đốc Công ty cổ phần vận tải ôtô Nam Định là do giá nhiên liệu diezel sử dụng cho các xe khách của công ty thời gian qua luôn thay đổi theo chiều hướng gia tăng từ 10.500 đồng/lít lên 14.550 đồng/lít, khiến công ty phải nâng giá vé đồng loạt của 57 tuyến xe đang khai thác.
Mặc dù đã đưa ra nhiều lý do biện minh cho việc tăng giá vé, song theo lãnh đạo công ty quản lý bến xe thì việc có doanh nghiệp tăng tới 50% giá vé là hơi cao. Song giá vé là do doanh nghiệp tự quyết sau đó xin phép Sở Tài chính vật giá và Cục Thuế nên Công ty quản lý bến xe không có quyền can thiệp.
Ông Nguyễn Hữu Bằng dự đoán dù giá có tăng nhưng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ không giảm. Do đó, công ty đã chủ động lên phương án tăng thêm nhiều chuyến xe. Cụ thể, vào các ngày cao điểm như 4-5/2, 10-12/2, bến Giáp Bát dự kiến khoảng 1.100 lượt xe chạy mỗi ngày còn với bến Mỹ Đình dự kiến là 980 lượt xe/ngày, tăng gấp 1,2 lần so với ngày thường; bến Gia Lâm là 600 lượt xe/ngày, tăng 1,3 lần.
“Cháy vé” tàu, máy bay
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, Tết năm nay, lượng hành khách đi lại sẽ không tăng cao so với năm trước. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, 5 ngày trước Tết và 7 ngày sau tết, lượng hành khách sẽ tăng đột biến.
Vào những ngày này, dù không muốn, ngoài phương tiện xe khách có vẻ dư dả về vé thì tàu hỏa và cả máy bay đều rơi vào tình trạng “cháy vé”.
Để đáp ứng nhu cầu của khách, ngành đường sắt đã tăng gấp đôi số đoàn tàu hoạt động so với ngày thường ở tuyến đường sắt Thống Nhất.
Đối với các tàu địa phương, giải pháp đưa ra khi khách tăng là nối thêm toa xe đến hết chiều dài đoàn tàu.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đình Rậu, Trưởng ga Hà Nội, nhu cầu đi lại của nhân dân bằng tàu hỏa tăng cao trong dịp Tết, nhưng khả năng phục vụ của ngành không thể đáp ứng được. Do đó, trong dịp Tết năm nay, ngành cũng chỉ đảm bảo vận chuyển được lượng hành khách bằng Tết năm 2009 là 267.804 hành khách.
Vì vậy, dù còn một tháng nữa mới đến Tết nhưng hiện hành khách muốn mua một tấm vé tàu như ý không hề dễ.
Theo ga Sài Gòn, mặc dù nhà ga còn nhiều vé tàu đi đến các ga từ nay cho đến ngày 3/2 (tức ngày 20 tháng chạp âm lịch), nhưng vé tàu đi các ga từ ngày 4-11/2 (21 đến 28 tháng chạp âm lịch) chỉ còn rải rác vé giường nằm và ghế phụ.
Còn tại ga Hà Nội, vé tàu sau Tết vẫn còn nhưng riêng ngày 19/2 (mùng 6 Tết) cũng chỉ còn vé ghế phụ.
Tương tự, đến thời điểm này, hành khách muốn mua vé máy bay cũng rất khó khăn. Vietnam Airlines cho biết, hiện tình trạng vé máy bay Tết đã bước vào giai đoạn căng thẳng.
Do vậy, hãng đã có kế hoạch tăng thêm 850 chuyến bay trong giai đoạn từ ngày 1-28/2/2010 (tức ngày 18 tháng Chạp đến 18 tháng Giêng âm lịch) trên các đường bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng và một số chặng bay từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các địa phương khác.
Đối với các đường bay chặng ngắn, tình hình vé còn căng thẳng hơn. Vé đi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Vinh (Nghệ An), Tam Kỳ (Quảng Nam), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên) và Quy Nhơn (Bình Định), Huế... của Jetstar Pacific đã hết từ lâu, hiếm hoi lắm mới có ngày thông báo còn vé.
Hay đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng, vé trong các ngày 10-12/2 (27 đến 29 tháng chạp) cũng đã bán hết. Chiều ngược lại sau Tết, từ mùng 6-8 Tết, tình trạng cũng tương tự dù Vietnam Airlines đã tăng tải cung ứng lên tới 1.600-3.900 ghế/ngày/chiều, tăng 65% so với thường lệ và tăng đến 120% vào các ngày cao điểm nhất.
Tình trạng này cũng gặp phải với đường bay ngắn Thành phố Hồ Chí Minh-Vinh hay Đà Nẵng của Jetstar Pacific, thậm chí còn căng thẳng hơn khi hãng đã hết vé từ Tết trung thu 2009./.
Xe khách tăng giá đến 50%
Ông Nguyễn Hữu Bằng - Phó Giám đốc Công ty quản lý bến xe Hà Nội chia sẻ, Tết này người dân di chuyển bằng xe khách sẽ phải chịu mức giá vé cao hơn năm ngoái.
Tính đến thời điểm này, Công ty quản lý bến xe Hà Nội đã nhận được tờ trình về việc tăng giá vé của gần 20 doanh nghiệp vận tải khách với mức tăng thêm từ 10-50%.
Nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá vé, theo ông Vũ Xuân Dương - Giám đốc Công ty cổ phần vận tải ôtô Nam Định là do giá nhiên liệu diezel sử dụng cho các xe khách của công ty thời gian qua luôn thay đổi theo chiều hướng gia tăng từ 10.500 đồng/lít lên 14.550 đồng/lít, khiến công ty phải nâng giá vé đồng loạt của 57 tuyến xe đang khai thác.
Mặc dù đã đưa ra nhiều lý do biện minh cho việc tăng giá vé, song theo lãnh đạo công ty quản lý bến xe thì việc có doanh nghiệp tăng tới 50% giá vé là hơi cao. Song giá vé là do doanh nghiệp tự quyết sau đó xin phép Sở Tài chính vật giá và Cục Thuế nên Công ty quản lý bến xe không có quyền can thiệp.
Ông Nguyễn Hữu Bằng dự đoán dù giá có tăng nhưng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán chắc chắn sẽ không giảm. Do đó, công ty đã chủ động lên phương án tăng thêm nhiều chuyến xe. Cụ thể, vào các ngày cao điểm như 4-5/2, 10-12/2, bến Giáp Bát dự kiến khoảng 1.100 lượt xe chạy mỗi ngày còn với bến Mỹ Đình dự kiến là 980 lượt xe/ngày, tăng gấp 1,2 lần so với ngày thường; bến Gia Lâm là 600 lượt xe/ngày, tăng 1,3 lần.
“Cháy vé” tàu, máy bay
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, Tết năm nay, lượng hành khách đi lại sẽ không tăng cao so với năm trước. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, 5 ngày trước Tết và 7 ngày sau tết, lượng hành khách sẽ tăng đột biến.
Vào những ngày này, dù không muốn, ngoài phương tiện xe khách có vẻ dư dả về vé thì tàu hỏa và cả máy bay đều rơi vào tình trạng “cháy vé”.
Để đáp ứng nhu cầu của khách, ngành đường sắt đã tăng gấp đôi số đoàn tàu hoạt động so với ngày thường ở tuyến đường sắt Thống Nhất.
Đối với các tàu địa phương, giải pháp đưa ra khi khách tăng là nối thêm toa xe đến hết chiều dài đoàn tàu.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đình Rậu, Trưởng ga Hà Nội, nhu cầu đi lại của nhân dân bằng tàu hỏa tăng cao trong dịp Tết, nhưng khả năng phục vụ của ngành không thể đáp ứng được. Do đó, trong dịp Tết năm nay, ngành cũng chỉ đảm bảo vận chuyển được lượng hành khách bằng Tết năm 2009 là 267.804 hành khách.
Vì vậy, dù còn một tháng nữa mới đến Tết nhưng hiện hành khách muốn mua một tấm vé tàu như ý không hề dễ.
Theo ga Sài Gòn, mặc dù nhà ga còn nhiều vé tàu đi đến các ga từ nay cho đến ngày 3/2 (tức ngày 20 tháng chạp âm lịch), nhưng vé tàu đi các ga từ ngày 4-11/2 (21 đến 28 tháng chạp âm lịch) chỉ còn rải rác vé giường nằm và ghế phụ.
Còn tại ga Hà Nội, vé tàu sau Tết vẫn còn nhưng riêng ngày 19/2 (mùng 6 Tết) cũng chỉ còn vé ghế phụ.
Tương tự, đến thời điểm này, hành khách muốn mua vé máy bay cũng rất khó khăn. Vietnam Airlines cho biết, hiện tình trạng vé máy bay Tết đã bước vào giai đoạn căng thẳng.
Do vậy, hãng đã có kế hoạch tăng thêm 850 chuyến bay trong giai đoạn từ ngày 1-28/2/2010 (tức ngày 18 tháng Chạp đến 18 tháng Giêng âm lịch) trên các đường bay giữa Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng và một số chặng bay từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các địa phương khác.
Đối với các đường bay chặng ngắn, tình hình vé còn căng thẳng hơn. Vé đi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Vinh (Nghệ An), Tam Kỳ (Quảng Nam), Đồng Hới (Quảng Bình), Tuy Hòa (Phú Yên) và Quy Nhơn (Bình Định), Huế... của Jetstar Pacific đã hết từ lâu, hiếm hoi lắm mới có ngày thông báo còn vé.
Hay đường bay Thành phố Hồ Chí Minh-Đà Nẵng, vé trong các ngày 10-12/2 (27 đến 29 tháng chạp) cũng đã bán hết. Chiều ngược lại sau Tết, từ mùng 6-8 Tết, tình trạng cũng tương tự dù Vietnam Airlines đã tăng tải cung ứng lên tới 1.600-3.900 ghế/ngày/chiều, tăng 65% so với thường lệ và tăng đến 120% vào các ngày cao điểm nhất.
Tình trạng này cũng gặp phải với đường bay ngắn Thành phố Hồ Chí Minh-Vinh hay Đà Nẵng của Jetstar Pacific, thậm chí còn căng thẳng hơn khi hãng đã hết vé từ Tết trung thu 2009./.
Uông Lam (Vietnam+)