Ngày 26/7, ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính triển khai cứu trợ đột xuất 11 hộ dân có nhà bị sạt lở, sụp xuống kênh Thanh Đa, đồng thời di dời khẩn cấp 15 hộ dân còn lại đang có nguy cơ sạt lở cao.
Mặt khác, lãnh đạo thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan cần nhanh chóng hỗ trợ tiền thuê nhà theo giá quy định để di dời 139 hộ dân khu vực bờ kè Thanh Đa trong dự án chống sạt lở của Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh và Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía khu đường sông, cần kiểm tra toàn bộ tuyến dự án để phát hiện nhanh các khu vực có hàm ếch để tiếp tục di dời dân. Ông Tín cũng yêu cầu các ban, ngành tự kiểm điểm lại trách nhiệm của mình khi để tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến người dân.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cùng với Khu đường sông thành phố đã tiến hành trục vớt tài sản của người dân, đồng thời căng phao báo hiệu tàu thuyền trên sông tránh qua lại khu vực có nhà bị sạt lở. Chính quyền địa phương cũng đã bố trí cho các hộ dân gặp nạn được ở tạm trong những khu tập thể.
Theo ghi nhận ở khu vực hiện trường, sau vụ sạt lở, ở một loạt nền nhà đã xuất hiện hàm ếch rộng, nhiều vết nứt xẻ dọc theo đường số 3 (phường 27) khá nguy hiểm, các căn nhà này chực chờ đổ sụp nếu có chấn động nhẹ.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, khu vực có 11 căn nhà (với 40 nhân khẩu) bị sạt lở đêm 24/7 vốn nằm trong dự án 1.4. Dự án này chạy dọc theo kênh Thanh Đa bao gồm 139 hộ dân với chiều dài toàn tuyến là 685m có nguy cơ sạt lở và cần phải di dời trong thời gian tới.
Phương án cấp bách để di dời những hộ gia đình ở khu vực trên là sẽ bố trí họ vào những khu tái định cư ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi. Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh đã đề nghị thành phố ứng vốn trước để thực hiện tiến độ của dự án này.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 44 điểm nguy cơ sạt lở cao, riêng quận Bình Thạnh đã có 8 điểm có nguy cơ sạt lở./.
Mặt khác, lãnh đạo thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan cần nhanh chóng hỗ trợ tiền thuê nhà theo giá quy định để di dời 139 hộ dân khu vực bờ kè Thanh Đa trong dự án chống sạt lở của Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh và Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phía khu đường sông, cần kiểm tra toàn bộ tuyến dự án để phát hiện nhanh các khu vực có hàm ếch để tiếp tục di dời dân. Ông Tín cũng yêu cầu các ban, ngành tự kiểm điểm lại trách nhiệm của mình khi để tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến người dân.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cùng với Khu đường sông thành phố đã tiến hành trục vớt tài sản của người dân, đồng thời căng phao báo hiệu tàu thuyền trên sông tránh qua lại khu vực có nhà bị sạt lở. Chính quyền địa phương cũng đã bố trí cho các hộ dân gặp nạn được ở tạm trong những khu tập thể.
Theo ghi nhận ở khu vực hiện trường, sau vụ sạt lở, ở một loạt nền nhà đã xuất hiện hàm ếch rộng, nhiều vết nứt xẻ dọc theo đường số 3 (phường 27) khá nguy hiểm, các căn nhà này chực chờ đổ sụp nếu có chấn động nhẹ.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh, khu vực có 11 căn nhà (với 40 nhân khẩu) bị sạt lở đêm 24/7 vốn nằm trong dự án 1.4. Dự án này chạy dọc theo kênh Thanh Đa bao gồm 139 hộ dân với chiều dài toàn tuyến là 685m có nguy cơ sạt lở và cần phải di dời trong thời gian tới.
Phương án cấp bách để di dời những hộ gia đình ở khu vực trên là sẽ bố trí họ vào những khu tái định cư ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi. Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh đã đề nghị thành phố ứng vốn trước để thực hiện tiến độ của dự án này.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 44 điểm nguy cơ sạt lở cao, riêng quận Bình Thạnh đã có 8 điểm có nguy cơ sạt lở./.
Thế Vinh (TTXVN/Vietnam+)