Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa có báo cáo số 852/BC-UBKHCNMT13 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả làm việc, khảo sát tại tỉnh Đồng Nai về thực hiện di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là chủ trương đúng, nhằm bảo vệ môi trường của tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch di dời sẽ góp phần bảo vệ nguồn cung cấp nước sạch cho hạ du sông Đồng Nai; trong đó trực tiếp là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Về cơ bản, việc di dời này là một dự án gắn bảo vệ môi trường với phát triển bền vững.
Chủ trương trên, theo đề xuất của tỉnh Đồng Nai tuy cần thiết, nhưng chưa có tiền lệ trong thực tế vì Việt Nam mới chỉ di dời một nhà máy, một cơ sở sản xuất, chưa bao giờ di dời cả khu công nghiệp. Vì vậy, cần đặt vấn đề với vai trò cao hơn, cần có sự tính toán cẩn trọng hơn với lộ trình hợp lý và cần có quyết tâm chính trị lớn để thực hiện.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hiện có 107 doanh nghiệp với 26.000 công nhân làm việc. Theo tính toán ban đầu, nếu tính cả gia đình của công nhân, tổng số có thể lên tới khoảng 100.000 người. Do đó, khi di dời cần tính toán thật kỹ, không để ảnh hưởng quá lớn tới người lao động và gia đình họ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chuyển đến địa điểm mới cần được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tiếp tục phát huy thế mạnh về sản phẩm, đổi mới công nghệ, tái cấu trúc sản xuất, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp (nhiều doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu mạnh như Bibica, Vina café...).
Từ thực tế trên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là dự án có tầm quốc gia vì có ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Đông Nam Bộ; thống nhất chủ trương cho phép thực hiện cơ chế đặc biệt của việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 với giải pháp và lộ trình phù hợp.
Cũng theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhất trí với chủ trương di dời. Song Bộ Công Thương lưu ý tỉnh Đồng Nai là khu công nghiệp Biên Hòa 1 liên quan đến lĩnh vực công nghiệp đặc thù, một số nhà máy có máy móc, thiết bị lớn. Để đảm bảo tính khả thi của đề án, Bộ Công thương đề nghị Đồng Nai bổ sung các giải pháp cụ thể để hỗ trợ các cơ sở này. Về chính sách tiền sử dụng đất, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc việc miễn toàn bộ tiền sử dụng đất vì đây là dự án mang tính chất kinh doanh, thương mại.
Báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ mỗi ngày, đêm các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 xả hơn 9.000m3 nước thải, trong đó có 7.900m3 xả trực tiếp ra sông Đồng Nai. Tại cống xả tập trung của khu công nghiệp này, nhiều chỉ tiêu ô nhiễm nước vượt quá quy chuẩn cho phép như colifom vượt 11,66 lần; Fe, E.Coli và N-NH4 vượt hơn 2 lần.
Vấn đề ô nhiễm tại các doanh nghiệp cũng khá nghiêm trọng, các chỉ số COD (nhu cầu oxi hóa học) của Công ty cổ phần Codona vượt 9 lần, Công ty đường Biên Hòa vượt 23 lần. Tình trạng ô nhiễm môi trường do khu công nghiệp gây ra ảnh hưởng đến 20 triệu dân khu vực Đông Nam Bộ.
Trước đó, ngày 8/7, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cùng các bộ, ngành đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Biên Hòa 1, khảo sát địa điểm xả nước thải, tiếp xúc với dân cư trong khu công nghiệp. Đoàn cũng đã khảo sát Khu công nghiệp Giang Điền - nơi tiếp nhận các doanh nghiệp di dời từ Biên Hòa 1./.
Theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là chủ trương đúng, nhằm bảo vệ môi trường của tỉnh Đồng Nai. Kế hoạch di dời sẽ góp phần bảo vệ nguồn cung cấp nước sạch cho hạ du sông Đồng Nai; trong đó trực tiếp là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Về cơ bản, việc di dời này là một dự án gắn bảo vệ môi trường với phát triển bền vững.
Chủ trương trên, theo đề xuất của tỉnh Đồng Nai tuy cần thiết, nhưng chưa có tiền lệ trong thực tế vì Việt Nam mới chỉ di dời một nhà máy, một cơ sở sản xuất, chưa bao giờ di dời cả khu công nghiệp. Vì vậy, cần đặt vấn đề với vai trò cao hơn, cần có sự tính toán cẩn trọng hơn với lộ trình hợp lý và cần có quyết tâm chính trị lớn để thực hiện.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hiện có 107 doanh nghiệp với 26.000 công nhân làm việc. Theo tính toán ban đầu, nếu tính cả gia đình của công nhân, tổng số có thể lên tới khoảng 100.000 người. Do đó, khi di dời cần tính toán thật kỹ, không để ảnh hưởng quá lớn tới người lao động và gia đình họ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chuyển đến địa điểm mới cần được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tiếp tục phát huy thế mạnh về sản phẩm, đổi mới công nghệ, tái cấu trúc sản xuất, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp (nhiều doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu mạnh như Bibica, Vina café...).
Từ thực tế trên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là dự án có tầm quốc gia vì có ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Đông Nam Bộ; thống nhất chủ trương cho phép thực hiện cơ chế đặc biệt của việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 với giải pháp và lộ trình phù hợp.
Cũng theo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nhất trí với chủ trương di dời. Song Bộ Công Thương lưu ý tỉnh Đồng Nai là khu công nghiệp Biên Hòa 1 liên quan đến lĩnh vực công nghiệp đặc thù, một số nhà máy có máy móc, thiết bị lớn. Để đảm bảo tính khả thi của đề án, Bộ Công thương đề nghị Đồng Nai bổ sung các giải pháp cụ thể để hỗ trợ các cơ sở này. Về chính sách tiền sử dụng đất, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc việc miễn toàn bộ tiền sử dụng đất vì đây là dự án mang tính chất kinh doanh, thương mại.
Báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ mỗi ngày, đêm các doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 xả hơn 9.000m3 nước thải, trong đó có 7.900m3 xả trực tiếp ra sông Đồng Nai. Tại cống xả tập trung của khu công nghiệp này, nhiều chỉ tiêu ô nhiễm nước vượt quá quy chuẩn cho phép như colifom vượt 11,66 lần; Fe, E.Coli và N-NH4 vượt hơn 2 lần.
Vấn đề ô nhiễm tại các doanh nghiệp cũng khá nghiêm trọng, các chỉ số COD (nhu cầu oxi hóa học) của Công ty cổ phần Codona vượt 9 lần, Công ty đường Biên Hòa vượt 23 lần. Tình trạng ô nhiễm môi trường do khu công nghiệp gây ra ảnh hưởng đến 20 triệu dân khu vực Đông Nam Bộ.
Trước đó, ngày 8/7, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cùng các bộ, ngành đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Biên Hòa 1, khảo sát địa điểm xả nước thải, tiếp xúc với dân cư trong khu công nghiệp. Đoàn cũng đã khảo sát Khu công nghiệp Giang Điền - nơi tiếp nhận các doanh nghiệp di dời từ Biên Hòa 1./.
Công Phong (TTXVN)