Ngày 3/7, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, sau sự cố sạt lở bờ sông Hồng khu vực phố Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm, lực lượng dân phòng quận Hoàn Kiếm và phường Chương Dương đã kiên quyết yêu cầu di dời khẩn cấp một số hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm này để đảm bảo an toàn.
Đến chiều 3/7, ba hộ dân đã hoàn thành việc di dời.
Chính quyền phường Chương Dương phối hợp với lực lượng Quản lý đê điều đã lập một chốt trực không cho người dân qua lại khu vực sạt lở nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng người dân.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chuẩn bị xong phương án và có văn bản báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố để đưa khu vực bị sạt lở vào diện xử lý khẩn cấp.
Theo khảo sát của Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, nằm trong khu vực sạt lở này có sáu hộ dân ven sông Hồng thuộc địa phận phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm đang đứng trước nguy cơ bị nước sông Hồng cuốn trôi nhà cửa; trong đó ngôi nhà cấp 4 của ông Nguyễn Văn Thanh tại số 12 ngách 639/6/5 Bạch Đằng đã bị kéo trôi một phần móng nhà, nước ăn sâu khoảng 1,2m vào chân móng kéo dài tới 3,7m khiến phần nhà còn lại nằm chênh vênh trên diện tích đất lở thẳng đứng có thể sập bất cứ lúc nào. Năm căn còn lại nằm trong ngõ 661 phố Bạch Đằng.
Ông Thịnh cho biết: "Năm nay tình hình sạt lở nhiều hơn so với năm trước do mực nước sông Hồng lên cao gấp đôi. Riêng ngày 2/8, mực nước sông Hồng đã đạt đỉnh 8,2m do các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ. Ngoài khu vực phố Bạch Đằng, các khu vực dọc sông Hồng, sông Đuống như tổ 38 phường Ngọc Thụy; Cổ Đô khu vực đê Hữu Hồng, huyện Ba Vì; Tả Đuống, huyện Gia Lâm; Hữu Đuống, quận Long Biên; phường Ngọc Thụy; An Cảnh khu vực đê Hữu Hồng, huyện Thường Tín cũng đang bị sạt lở và được đưa vào diện xử lý khẩn cấp."
Trước nguy cơ sạt lở tại khu vực ven sông tiếp tục xảy ra, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp, thống kê tất cả các điểm sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở đê điều tại các tuyến sông trên địa bàn để lập phương án mang tính tổng thể, xử lý theo quy định./.
Đến chiều 3/7, ba hộ dân đã hoàn thành việc di dời.
Chính quyền phường Chương Dương phối hợp với lực lượng Quản lý đê điều đã lập một chốt trực không cho người dân qua lại khu vực sạt lở nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng người dân.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã chuẩn bị xong phương án và có văn bản báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố để đưa khu vực bị sạt lở vào diện xử lý khẩn cấp.
Theo khảo sát của Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, nằm trong khu vực sạt lở này có sáu hộ dân ven sông Hồng thuộc địa phận phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm đang đứng trước nguy cơ bị nước sông Hồng cuốn trôi nhà cửa; trong đó ngôi nhà cấp 4 của ông Nguyễn Văn Thanh tại số 12 ngách 639/6/5 Bạch Đằng đã bị kéo trôi một phần móng nhà, nước ăn sâu khoảng 1,2m vào chân móng kéo dài tới 3,7m khiến phần nhà còn lại nằm chênh vênh trên diện tích đất lở thẳng đứng có thể sập bất cứ lúc nào. Năm căn còn lại nằm trong ngõ 661 phố Bạch Đằng.
Ông Thịnh cho biết: "Năm nay tình hình sạt lở nhiều hơn so với năm trước do mực nước sông Hồng lên cao gấp đôi. Riêng ngày 2/8, mực nước sông Hồng đã đạt đỉnh 8,2m do các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ. Ngoài khu vực phố Bạch Đằng, các khu vực dọc sông Hồng, sông Đuống như tổ 38 phường Ngọc Thụy; Cổ Đô khu vực đê Hữu Hồng, huyện Ba Vì; Tả Đuống, huyện Gia Lâm; Hữu Đuống, quận Long Biên; phường Ngọc Thụy; An Cảnh khu vực đê Hữu Hồng, huyện Thường Tín cũng đang bị sạt lở và được đưa vào diện xử lý khẩn cấp."
Trước nguy cơ sạt lở tại khu vực ven sông tiếp tục xảy ra, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp, thống kê tất cả các điểm sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở đê điều tại các tuyến sông trên địa bàn để lập phương án mang tính tổng thể, xử lý theo quy định./.
Tuyết Mai (TTXVN)