Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, tiến sĩ Harsha V. Singh - Phó Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự buổi tọa đàm về hội nhập kinh tế quốc tế tại trường Đại học Kinh Tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình do trường Đại học Kinh Tế và dự án MutrapIII tổ chức ngày 26/2.
Tiến sĩ Harsha V. Singh đánh giá Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng cao, từ 6% đến 8% ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Theo ông, một số vấn đề liên quan đến chính sách của Việt Nam đã làm được là đa dạng hóa thị trường, các sản phẩm tham gia thương mại cũng phong phú hơn.
Ông cho rằng một trong những điểm quan trọng của kinh tế Việt Nam là đã tạo ra được giá trị gia tăng lớn thương mại Việt Nam và kết quả của việc đàm phán WTO giúp Việt Nam giải quyết được nhiều vấn đề, như nâng cao năng lực của mình, cũng như sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm khi Việt Nam gia nhập WTO.
Cũng trong buổi tọa đàm, tiến sĩ Harsha V. Singh đã trao tài trợ Chương trình “WTO Chairs” cho nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh Tế.
Đề xuất nghiên cứu, đào tạo của nhóm nghiên cứu này là một trong 14 đề xuất đã được chọn sau quá trình lựa chọn mang tính cạnh tranh cao trong tổng số 70 đề xuất nghiên cứu từ các nước.
Khi lựa chọn, Ban cố vấn xem xét một số tiêu chí trong đó bao gồm: khả năng liên kết, tính mới mẻ, khả năng nâng cao năng lực của các học giả trẻ, tính xây dựng và bền vững, cơ hội liên kết với các tổ chức khác và hiệu quả sử dụng nguồn lực./.
Chương trình do trường Đại học Kinh Tế và dự án MutrapIII tổ chức ngày 26/2.
Tiến sĩ Harsha V. Singh đánh giá Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng cao, từ 6% đến 8% ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Theo ông, một số vấn đề liên quan đến chính sách của Việt Nam đã làm được là đa dạng hóa thị trường, các sản phẩm tham gia thương mại cũng phong phú hơn.
Ông cho rằng một trong những điểm quan trọng của kinh tế Việt Nam là đã tạo ra được giá trị gia tăng lớn thương mại Việt Nam và kết quả của việc đàm phán WTO giúp Việt Nam giải quyết được nhiều vấn đề, như nâng cao năng lực của mình, cũng như sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm khi Việt Nam gia nhập WTO.
Cũng trong buổi tọa đàm, tiến sĩ Harsha V. Singh đã trao tài trợ Chương trình “WTO Chairs” cho nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh Tế.
Đề xuất nghiên cứu, đào tạo của nhóm nghiên cứu này là một trong 14 đề xuất đã được chọn sau quá trình lựa chọn mang tính cạnh tranh cao trong tổng số 70 đề xuất nghiên cứu từ các nước.
Khi lựa chọn, Ban cố vấn xem xét một số tiêu chí trong đó bao gồm: khả năng liên kết, tính mới mẻ, khả năng nâng cao năng lực của các học giả trẻ, tính xây dựng và bền vững, cơ hội liên kết với các tổ chức khác và hiệu quả sử dụng nguồn lực./.
Trần Thúy Hằng (Vietnam+)