Trong năm 2010, dệt may và da giày của Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tốt. Đơn hàng xuất khẩu đều tăng mạnh so với năm ngoái.
Đơn hàng da giày tăng 16%
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), ông Diệp Thành Kiệt, đơn hàng xuất khẩu da giày Việt Nam trong năm nay tăng khoảng 16% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang thiếu nhân công cho những ngành thâm dụng lao động.
Ông Kiệt cho biết nhiều khách hàng đã chuyển từ mua da giày Trung Quốc sang mua sản phẩm da giày của Việt Nam vốn có chất lượng tương đối khá với giá cả chấp nhận được.
Tuy nhiên khó khăn hiện nay của ngành da giày là việc thu hút nhân công do đơn giá gia công thấp nên thu nhập của người lao động thấp hơn so với các ngành khác. Vì vậy, cần phải tìm ra các giải pháp mang tính dài hạn để khắc phục tình trạng này cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nói chung và ngành da giày nói riêng.
Hiện tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam là khoảng 70%. Về nguyên liệu, Việt Nam chủ động hơn 90% về bao bì và đế giày, nhưng chỉ chủ động 20-30% nguyên liệu da cao cấp và chủ yếu phải nhập khẩu.
Theo Lefaso, trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam đạt 2,75 tỉ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, hàng da giày xuất sang thị trường Mỹ đạt gần 700 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.
Dệt may đủ đơn hàng hết năm 2010
Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đã thu về 5,87 tỷ USD (kế hoạch cả năm là 10,5 tỷ USD). Tính đến thời điểm hiện tại phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đủ đơn hàng cho năm 2010, thậm chí có doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì sợ làm không kịp.
Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã làm rất tốt công tác đàm phán giá, mức tăng trung bình 15% so với năm ngoái. Mức tăng này thể hiện được sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tái chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật, Bản châu Âu.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước đã góp phần không nhỏ vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Tại Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc. Hay Hiệp định kinh tế thương mại Việt-Nhật đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đưa được hàng vào khu vực này với mức tăng mạnh khoảng 30%. Kết quả này cho thấy sự năng động trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới của nhiều doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục ký kết các đơn hàng để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may ngày càng chú trọng hơn đến thị trường nội địa bằng việc triển khai thực hiện tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” “Đưa hàng Việt về nông thôn.”
Các siêu thị thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường nội địa, phấn đấu đạt mục tiêu bán lẻ tăng 17-20% năm 2010./.
Đơn hàng da giày tăng 16%
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), ông Diệp Thành Kiệt, đơn hàng xuất khẩu da giày Việt Nam trong năm nay tăng khoảng 16% so với năm ngoái. Nguyên nhân là do Trung Quốc đang thiếu nhân công cho những ngành thâm dụng lao động.
Ông Kiệt cho biết nhiều khách hàng đã chuyển từ mua da giày Trung Quốc sang mua sản phẩm da giày của Việt Nam vốn có chất lượng tương đối khá với giá cả chấp nhận được.
Tuy nhiên khó khăn hiện nay của ngành da giày là việc thu hút nhân công do đơn giá gia công thấp nên thu nhập của người lao động thấp hơn so với các ngành khác. Vì vậy, cần phải tìm ra các giải pháp mang tính dài hạn để khắc phục tình trạng này cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nói chung và ngành da giày nói riêng.
Hiện tỷ lệ gia công của ngành da giày Việt Nam là khoảng 70%. Về nguyên liệu, Việt Nam chủ động hơn 90% về bao bì và đế giày, nhưng chỉ chủ động 20-30% nguyên liệu da cao cấp và chủ yếu phải nhập khẩu.
Theo Lefaso, trong 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày Việt Nam đạt 2,75 tỉ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, hàng da giày xuất sang thị trường Mỹ đạt gần 700 triệu USD, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.
Dệt may đủ đơn hàng hết năm 2010
Bảy tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đã thu về 5,87 tỷ USD (kế hoạch cả năm là 10,5 tỷ USD). Tính đến thời điểm hiện tại phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đủ đơn hàng cho năm 2010, thậm chí có doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì sợ làm không kịp.
Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã làm rất tốt công tác đàm phán giá, mức tăng trung bình 15% so với năm ngoái. Mức tăng này thể hiện được sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam khi tái chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật, Bản châu Âu.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước đã góp phần không nhỏ vào mức tăng kim ngạch xuất khẩu. Tại Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu tăng đến 80% nhờ giảm thuế theo hiệp định giữa ASEAN với Hàn Quốc. Hay Hiệp định kinh tế thương mại Việt-Nhật đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu sang Nhật 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng khu vực ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đưa được hàng vào khu vực này với mức tăng mạnh khoảng 30%. Kết quả này cho thấy sự năng động trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới của nhiều doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tiếp tục ký kết các đơn hàng để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may ngày càng chú trọng hơn đến thị trường nội địa bằng việc triển khai thực hiện tích cực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” “Đưa hàng Việt về nông thôn.”
Các siêu thị thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh chiến lược phát triển thị trường nội địa, phấn đấu đạt mục tiêu bán lẻ tăng 17-20% năm 2010./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)