Nhằm hạn chế tình trạng mũ bảo hiểm không nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường, liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an và Giao thông Vận tải đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy. Theo nhận định của cơ quan chức năng và cũng là trông đợi của doanh nghiệp, dự thảo này sẽ góp phần siết chặt quản lý và nâng cao chất lượng mũ bảo hiểm, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, ý thức người tiêu dùng và cả chính quyền địa phương sở tại có dẹp được “loạn” quản lý buôn bán mũ rởm “đè bẹp” mũ thật hay không khi những điều khoản cứng rắn có trong đề xuất dự thảo Thông tư trên chính thức có hiệu lực? Lập lại trật tự thị trường cho doanh nghiệp
Dự thảo quy định người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông trên đường bộ có trách nhiệm sử dụng đúng mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy tem CR theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; mũ đúng hợp quy phải có đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ), quai đeo; người đội mũ phải cài quai đúng quy cách… Hầu hết các mũ bảo hiểm bán trên “chợ trời” không đạt các quy chuẩn vẫn tràn lan trên khắp các cung đường, mặt phố đã làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm lâm vào thế khốn cùng. Ông Lưu Song Hùng, Phụ trách phòng kinh doanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Nhựa Chí Thành Việt Nam, đơn vị chuyên sản xuất mũ bảo hiểm cho hay, khi mũ bảo hiểm kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất của công ty. Từ năm 2009 đến nay, nhu cầu sản xuất công ty đã giảm 2/3 so với trước, số lượng công nhân cũng giảm một nửa. “Hiện nay, công ty hoạt động cầm chừng, số lượng mũ bảo hiểm sản xuất và bán ra chủ yếu do kênh phân phối quà tặng, các hệ thống đại lý bán gần như không được,” ông Hùng cho hay. Ông Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, nhiều doanh nghiệp do không cạnh tranh được với mũ “rởm” nên buộc lòng phải sản xuất mũ kém chất lượng đồng thời dán tem tiêu chuẩn vào để "sống chung với lũ.” Cũng theo ông Hùng, giá mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn CR cũng không cao, chỉ khoảng 120.000 - 240.000 đồng/mũ với các kiểu dáng phù hợp với nhu cầu mọi người. Sử dụng mũ đạt chuẩn tham gia giao thông an toàn, giảm chấn thương khi bị tai nạn giao thông. Nếu người dân nhận thức được vấn đề này thì các mũ thời trang sẽ không được sử dụng thay thế cho mũ bảo hiểm. “Dự thảo Thông tư này giúp cho doanh nghiệp định hướng tốt hơn, có định hướng cụ thể để sản xuất sản phẩm lâu dài. Sắp tới, nếu Thông tư được thông qua, Công ty sẽ có hướng phát triển mới, trong đó, ưu tiên mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các chuỗi cửa hàng liên kết và ra khoảng 6 - 10 mẫu mũ bảo hiểm mới thời trang hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân,” ông Hùng khẳng định. Chia sẻ quan điểm này, ông Hoàng Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Á Long cho biết: “Mũ bảo hiểm kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị chính hãng. Chỉ riêng thị trường Hà Nội, trung bình mỗi tháng tiêu thụ khoảng 150.000-160.000 chiếc, trong đó, mũ kém chất lượng chiếm khoảng 100.000-110.000 chiếc (70-80% thị phần).” Theo tính toán của các doanh nghiệp sản xuất, để sản xuất được 1 chiếc mũ theo đúng quy chuẩn, chi phí đã gấp đôi giá thành của mũ rởm. Nhu cầu người tiêu dùng chỉ mua mũ giả, nhái nên nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng và phải bù lỗ cho các chi phí sản xuất. Theo đại diện các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, để dự thảo quy định sản xuất mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống cần có sự phân cấp chính quyền rõ ràng trong việc kiểm soát các cơ sở sản xuất và các cửa hàng buôn bán mũ. “Lực lượng quản lý thị trường, công an sẽ “thổi còi” các cửa hàng bán mũ bảo hiểm rởm. Các doanh nghiệp sản xuất mũ không đảm bảo tiêu chuẩn chịu sự giám sát chặt chẽ về tem, quy định tiêu chuẩn của Tổng cục tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng để từ đó sẽ dần dần loại bỏ các đơn vị làm ăn không chân chính,” ông Hùng bày tỏ quan điểm. Đồng tình quan điểm đó, ông Hoàng Linh nhìn nhận, dự thảo là bước đột phá mới trong công tác kiểm soát mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng và là giải pháp hữu hiệu để lấy lại trật tự thị trường cho các doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực này. Ý thức người mua là gốc Hiện nay, theo ý kiến của các chuyên gia, cách phân biệt tốt nhất để phân biệt hàng thật, giả là căn cứ vào giá cả và để thực hiện được điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác bảo vệ của người tiêu dùng và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng mà bắt đầu từ chính quyền địa phương quản lý kinh doanh mũ bảo hiểm. Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại mũ bảo hiểm dù có gắn dấu quy chuẩn CR nhưng không rõ địa chỉ nơi sản xuất bởi phần lớn trong số này đều là hàng giả, hàng nhái. “Đối với những loại mũ bảo hiểm có giá 20.000, 30.000 đồng/chiếc đang được bày bán la liệt trên khắp các vỉa hè hiện nay có thể khẳng định 100% là hàng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng,” ông Tuấn cho biết. Ông Tuấn cũng thừa nhận: “Mỗi năm vẫn có hàng nghìn mũ bảo hiểm kém chất lượng bị các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ và tiêu hủy song tình trạng mũ giả, nhái vẫn bày bán tràn lan. Việc quản lý và kiểm soát những mặt hàng loại này gặp rất nhiều khó khăn bởi việc kinh doanh mặt hàng này không cần điều kiện nên hàng được bán ở các vỉa hè như hàng nước, người bán dạo nên khó có thể kiểm tra, xử phạt.” Theo đại diện Công an phường Yên Phụ, lực lượng công an cùng dân phòng phường đã tổ chức kiểm tra, thu hồi các chủ cửa hàng bán mũ “dạo” có mặt tại địa bàn. “Nhiều người bán mũ với đồ nghề bao tải hay vài thúng, rổ nên khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng đã nhanh chóng dọn dẹp khiến cho công tác bắt giữ gặp nhiều khó khăn,” đại diện công an phường Yên Phụ đánh giá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương cho rằng, để dẹp nạn mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người tiêu dùng. Theo phân tích của ông Thành, hiện có không ít người dân ra đường đội mũ bảo hiểm với mục đích để đối phó với cảnh sát giao thông hơn là để đảm bảo an toàn cho bản thân. “Nhiều người tiêu dùng vẫn đắn đo lựa chọn giữa việc bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để mua một chiếc mũ đảm bảo chất lượng với việc mất vài chục ngàn vẫn có được một chiếc mũ để đội. Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng mũ, nhiều người vẫn mua mũ vỉa hè chỉ để đối phó với công an. Trong trường hợp này thì các cơ quan chức năng cũng đành bó tay,” ông Thành nhận định. Ông Thành cũng thừa nhận rằng, với lượng mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan như hiện nay thì các cơ quan quản lí nhà nước có cố gắng đến mấy cũng khó có thể quản lí hết được. Tất cả đều phụ thuộc vào ý thức người tiêu dùng.”/.
Dự thảo quy định người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông trên đường bộ có trách nhiệm sử dụng đúng mũ bảo hiểm đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy tem CR theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; mũ đúng hợp quy phải có đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ), quai đeo; người đội mũ phải cài quai đúng quy cách… Hầu hết các mũ bảo hiểm bán trên “chợ trời” không đạt các quy chuẩn vẫn tràn lan trên khắp các cung đường, mặt phố đã làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm lâm vào thế khốn cùng. Ông Lưu Song Hùng, Phụ trách phòng kinh doanh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Thương mại Nhựa Chí Thành Việt Nam, đơn vị chuyên sản xuất mũ bảo hiểm cho hay, khi mũ bảo hiểm kém chất lượng bán tràn lan trên thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất của công ty. Từ năm 2009 đến nay, nhu cầu sản xuất công ty đã giảm 2/3 so với trước, số lượng công nhân cũng giảm một nửa. “Hiện nay, công ty hoạt động cầm chừng, số lượng mũ bảo hiểm sản xuất và bán ra chủ yếu do kênh phân phối quà tặng, các hệ thống đại lý bán gần như không được,” ông Hùng cho hay. Ông Hùng cũng thẳng thắn nhìn nhận, nhiều doanh nghiệp do không cạnh tranh được với mũ “rởm” nên buộc lòng phải sản xuất mũ kém chất lượng đồng thời dán tem tiêu chuẩn vào để "sống chung với lũ.” Cũng theo ông Hùng, giá mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn CR cũng không cao, chỉ khoảng 120.000 - 240.000 đồng/mũ với các kiểu dáng phù hợp với nhu cầu mọi người. Sử dụng mũ đạt chuẩn tham gia giao thông an toàn, giảm chấn thương khi bị tai nạn giao thông. Nếu người dân nhận thức được vấn đề này thì các mũ thời trang sẽ không được sử dụng thay thế cho mũ bảo hiểm. “Dự thảo Thông tư này giúp cho doanh nghiệp định hướng tốt hơn, có định hướng cụ thể để sản xuất sản phẩm lâu dài. Sắp tới, nếu Thông tư được thông qua, Công ty sẽ có hướng phát triển mới, trong đó, ưu tiên mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các chuỗi cửa hàng liên kết và ra khoảng 6 - 10 mẫu mũ bảo hiểm mới thời trang hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân,” ông Hùng khẳng định. Chia sẻ quan điểm này, ông Hoàng Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Á Long cho biết: “Mũ bảo hiểm kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị chính hãng. Chỉ riêng thị trường Hà Nội, trung bình mỗi tháng tiêu thụ khoảng 150.000-160.000 chiếc, trong đó, mũ kém chất lượng chiếm khoảng 100.000-110.000 chiếc (70-80% thị phần).” Theo tính toán của các doanh nghiệp sản xuất, để sản xuất được 1 chiếc mũ theo đúng quy chuẩn, chi phí đã gấp đôi giá thành của mũ rởm. Nhu cầu người tiêu dùng chỉ mua mũ giả, nhái nên nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng và phải bù lỗ cho các chi phí sản xuất. Theo đại diện các doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, để dự thảo quy định sản xuất mũ bảo hiểm đi vào cuộc sống cần có sự phân cấp chính quyền rõ ràng trong việc kiểm soát các cơ sở sản xuất và các cửa hàng buôn bán mũ. “Lực lượng quản lý thị trường, công an sẽ “thổi còi” các cửa hàng bán mũ bảo hiểm rởm. Các doanh nghiệp sản xuất mũ không đảm bảo tiêu chuẩn chịu sự giám sát chặt chẽ về tem, quy định tiêu chuẩn của Tổng cục tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng để từ đó sẽ dần dần loại bỏ các đơn vị làm ăn không chân chính,” ông Hùng bày tỏ quan điểm. Đồng tình quan điểm đó, ông Hoàng Linh nhìn nhận, dự thảo là bước đột phá mới trong công tác kiểm soát mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng và là giải pháp hữu hiệu để lấy lại trật tự thị trường cho các doanh nghiệp có thương hiệu trong lĩnh vực này. Ý thức người mua là gốc Hiện nay, theo ý kiến của các chuyên gia, cách phân biệt tốt nhất để phân biệt hàng thật, giả là căn cứ vào giá cả và để thực hiện được điều này thì phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác bảo vệ của người tiêu dùng và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng mà bắt đầu từ chính quyền địa phương quản lý kinh doanh mũ bảo hiểm. Ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại mũ bảo hiểm dù có gắn dấu quy chuẩn CR nhưng không rõ địa chỉ nơi sản xuất bởi phần lớn trong số này đều là hàng giả, hàng nhái. “Đối với những loại mũ bảo hiểm có giá 20.000, 30.000 đồng/chiếc đang được bày bán la liệt trên khắp các vỉa hè hiện nay có thể khẳng định 100% là hàng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng,” ông Tuấn cho biết. Ông Tuấn cũng thừa nhận: “Mỗi năm vẫn có hàng nghìn mũ bảo hiểm kém chất lượng bị các cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ và tiêu hủy song tình trạng mũ giả, nhái vẫn bày bán tràn lan. Việc quản lý và kiểm soát những mặt hàng loại này gặp rất nhiều khó khăn bởi việc kinh doanh mặt hàng này không cần điều kiện nên hàng được bán ở các vỉa hè như hàng nước, người bán dạo nên khó có thể kiểm tra, xử phạt.” Theo đại diện Công an phường Yên Phụ, lực lượng công an cùng dân phòng phường đã tổ chức kiểm tra, thu hồi các chủ cửa hàng bán mũ “dạo” có mặt tại địa bàn. “Nhiều người bán mũ với đồ nghề bao tải hay vài thúng, rổ nên khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng đã nhanh chóng dọn dẹp khiến cho công tác bắt giữ gặp nhiều khó khăn,” đại diện công an phường Yên Phụ đánh giá. Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương cho rằng, để dẹp nạn mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người tiêu dùng. Theo phân tích của ông Thành, hiện có không ít người dân ra đường đội mũ bảo hiểm với mục đích để đối phó với cảnh sát giao thông hơn là để đảm bảo an toàn cho bản thân. “Nhiều người tiêu dùng vẫn đắn đo lựa chọn giữa việc bỏ ra hàng trăm ngàn đồng để mua một chiếc mũ đảm bảo chất lượng với việc mất vài chục ngàn vẫn có được một chiếc mũ để đội. Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng mũ, nhiều người vẫn mua mũ vỉa hè chỉ để đối phó với công an. Trong trường hợp này thì các cơ quan chức năng cũng đành bó tay,” ông Thành nhận định. Ông Thành cũng thừa nhận rằng, với lượng mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan như hiện nay thì các cơ quan quản lí nhà nước có cố gắng đến mấy cũng khó có thể quản lí hết được. Tất cả đều phụ thuộc vào ý thức người tiêu dùng.”/.
Theo dự thảo Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy, mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN là mũ bảo hiểm có các đặc điểm sau: Cấu tạo cơ bản: Mũ phải có đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo. Kiểu dáng mũ phải đáp ứng yêu cầu quy định (Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai không quá 70mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định; Trường hợp có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng không được lớn hơn 50mm; Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm). Mũ phải có nhãn hàng hóa ghi các thông tin cơ bản sau: - Tên sản phẩm: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi môtô, xe máy” - Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu). - Cỡ mũ. - Tháng, năm sản xuất. Mũ phải được gắn dấu hợp quy CR. |
Trung Hiền-Việt Hùng (Vietnam+)