Đến với làng phá xe và buôn bán kim loại phế liệu tại xã Tề Lỗ, Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi được tận mắt chứng kiến hàng chục cơ sở làm nghề tháo dỡ môtô (xe máy) cũ.
Việc mặc cả để mua và bán chiếc xe dễ như người ta bán mớ rau, miếng thịt ngoài chợ, giá rẻ đến bất ngờ, người mua, kẻ bán cũng không còn quan tâm nhiều đến giấy tờ đăng ký, xuất xứ.
Ở đây, trung bình mỗi tháng mỗi cơ sở kinh doanh tiếp nhận từ 30 đến 40 xe, chưa kể đến mỗi cơ sở còn nhập hàng tấn phế liệu có nguồn gốc từ xe máy được phá bỏ từ nơi khác đưa về. Phần lớn các xe máy cũ được đưa về Tề Lỗ, Đồng Văn được các cơ sở ở đây tháo dỡ và phân loại bán cho các lò đúc kim loại, lò thép; các linh kiện xe còn tốt thì được vệ sinh, bảo dưỡng cẩn thận để bán theo giá phụ tùng thay thế các xe khác khi bị hư hỏng.
Những xe không quá tồi, còn khả năng sử dụng được thì các cơ sở chỉnh trang lại để bán cho người có nhu cầu làm phương tiện. Đây cũng là nơi săn lùng xe cũ nguyên chiếc và phụ tùng xe máy qua sử dụng sôi động hàng đầu của giới kinh doanh xe máy các tỉnh, thành trong nước.
"Ngựa sắt" - đâu còn là tài sản xa hoa
Khoảng 15 năm trước, những gia đình kinh tế khá ở các miền quê Việt Nam "tậu" được những chiếc xe môtô 81, 82 (Xe Honda phổ thông sản xuất cách đây trên 20 năm) về nhà là cả một vấn đề không đơn giản bởi chiếc xe giá trị bằng cả đàn trâu, đàn bò hoặc 5 đến 7 tấn thóc, không dễ gì mà ai cũng có được. Giới trẻ làng quê thấy ai sở hữu được tài sản này họ xúm xít bình phẩm, ca ngợi bằng mọi lời lẽ hay đẹp nhất cho những chiếc xe này.
Nào là: "Kim vàng, giọt lệ, hộp xích trắng, giảm xóc 3 tầng", hệ thống điện bán dẫn, tiết kiệm nhiên liệu... hoàn toàn yên tâm hoạt động trên đường dài. Cho dù phần lớn các xe nhập về là xe bãi, nhưng giải thích điều này cùng thời điểm cũng chẳng mấy người cho đây là sự thật, nhất là những người cao tuổi ít được cập nhật thông tin càng không tin. Đã không ít người nói: "Của một đống tiền" đẹp như vậy, dân nước ngoài họ không dùng nữa thì mới bán lại cho người Việt Nam, nói xe bãi như tụi trẻ là không chính xác, là rất tào lao, tầm bậy...
Xe máy trước những năm 1990 vừa được coi là phương tiện, vừa là tài sản quý hiếm của nhiều gia đình. Không ít người coi chiếc xe máy mà họ sở hữu được là niềm hãnh diện, là con "cưng" và thậm chí đem nó để "Diễu võ, giương oai" với thiên hạ.
Thế hệ thanh niên cách đây 30 đến 40 năm về trước có câu: "Một yêu anh có Seiko/Hai yêu anh có Peugoet cá vàng," có thể hiểu đại khái ở đây chiếc đồng hồ và chiếc xe máy mang nhãn hiệu vừa nêu trên là đồ rất giá trị, nam thanh niên có thể đem nó đi "khoe của" và chinh phục phụ nữ xinh đẹp thời bấy giờ.
Những cảm giác còn sung sướng hơn khi được đi trên những chiếc xe mang nhãn hiệu Simson do Đức sản xuất... đã xuất hiện phổ biến vào thập niên 80, thế kỷ XX, người ta lại không tiếc lời ca tụng, như thể ngồi trên xe vừa ó một cảm giác sung sướng là thường, đồng thời còn nâng cao sĩ diện: "Chân đạp xiphông/mông ngồi bình bịch."
Những năm đầu đổi mới, thời kỳ những dòng xe khác nhau nhập về Việt Nam; ngoài các dòng xe 81, 82 thì trong đó còn có các phân khối lớn, nhập nguyên chiếc bắt đầu xuất hiện, không ít người đã ngoa ngắt mà rằng: "Tốc độ tình yêu bằng đường kính xilanh xe máy nhân với vốn cố định"... Mọi lời tán thưởng, ca tụng về chiếc xe máy giờ đây đã còn nữa và người ta chỉ còn coi xe máy chủ yếu là một phương tiện đi lại. Điều đáng quan tâm là hiện nhiều xe chất lượng vẫn tốt đã được tìm đến bán cho các chủ cơ sở kinh doanh phế liệu để họ tháo dỡ.
Khai tử ồ ạt cả xe đẹp, xe tốt
Từ một tài sản có giá trị lớn, giờ đây chiếc xe máy trở thành phương tiện bình thường. Kinh tế-xã hội phát triển, các hãng sản xuất xe nước có mặt tại Việt Nam liên tục tung ra nhiều loại xe máy đời mới, sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng. Người ta có thể thay đổi xe mới dễ dàng và đơn giản chỉ vì không thích chiếc xe mình đang đi bởi lỗi mốt hay xe bắt đầu xuống cấp, đổi xe theo phong trào để không "thua chị, kém em."
Những xe phân khối lớn do Nhật Bản, Hàn Quốc... sản xuất đưa vào sử dụng được 30.000 đến 50.000 km giờ đây đã được những người có thu nhập khá trở lên bán để nâng cấp xe khác rất phổ biến và người dân có thu nhập thấp càng có nhiều có cơ hội thay các xe máy do Trung Quốc sản xuất mà họ đang sử dụng. Như vậy, xe cũ lâm vào cảnh ế ẩm, người ta đã ít mua xe cũ để trung tu, đại tu dùng vào việc đi lại hơn và gần đây xuất hiện tình trạng mua xe để tháo dỡ lấy phụ tùng thay thế và bán phế liệu.
Các thế hệ xe Honda 81 và 82 về Việt Nam phổ biến vào thập niên 80 và 90 thì giờ đây cũng đang có mặt ở nhiều điểm kinh doanh xe cũ, điểm tháo xe bán sắt vụn; trong đó, nhiều xe vẫn có thể hoạt động tốt.
Theo giới kinh doanh xe cũ thì xe máy do Trung Quốc hay Nhật sản xuất đưa vào sử dụng trên dưới 10 năm, khi một vài linh kiện hư hỏng xuống cấp thì thay thế xe vẫn chạy tốt. Đồ thay thế các xe phổ thông hiện nay tràn ngập thị trường, nhưng hiện nay nhiều người không chấp nhận thay thế sửa chữa lớn, xe mới xuống cấp hay tiêu tốn nhiên liệu... cũng là một cớ để bán tháo, để thêm tiền mua xe mới.
Mặt khác, khi các xe đã cũ giá trị chỉ 1 đến 2 triệu đồng/chiếc, lúc lưu hành trên đường vi phạm luật giao thông và bị Cảnh sát bắt giữ, tạm giữ xe thì chủ xe có thể bỏ xe luôn để khỏi phải làm các thủ tục xin lại xe vì họ cho rằng việc xin lại xe vừa mất tiền phạt và vừa tốn thời gian. Chính điều này, những năm gần đây lực lượng công an ở các huyện, thị, thành nhiều địa phương trong nước đã liên hệ với các cơ sở kinh doanh xe máy cũ ở Yên Lạc để thanh lý các bãi xe mà lực cượng công an, cảnh sát bắt giữ, chờ lâu các chủ xe không chịu đến nộp phạt và nhận xe về.
Anh Tạ Duy Phong - Chủ cơ sở kinh doanh xe máy cũ cho biết, cơ sở của anh chọn nghề kinh doanh, tháo dỡ xe máy cũ là vì nghề này không cần nhiều vốn. Những xe máy do Trung quốc sản xuất khi cũ mà cơ sở mua về để tháo dỡ thường có giá 800.000-900.000 đồng/xe và khi "mổ xẻ" xong trừ tiền công cơ sở còn lãi được 100.000-150.000 đồng/xe.
Các xe mang nhãn hiệu Honda, Suzuki, Yamaha sản xuất tại Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... còn sử dụng được, có dung tích 100 phân khối trở xuống, cơ sở mua với giá từ 3 đến 10 triệu đồng, tuỳ theo chất lượng... Thông thường khi các xe mang cũ mang nhãn hiệu nêu trên khi cơ sở bán lại cho khách hàng thì mỗi xe được lãi từ 500.000 đến 700.000 đồng; xe hình thức kém mất nhiều công chỉnh trang thì thường tháo bán phù tùng.
Anh Hoàng Đức Hiệp, chủ cơ sở buôn bán xe máy cũ ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, thổ lộ: "Cơ sở của anh chuyên buôn bán các loại xe phân khối lớn từ 125 phân khối trở lên và loại xe này chủ yếu nhập nguyên chiếc. Giờ đây phần lớn các xe này đã xuốp cấp, phù tùng thay thế chính hãng khó mua, tốn nhiên liệu...người dân thường rất hiếm khi mua loại xe này."
Tuy vậy, các xe trên vẫn là đối tượng "săn lùng" của không ít giới trẻ, nhất là xe hình thức còn khá, vì họ cho rằng các xe phân khối lớn nhập nguyên chiếc là hàng độc đáo, nếu được thay thế các phụ tùng chính hãng thì chất lượng xe sẽ tốt hơn hẳn so với các xe phổ thông lắp ráp trong nước. Những xe 125 phân khối trở lên, qua sử dụng trên 10 năm, được giữ gìn cẩn thận và có hình thức đẹp giá từ 20 đến 30 triệu đồng/xe.
Mối lo chất thải nguy hại
Từ đầu quay băng, đĩa, đài cũ, tivi hư hỏng... nhiều năm qua đã không mấy người có ý định sửa chữa vì hàng mới khá đa dạng, giá cả phải chăng đã làm cho mặt hàng cũ này tràn ngập các cơ sở sửa chữa, các điểm thu mua phế hiệu.
Giờ đây, người ta đang cho rằng tương lai không xa sẽ là sản phẩm phế thải của xe máy vì số lượng xe ở các địa phương trong nước hiện nay là rất lớn, nhất là khi lượng xe cũ, chất lượng thấp được bán đổ, bán tháo.
Theo các cơ sở kinh doanh xe cũ, khi tiền công tháo dỡ xe còn hấp dẫn, phụ tùng tháo ra nhiều khách hàng mua, các cơ sở đúc kim loại và lò thép ở địa bàn hoạt động đều đặn thì việc kinh doanh xe máy cũ cũng diễn ra sôi động.
Lúc đó sẽ nảy sinh vấn đề môi trường nhưng không quá bức xúc, bởi vì người dân làm nghề trong gia đình của họ, họ chủ động phân loại, thu gom chất thải, xử lý chất thải nhằm bảo vệ chính nơi sinh sống của gia đình mình.
Tuy vậy, khi tiền công không còn hấp dẫn, người tiêu dùng quay lưng với phụ tùng xe máy qua sử dụng, chính quyền hạn chế hoạt động các lò đúc kim loại, lò thép nói chung vì ô nhiễm môi trường, vì nguồn điện không thể đáp ứng... Lúc ấy, người ta không chấp nhận với cái nghề kinh doanh xe cũ, tháo dỡ xe cũ tại gia đình. Việc lo nghĩa trang, nghĩa địa cho "ngựa sắt" ở ngoài khu dân cư sẽ trở thành vấn đề bức xúc, nan giải./.
Việc mặc cả để mua và bán chiếc xe dễ như người ta bán mớ rau, miếng thịt ngoài chợ, giá rẻ đến bất ngờ, người mua, kẻ bán cũng không còn quan tâm nhiều đến giấy tờ đăng ký, xuất xứ.
Ở đây, trung bình mỗi tháng mỗi cơ sở kinh doanh tiếp nhận từ 30 đến 40 xe, chưa kể đến mỗi cơ sở còn nhập hàng tấn phế liệu có nguồn gốc từ xe máy được phá bỏ từ nơi khác đưa về. Phần lớn các xe máy cũ được đưa về Tề Lỗ, Đồng Văn được các cơ sở ở đây tháo dỡ và phân loại bán cho các lò đúc kim loại, lò thép; các linh kiện xe còn tốt thì được vệ sinh, bảo dưỡng cẩn thận để bán theo giá phụ tùng thay thế các xe khác khi bị hư hỏng.
Những xe không quá tồi, còn khả năng sử dụng được thì các cơ sở chỉnh trang lại để bán cho người có nhu cầu làm phương tiện. Đây cũng là nơi săn lùng xe cũ nguyên chiếc và phụ tùng xe máy qua sử dụng sôi động hàng đầu của giới kinh doanh xe máy các tỉnh, thành trong nước.
"Ngựa sắt" - đâu còn là tài sản xa hoa
Khoảng 15 năm trước, những gia đình kinh tế khá ở các miền quê Việt Nam "tậu" được những chiếc xe môtô 81, 82 (Xe Honda phổ thông sản xuất cách đây trên 20 năm) về nhà là cả một vấn đề không đơn giản bởi chiếc xe giá trị bằng cả đàn trâu, đàn bò hoặc 5 đến 7 tấn thóc, không dễ gì mà ai cũng có được. Giới trẻ làng quê thấy ai sở hữu được tài sản này họ xúm xít bình phẩm, ca ngợi bằng mọi lời lẽ hay đẹp nhất cho những chiếc xe này.
Nào là: "Kim vàng, giọt lệ, hộp xích trắng, giảm xóc 3 tầng", hệ thống điện bán dẫn, tiết kiệm nhiên liệu... hoàn toàn yên tâm hoạt động trên đường dài. Cho dù phần lớn các xe nhập về là xe bãi, nhưng giải thích điều này cùng thời điểm cũng chẳng mấy người cho đây là sự thật, nhất là những người cao tuổi ít được cập nhật thông tin càng không tin. Đã không ít người nói: "Của một đống tiền" đẹp như vậy, dân nước ngoài họ không dùng nữa thì mới bán lại cho người Việt Nam, nói xe bãi như tụi trẻ là không chính xác, là rất tào lao, tầm bậy...
Xe máy trước những năm 1990 vừa được coi là phương tiện, vừa là tài sản quý hiếm của nhiều gia đình. Không ít người coi chiếc xe máy mà họ sở hữu được là niềm hãnh diện, là con "cưng" và thậm chí đem nó để "Diễu võ, giương oai" với thiên hạ.
Thế hệ thanh niên cách đây 30 đến 40 năm về trước có câu: "Một yêu anh có Seiko/Hai yêu anh có Peugoet cá vàng," có thể hiểu đại khái ở đây chiếc đồng hồ và chiếc xe máy mang nhãn hiệu vừa nêu trên là đồ rất giá trị, nam thanh niên có thể đem nó đi "khoe của" và chinh phục phụ nữ xinh đẹp thời bấy giờ.
Những cảm giác còn sung sướng hơn khi được đi trên những chiếc xe mang nhãn hiệu Simson do Đức sản xuất... đã xuất hiện phổ biến vào thập niên 80, thế kỷ XX, người ta lại không tiếc lời ca tụng, như thể ngồi trên xe vừa ó một cảm giác sung sướng là thường, đồng thời còn nâng cao sĩ diện: "Chân đạp xiphông/mông ngồi bình bịch."
Những năm đầu đổi mới, thời kỳ những dòng xe khác nhau nhập về Việt Nam; ngoài các dòng xe 81, 82 thì trong đó còn có các phân khối lớn, nhập nguyên chiếc bắt đầu xuất hiện, không ít người đã ngoa ngắt mà rằng: "Tốc độ tình yêu bằng đường kính xilanh xe máy nhân với vốn cố định"... Mọi lời tán thưởng, ca tụng về chiếc xe máy giờ đây đã còn nữa và người ta chỉ còn coi xe máy chủ yếu là một phương tiện đi lại. Điều đáng quan tâm là hiện nhiều xe chất lượng vẫn tốt đã được tìm đến bán cho các chủ cơ sở kinh doanh phế liệu để họ tháo dỡ.
Khai tử ồ ạt cả xe đẹp, xe tốt
Từ một tài sản có giá trị lớn, giờ đây chiếc xe máy trở thành phương tiện bình thường. Kinh tế-xã hội phát triển, các hãng sản xuất xe nước có mặt tại Việt Nam liên tục tung ra nhiều loại xe máy đời mới, sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng. Người ta có thể thay đổi xe mới dễ dàng và đơn giản chỉ vì không thích chiếc xe mình đang đi bởi lỗi mốt hay xe bắt đầu xuống cấp, đổi xe theo phong trào để không "thua chị, kém em."
Những xe phân khối lớn do Nhật Bản, Hàn Quốc... sản xuất đưa vào sử dụng được 30.000 đến 50.000 km giờ đây đã được những người có thu nhập khá trở lên bán để nâng cấp xe khác rất phổ biến và người dân có thu nhập thấp càng có nhiều có cơ hội thay các xe máy do Trung Quốc sản xuất mà họ đang sử dụng. Như vậy, xe cũ lâm vào cảnh ế ẩm, người ta đã ít mua xe cũ để trung tu, đại tu dùng vào việc đi lại hơn và gần đây xuất hiện tình trạng mua xe để tháo dỡ lấy phụ tùng thay thế và bán phế liệu.
Các thế hệ xe Honda 81 và 82 về Việt Nam phổ biến vào thập niên 80 và 90 thì giờ đây cũng đang có mặt ở nhiều điểm kinh doanh xe cũ, điểm tháo xe bán sắt vụn; trong đó, nhiều xe vẫn có thể hoạt động tốt.
Theo giới kinh doanh xe cũ thì xe máy do Trung Quốc hay Nhật sản xuất đưa vào sử dụng trên dưới 10 năm, khi một vài linh kiện hư hỏng xuống cấp thì thay thế xe vẫn chạy tốt. Đồ thay thế các xe phổ thông hiện nay tràn ngập thị trường, nhưng hiện nay nhiều người không chấp nhận thay thế sửa chữa lớn, xe mới xuống cấp hay tiêu tốn nhiên liệu... cũng là một cớ để bán tháo, để thêm tiền mua xe mới.
Mặt khác, khi các xe đã cũ giá trị chỉ 1 đến 2 triệu đồng/chiếc, lúc lưu hành trên đường vi phạm luật giao thông và bị Cảnh sát bắt giữ, tạm giữ xe thì chủ xe có thể bỏ xe luôn để khỏi phải làm các thủ tục xin lại xe vì họ cho rằng việc xin lại xe vừa mất tiền phạt và vừa tốn thời gian. Chính điều này, những năm gần đây lực lượng công an ở các huyện, thị, thành nhiều địa phương trong nước đã liên hệ với các cơ sở kinh doanh xe máy cũ ở Yên Lạc để thanh lý các bãi xe mà lực cượng công an, cảnh sát bắt giữ, chờ lâu các chủ xe không chịu đến nộp phạt và nhận xe về.
Anh Tạ Duy Phong - Chủ cơ sở kinh doanh xe máy cũ cho biết, cơ sở của anh chọn nghề kinh doanh, tháo dỡ xe máy cũ là vì nghề này không cần nhiều vốn. Những xe máy do Trung quốc sản xuất khi cũ mà cơ sở mua về để tháo dỡ thường có giá 800.000-900.000 đồng/xe và khi "mổ xẻ" xong trừ tiền công cơ sở còn lãi được 100.000-150.000 đồng/xe.
Các xe mang nhãn hiệu Honda, Suzuki, Yamaha sản xuất tại Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... còn sử dụng được, có dung tích 100 phân khối trở xuống, cơ sở mua với giá từ 3 đến 10 triệu đồng, tuỳ theo chất lượng... Thông thường khi các xe mang cũ mang nhãn hiệu nêu trên khi cơ sở bán lại cho khách hàng thì mỗi xe được lãi từ 500.000 đến 700.000 đồng; xe hình thức kém mất nhiều công chỉnh trang thì thường tháo bán phù tùng.
Anh Hoàng Đức Hiệp, chủ cơ sở buôn bán xe máy cũ ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, thổ lộ: "Cơ sở của anh chuyên buôn bán các loại xe phân khối lớn từ 125 phân khối trở lên và loại xe này chủ yếu nhập nguyên chiếc. Giờ đây phần lớn các xe này đã xuốp cấp, phù tùng thay thế chính hãng khó mua, tốn nhiên liệu...người dân thường rất hiếm khi mua loại xe này."
Tuy vậy, các xe trên vẫn là đối tượng "săn lùng" của không ít giới trẻ, nhất là xe hình thức còn khá, vì họ cho rằng các xe phân khối lớn nhập nguyên chiếc là hàng độc đáo, nếu được thay thế các phụ tùng chính hãng thì chất lượng xe sẽ tốt hơn hẳn so với các xe phổ thông lắp ráp trong nước. Những xe 125 phân khối trở lên, qua sử dụng trên 10 năm, được giữ gìn cẩn thận và có hình thức đẹp giá từ 20 đến 30 triệu đồng/xe.
Mối lo chất thải nguy hại
Từ đầu quay băng, đĩa, đài cũ, tivi hư hỏng... nhiều năm qua đã không mấy người có ý định sửa chữa vì hàng mới khá đa dạng, giá cả phải chăng đã làm cho mặt hàng cũ này tràn ngập các cơ sở sửa chữa, các điểm thu mua phế hiệu.
Giờ đây, người ta đang cho rằng tương lai không xa sẽ là sản phẩm phế thải của xe máy vì số lượng xe ở các địa phương trong nước hiện nay là rất lớn, nhất là khi lượng xe cũ, chất lượng thấp được bán đổ, bán tháo.
Theo các cơ sở kinh doanh xe cũ, khi tiền công tháo dỡ xe còn hấp dẫn, phụ tùng tháo ra nhiều khách hàng mua, các cơ sở đúc kim loại và lò thép ở địa bàn hoạt động đều đặn thì việc kinh doanh xe máy cũ cũng diễn ra sôi động.
Lúc đó sẽ nảy sinh vấn đề môi trường nhưng không quá bức xúc, bởi vì người dân làm nghề trong gia đình của họ, họ chủ động phân loại, thu gom chất thải, xử lý chất thải nhằm bảo vệ chính nơi sinh sống của gia đình mình.
Tuy vậy, khi tiền công không còn hấp dẫn, người tiêu dùng quay lưng với phụ tùng xe máy qua sử dụng, chính quyền hạn chế hoạt động các lò đúc kim loại, lò thép nói chung vì ô nhiễm môi trường, vì nguồn điện không thể đáp ứng... Lúc ấy, người ta không chấp nhận với cái nghề kinh doanh xe cũ, tháo dỡ xe cũ tại gia đình. Việc lo nghĩa trang, nghĩa địa cho "ngựa sắt" ở ngoài khu dân cư sẽ trở thành vấn đề bức xúc, nan giải./.
Nguyễn Trọng Lịch (Vietnam+)