Ngày 4/6, Ủy ban Nhân dân phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đền Tam Giang và chùa Đại Bi.
Đền Tam Giang thờ nhân vật lịch sử huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước là Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương (tên húy là Thổ Lệnh) là thần làng Bạch Hạc - thần sông Bạch Hạc. Trong đền còn thờ nhân vật lịch sử triều Trần là Chiêu văn vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu. Đền được xây dựng vào giữa thế kỷ 6 (năm 650).
Chùa Đại Bi được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Ngôi chùa không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ mà còn là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa làng xã của người dân trong khu vực qua nhiều đời.
Đền Tam Giang, chùa Đại Bi xây dựng theo kiến trúc "tiền thần, hậu phật" ngay trên địa thế ngã ba Hạc - hợp điểm Tam Giang, là nơi hợp lưu của ba con sông là sông Thao, sông Đà, sông Lô, một trong những danh thắng của vùng đất Tổ; gắn liền với những sự kiện lịch sử rất đáng trân trọng được sử sách lưu truyền, đồng thời là nơi phong cảnh hữu tình có giá trị lớn về danh thắng cổ xưa.
Cụm di tích này còn lưu giữ được hệ thống cổ vật, di vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật phong phú về loại hình, đa dạng về chất lượng. Tiêu biểu như bia đá "Hậu thần bia ký" (năm 1818); chuông đồng "thông thánh quán chung ký" (niên đại 1830). Đặc biệt quý giá là những bài minh chuông gắn liền với ngôi đền Tam Giang đó là thác bản chuông "Thông Thánh Quán" (năm 1321, đời vua Trần Minh Tông) và "Phụng Thái Thanh từ" (niên đại Gia Long năm thứ 17).
Đó là nguồn tư liệu lịch sử giá trị góp phần nghiên cứu nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần, là những di sản văn hóa quý giá góp phần quan trọng khẳng định giá trị của cụm di tích./.
Đền Tam Giang thờ nhân vật lịch sử huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước là Vũ phụ Trung dực Uy Hiển Vương (tên húy là Thổ Lệnh) là thần làng Bạch Hạc - thần sông Bạch Hạc. Trong đền còn thờ nhân vật lịch sử triều Trần là Chiêu văn vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu. Đền được xây dựng vào giữa thế kỷ 6 (năm 650).
Chùa Đại Bi được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Ngôi chùa không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ mà còn là một trong những nơi sinh hoạt văn hóa làng xã của người dân trong khu vực qua nhiều đời.
Đền Tam Giang, chùa Đại Bi xây dựng theo kiến trúc "tiền thần, hậu phật" ngay trên địa thế ngã ba Hạc - hợp điểm Tam Giang, là nơi hợp lưu của ba con sông là sông Thao, sông Đà, sông Lô, một trong những danh thắng của vùng đất Tổ; gắn liền với những sự kiện lịch sử rất đáng trân trọng được sử sách lưu truyền, đồng thời là nơi phong cảnh hữu tình có giá trị lớn về danh thắng cổ xưa.
Cụm di tích này còn lưu giữ được hệ thống cổ vật, di vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật phong phú về loại hình, đa dạng về chất lượng. Tiêu biểu như bia đá "Hậu thần bia ký" (năm 1818); chuông đồng "thông thánh quán chung ký" (niên đại 1830). Đặc biệt quý giá là những bài minh chuông gắn liền với ngôi đền Tam Giang đó là thác bản chuông "Thông Thánh Quán" (năm 1321, đời vua Trần Minh Tông) và "Phụng Thái Thanh từ" (niên đại Gia Long năm thứ 17).
Đó là nguồn tư liệu lịch sử giá trị góp phần nghiên cứu nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội thời Trần, là những di sản văn hóa quý giá góp phần quan trọng khẳng định giá trị của cụm di tích./.
Hương Thu (TTXVN/Vietnam+)