Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) vừa tiến hành lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng và trang trí ngôi đền cổ phật giáo Borobodur tại Yorgykarta trong nửa tháng, từ 13-28/10/2012.
Mục đích của điều này nhằm hối thúc Chính phủ Indonesia tăng cường và mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RE) để giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.
Cùng với hoạt động trên, Greenpeace còn thành lập Trạm giải cứu khí hậu (Climate Rescue Station) để xúc tiến nâng cao nhận thức về năng lượng tái tạo ở Indonesia.
Ông Arif Fiyanto, phụ trách Chiến dịch Năng lượng và Khí hậu của Greenpeace ở Đông Nam Á nói rằng ánh sáng từ năng lượng Mặt Trời chiếu sáng Borobodur về đêm cũng chính là quan điểm của Greenpeace về một tưowng lai năng lượng an toàn và sạch, đồng thời thể hiện mong muốn và khả năng hợp tác của Greeenpeace với các chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, vì một tương lai xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn.
Hướng tới năng lượng tái tạo, các chính phủ không chỉ bảo vệ được các cộng đồng từ những mối nguy hiểm môi trường và sức khỏe do ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện gây ra, mà còn là một phần nỗ lực của toàn cầu ngăn chặn những tác động xấu của thay đổi khí hậu.
Borobudur, là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Indonesia cùng với đảo Bali.
Ông Arif Fiyanto lưu ý rằng Indonesia có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, trong đó chiếm tới 40% tiềm năng địau nhiệt của thế giới, song hiện năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm chưa đầy 5% (1.345 MW) tổng công suất phát điện của nước này./.
Mục đích của điều này nhằm hối thúc Chính phủ Indonesia tăng cường và mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (RE) để giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra.
Cùng với hoạt động trên, Greenpeace còn thành lập Trạm giải cứu khí hậu (Climate Rescue Station) để xúc tiến nâng cao nhận thức về năng lượng tái tạo ở Indonesia.
Ông Arif Fiyanto, phụ trách Chiến dịch Năng lượng và Khí hậu của Greenpeace ở Đông Nam Á nói rằng ánh sáng từ năng lượng Mặt Trời chiếu sáng Borobodur về đêm cũng chính là quan điểm của Greenpeace về một tưowng lai năng lượng an toàn và sạch, đồng thời thể hiện mong muốn và khả năng hợp tác của Greeenpeace với các chính phủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, vì một tương lai xanh hơn, sạch hơn và an toàn hơn.
Hướng tới năng lượng tái tạo, các chính phủ không chỉ bảo vệ được các cộng đồng từ những mối nguy hiểm môi trường và sức khỏe do ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện gây ra, mà còn là một phần nỗ lực của toàn cầu ngăn chặn những tác động xấu của thay đổi khí hậu.
Borobudur, là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ thứ 9 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây cũng là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của Indonesia cùng với đảo Bali.
Ông Arif Fiyanto lưu ý rằng Indonesia có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, trong đó chiếm tới 40% tiềm năng địau nhiệt của thế giới, song hiện năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm chưa đầy 5% (1.345 MW) tổng công suất phát điện của nước này./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)