Với hơn 1.000 năm tuổi, đền Bạch Mã là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt có giá trị, là một trong những chứng tích quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật cũng như đời sống tinh thần của Hà Nội ngay trong lòng phố cổ với nhiều nét đặc sắc về lịch sử và triết học, về vị Thần được thờ.
Ông Nguyễn Văn Sâm, nguyên là bộ đội đặc công, hiện là thủ từ ngôi đền cho chúng tôi biết đền Bạch Mã thờ Long Đỗ chính khí tức là Quốc Đô Thành hoàng Thăng Long, được gọi là "Đông trấn chính từ" - trấn ở phía Đông thành.
Theo truyền thuyết, đền Bạch Mã được Cao Biền xây năm 866 thờ thần Long Đỗ Vương. Năm 1010, sau khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho sửa sang lại đền bởi ngôi đền và thần Bạch Mã gắn liền với truyền thuyết xây thành của vua Lý Thái Tổ.
Theo sử sách ghi lại, năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và bắt đầu công cuộc xây dựng thành nhưng đắp thành nhiều lần không được, ba lần xây thành nhưng cứ xây xong lại đổ. Vua cho người đi hỏi dân chúng, mới biết ở đất này có hiển linh từ trước, vua bèn sai biện lễ cầu đảo.
Đêm ấy vua nằm mộng gặp Thần Long Đỗ tới chúc mừng và dặn nhà vua rằng cứ theo dấu vó ngựa mà đắp, tất sẽ thành công. Bấy giờ vua thấy Ngựa trắng từ đền ra, đi một vòng từ đông sang tây rồi lại quay về đền biến mất. Hôm sau, nhà vua thấy có dấu chân ngựa in trên mặt đất bèn sai người cứ theo đó mà xây thành đắp lũy, quả nhiên xây tới đâu được tới đấy.
Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua bèn cho tạc tượng Ngựa trắng để thờ, sắc phong thần Long Đỗ làm “Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương” và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” (đền thiêng Ngựa trắng).
Trải qua các triều đại, ngôi đền còn được trùng tu nhiều lần sau đó. Đây là một ngôi đền lớn quy mô bề thế còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần, Nguyễn.
Ðền có kiến trúc đẹp mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật cổ, rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn thông qua các hoa văn họa tiết chạm trổ tinh xảo tại các bộ vì, cột, kèo, xà ngang được làm bằng gỗ quý và các chân đá kê hình lục giác, hình tròn.
Ðền còn lưu giữ được 15 tấm bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, quy định tuổi lên lão, thể lệ đóng góp, tập tục ăn uống, việc chúa Trịnh cho phép được miễn sưu dịch, tiền thuế để trông nom, chăm sóc đền. Ngoài ra đền còn giữ được nhiều sắc phong của các triều vua từ thời Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, cùng nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý hiếm khác. Ðền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1986.
Tương truyền, đền Bạch Mã nổi tiếng linh thiêng. Thời ấy, ở cửa Ðông có mở chợ buôn bán. Phố phường bị hỏa hoạn, gió thổi mạnh cháy rất nhiều, duy chỉ có đền là không bị lửa bén tới. Vua lại gia phong cho hưởng lộc, các buổi lễ nghinh xuân đều được cử hành tại đây. Ðời Trần, ba lần phố Cửa Ðông bị cháy, lửa lan đến phố Hàng Buồm nhưng đền vẫn nguyên vẹn.
Cũng theo ông Sâm, Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm được tổ chức vào ngày 13/2 âm lịch. Nhưng năm nay Lễ hội diễn ra trong hai ngày 27 và 28/3 - tức ngày 12 và 13 tháng hai âm lịch, góp phần tạo không khí ngày hội đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Nét mới của lễ hội năm nay là mô phỏng lễ tiến Xuân Ngưu (tiến trâu vào tiết Lập Xuân). Lễ tiến Xuân Ngưu gồm hai ý nghĩa là tống tiễn mùa đông và đón nhận mùa xuân, cầu mong cho mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, đây là một phong tục vừa có tính nghi thức cung đình lại vừa có tính tín ngưỡng dân gian của kinh thành Thăng Long một thuở.
Theo ông Sâm, đại diện Ban quản lý Dự án tu bổ đền Bạch Mã, có được ngôi đền đẹp đẽ, bảo tồn nguyên kiến trúc cũ, thật sự bền vững này, trong hai năm (2007-2009) người dân đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng để trùng tu toàn phần đền gồm Cung cấm, Trung tế, Tiền tế và Phương Đình.
Thành phố Hà Nội cũng đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để làm lại Nghi môn. Đây là một trong những công trình 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
“Trước ngày 30/6, toàn bộ dự án chắc chắn sẽ hoàn thành. Ðền Bạch Mã mãi mãi là biểu tượng của kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến có ý nghĩa giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước trong mọi thế hệ,” ông Sâm vui vẻ khẳng định./.
Ông Nguyễn Văn Sâm, nguyên là bộ đội đặc công, hiện là thủ từ ngôi đền cho chúng tôi biết đền Bạch Mã thờ Long Đỗ chính khí tức là Quốc Đô Thành hoàng Thăng Long, được gọi là "Đông trấn chính từ" - trấn ở phía Đông thành.
Theo truyền thuyết, đền Bạch Mã được Cao Biền xây năm 866 thờ thần Long Đỗ Vương. Năm 1010, sau khi dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho sửa sang lại đền bởi ngôi đền và thần Bạch Mã gắn liền với truyền thuyết xây thành của vua Lý Thái Tổ.
Theo sử sách ghi lại, năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và bắt đầu công cuộc xây dựng thành nhưng đắp thành nhiều lần không được, ba lần xây thành nhưng cứ xây xong lại đổ. Vua cho người đi hỏi dân chúng, mới biết ở đất này có hiển linh từ trước, vua bèn sai biện lễ cầu đảo.
Đêm ấy vua nằm mộng gặp Thần Long Đỗ tới chúc mừng và dặn nhà vua rằng cứ theo dấu vó ngựa mà đắp, tất sẽ thành công. Bấy giờ vua thấy Ngựa trắng từ đền ra, đi một vòng từ đông sang tây rồi lại quay về đền biến mất. Hôm sau, nhà vua thấy có dấu chân ngựa in trên mặt đất bèn sai người cứ theo đó mà xây thành đắp lũy, quả nhiên xây tới đâu được tới đấy.
Tạ ơn thần linh trợ giúp, vua bèn cho tạc tượng Ngựa trắng để thờ, sắc phong thần Long Đỗ làm “Quốc đô Định bang Thành Hoàng Đại Vương” và cho gọi tên ngôi đền thờ thần là “Bạch Mã linh từ” (đền thiêng Ngựa trắng).
Trải qua các triều đại, ngôi đền còn được trùng tu nhiều lần sau đó. Đây là một ngôi đền lớn quy mô bề thế còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần, Nguyễn.
Ðền có kiến trúc đẹp mang đậm phong cách kiến trúc nghệ thuật cổ, rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn thông qua các hoa văn họa tiết chạm trổ tinh xảo tại các bộ vì, cột, kèo, xà ngang được làm bằng gỗ quý và các chân đá kê hình lục giác, hình tròn.
Ðền còn lưu giữ được 15 tấm bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, quy định tuổi lên lão, thể lệ đóng góp, tập tục ăn uống, việc chúa Trịnh cho phép được miễn sưu dịch, tiền thuế để trông nom, chăm sóc đền. Ngoài ra đền còn giữ được nhiều sắc phong của các triều vua từ thời Lê, Tây Sơn đến triều Nguyễn, cùng nhiều hiện vật, đồ thờ tự quý hiếm khác. Ðền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1986.
Tương truyền, đền Bạch Mã nổi tiếng linh thiêng. Thời ấy, ở cửa Ðông có mở chợ buôn bán. Phố phường bị hỏa hoạn, gió thổi mạnh cháy rất nhiều, duy chỉ có đền là không bị lửa bén tới. Vua lại gia phong cho hưởng lộc, các buổi lễ nghinh xuân đều được cử hành tại đây. Ðời Trần, ba lần phố Cửa Ðông bị cháy, lửa lan đến phố Hàng Buồm nhưng đền vẫn nguyên vẹn.
Cũng theo ông Sâm, Lễ hội đền Bạch Mã hàng năm được tổ chức vào ngày 13/2 âm lịch. Nhưng năm nay Lễ hội diễn ra trong hai ngày 27 và 28/3 - tức ngày 12 và 13 tháng hai âm lịch, góp phần tạo không khí ngày hội đoàn kết, vui tươi, phấn khởi, chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Nét mới của lễ hội năm nay là mô phỏng lễ tiến Xuân Ngưu (tiến trâu vào tiết Lập Xuân). Lễ tiến Xuân Ngưu gồm hai ý nghĩa là tống tiễn mùa đông và đón nhận mùa xuân, cầu mong cho mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, đây là một phong tục vừa có tính nghi thức cung đình lại vừa có tính tín ngưỡng dân gian của kinh thành Thăng Long một thuở.
Theo ông Sâm, đại diện Ban quản lý Dự án tu bổ đền Bạch Mã, có được ngôi đền đẹp đẽ, bảo tồn nguyên kiến trúc cũ, thật sự bền vững này, trong hai năm (2007-2009) người dân đã đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng để trùng tu toàn phần đền gồm Cung cấm, Trung tế, Tiền tế và Phương Đình.
Thành phố Hà Nội cũng đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để làm lại Nghi môn. Đây là một trong những công trình 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
“Trước ngày 30/6, toàn bộ dự án chắc chắn sẽ hoàn thành. Ðền Bạch Mã mãi mãi là biểu tượng của kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến có ý nghĩa giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước trong mọi thế hệ,” ông Sâm vui vẻ khẳng định./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)