Tối 1/10, hàng vạn người dân Thủ đô và du khách đã dồn về Hồ Gươm, trung tâm Hà Nội để thưởng thức “bữa tiệc” ánh sáng trong chương trình nghệ thuật đặc sắc mang tên “Đêm Hồ Gươm lung linh” chào mừng Đại lễ.
Hồ Gươm với huyền thoại vua Lê trả gươm Rùa thần, đêm nay trở nên huyền ảo với muôn ngàn ánh điện màu lấp lánh trong lùm cây, rọi sáng Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tạo nên dải ánh sáng như sao sa bao quanh mặt hồ.
Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 2.000 diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng, trong đó có 400 nghệ sỹ diễn viên của 10 nhà hát, đoàn nghệ thuật Trung ương và địa phương, 200 người mẫu, hoa hậu, á hậu.
Cùng với đó là hệ thống chiếu sáng gồm 120 đèn chiếu rọi, đèn laser và vô vàn đèn trang trí các màu.
Nếu như nhiều chương trình trong 10 ngày Đại lễ thực hiện việc tái hiện lịch sử, hoặc điểm lại các dấu ấn thời gian thì "Đêm hồ Gươm lung linh" lại tập trung phản ánh nét hội tụ của một Hà Nội văn minh-thanh lịch-hiện đại, ẩn chứa trong mình những giá trị văn hiến ngàn năm.
Với sự kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng trong một không gian rộng có mặt nước làm tâm điểm, “Đêm hồ Gươm lung linh” gồm chuỗi lễ hội nối tiếp nhau.
Mở đầu là Lễ hội ánh sáng diễn ra xung quanh hồ, kết hợp giữa hình ảnh qua công nghệ trình chiếu của đèn laser lên màn khói phun sương và màn pháo hoa nghệ thuật kéo dài 15 phút. Những chùm pháo hoa rực rỡ, tỏa sáng trời đêm, cùng các chùm tia sáng đủ màu loang loáng đan xen và âm thanh trong trẻo lan tỏa khắp mặt hồ đã thực sự hớp hồn công chúng, nhất là các bạn trẻ.
Cùng lúc đó, Lễ hội áo dài diễn ra trên sàn diễn đặc biệt dài hơn 300m được trải chiếu hoa, nối từ đền Ngọc Sơn-cầu Thê Húc-Tháp Bút đến đường Đinh Tiên Hoàng, hai bên là các đèn hoa cách điệu.
Dưới sự hỗ trợ của ánh sáng và pháo bông, hơn 100 người mẫu và các hoa hậu, á hậu cùng 100 diễn viên quần chúng lần lượt trình diễn 600 bộ áo dài độc đáo và ấn tượng của nhà thiết kế Ngân An và Đức Hùng.
Mở đầu là bộ sưu tập áo dài cổ, do 20 người mẫu đầu tóc vấn kiểu Hà Nội xưa trình diễn với đèn lồng.
Tiếp đó là các bộ sưu tập áo dài mang nhiều chủ đề khác nhau như "Linh thiêng và hào hoa," "Nét rồng thiêng," “Hoa của đất,” "Sắc thời gian," “Xuân-Hạ-Thu-Đông,” cùng với những đạo cụ như quạt trầm, nến hình sen.
Cùng với đó, các hoạt động trình diễn thư pháp, hình ảnh gánh hàng hoa, hàng hương, các bà các mợ mặc áo dài xưa dạo phố, nam sinh nữ sinh tay trong tay tản bộ, trẻ con vui hát đồng dao, gợi nhớ nét thanh bình, dung dị của cuộc sống của người Hà Nội xưa.
Chương trình được tiếp nối bởi các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại 5 sân khấu xung quanh Hồ Gươm tượng trưng cho 5 cửa ô, huy động sự tham gia của các lực lượng nghệ thuật trên cả nước và quốc tế, thể hiện tâm thế hân hoan, lạc quan của người Hà Nội cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Mỗi sân khấu đảm nhiệm một chương trình riêng, nội dung ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha, nhấn mạnh thời khắc vua Lý Công Uẩn ban Chiếu dời đô, khai sáng Kinh đô Thăng Long.
Sân khấu 1 tại ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống trình diễn các tiết mục tuyển chọn từ phong trào ca hát quần chúng của Thủ đô, mang chủ đề “1000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Sân khấu 2 tại đường Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền diễn ra các màn trình diễn của các ban nhạc, nhóm nhạc trẻ sôi động, mang chủ đề Nhịp điệu trẻ.
Sân khấu 3 tại Tượng đài Lý Thái Tổ mang chủ đề “Thăng Long hội tụ” do Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và một số đơn vị nghệ thuật đảm nhiệm bao gồm các tiết mục mang đậm bản sắc kinh kỳ như hòa tấu "Trống hội Thăng Long," "Hà Nội linh thiêng và hào hoa," "Sóng đàn Thăng Long," "Lời ru Âu Lạc," hòa tấu "Thăng Long hoài cổ," "Hồn đất"...
Sân khấu 4 tại đền Bà Kiệu với chương trình do nghệ sỹ các đoàn nghệ thuật một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên thể hiện.
Sân khấu 5 đặt tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục với các tiết mục xiếc đặc sắc.
Màn đại hợp xướng với sự tham gia của 1.000 người, diễn ra trên 5 sân khấu quanh hồ trong ánh sáng của pháo hoa, pháo bông là khúc vĩ thanh đẹp của chương trình nghệ thuật giàu chất huyền thoại “Đêm Hồ Gươm lung linh”./.
Hồ Gươm với huyền thoại vua Lê trả gươm Rùa thần, đêm nay trở nên huyền ảo với muôn ngàn ánh điện màu lấp lánh trong lùm cây, rọi sáng Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, tạo nên dải ánh sáng như sao sa bao quanh mặt hồ.
Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 2.000 diễn viên chuyên nghiệp và quần chúng, trong đó có 400 nghệ sỹ diễn viên của 10 nhà hát, đoàn nghệ thuật Trung ương và địa phương, 200 người mẫu, hoa hậu, á hậu.
Cùng với đó là hệ thống chiếu sáng gồm 120 đèn chiếu rọi, đèn laser và vô vàn đèn trang trí các màu.
Nếu như nhiều chương trình trong 10 ngày Đại lễ thực hiện việc tái hiện lịch sử, hoặc điểm lại các dấu ấn thời gian thì "Đêm hồ Gươm lung linh" lại tập trung phản ánh nét hội tụ của một Hà Nội văn minh-thanh lịch-hiện đại, ẩn chứa trong mình những giá trị văn hiến ngàn năm.
Với sự kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng trong một không gian rộng có mặt nước làm tâm điểm, “Đêm hồ Gươm lung linh” gồm chuỗi lễ hội nối tiếp nhau.
Mở đầu là Lễ hội ánh sáng diễn ra xung quanh hồ, kết hợp giữa hình ảnh qua công nghệ trình chiếu của đèn laser lên màn khói phun sương và màn pháo hoa nghệ thuật kéo dài 15 phút. Những chùm pháo hoa rực rỡ, tỏa sáng trời đêm, cùng các chùm tia sáng đủ màu loang loáng đan xen và âm thanh trong trẻo lan tỏa khắp mặt hồ đã thực sự hớp hồn công chúng, nhất là các bạn trẻ.
Cùng lúc đó, Lễ hội áo dài diễn ra trên sàn diễn đặc biệt dài hơn 300m được trải chiếu hoa, nối từ đền Ngọc Sơn-cầu Thê Húc-Tháp Bút đến đường Đinh Tiên Hoàng, hai bên là các đèn hoa cách điệu.
Dưới sự hỗ trợ của ánh sáng và pháo bông, hơn 100 người mẫu và các hoa hậu, á hậu cùng 100 diễn viên quần chúng lần lượt trình diễn 600 bộ áo dài độc đáo và ấn tượng của nhà thiết kế Ngân An và Đức Hùng.
Mở đầu là bộ sưu tập áo dài cổ, do 20 người mẫu đầu tóc vấn kiểu Hà Nội xưa trình diễn với đèn lồng.
Tiếp đó là các bộ sưu tập áo dài mang nhiều chủ đề khác nhau như "Linh thiêng và hào hoa," "Nét rồng thiêng," “Hoa của đất,” "Sắc thời gian," “Xuân-Hạ-Thu-Đông,” cùng với những đạo cụ như quạt trầm, nến hình sen.
Cùng với đó, các hoạt động trình diễn thư pháp, hình ảnh gánh hàng hoa, hàng hương, các bà các mợ mặc áo dài xưa dạo phố, nam sinh nữ sinh tay trong tay tản bộ, trẻ con vui hát đồng dao, gợi nhớ nét thanh bình, dung dị của cuộc sống của người Hà Nội xưa.
Chương trình được tiếp nối bởi các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại 5 sân khấu xung quanh Hồ Gươm tượng trưng cho 5 cửa ô, huy động sự tham gia của các lực lượng nghệ thuật trên cả nước và quốc tế, thể hiện tâm thế hân hoan, lạc quan của người Hà Nội cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Mỗi sân khấu đảm nhiệm một chương trình riêng, nội dung ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha, nhấn mạnh thời khắc vua Lý Công Uẩn ban Chiếu dời đô, khai sáng Kinh đô Thăng Long.
Sân khấu 1 tại ngã ba Lê Thái Tổ-Hàng Trống trình diễn các tiết mục tuyển chọn từ phong trào ca hát quần chúng của Thủ đô, mang chủ đề “1000 năm Thăng Long-Hà Nội.”
Sân khấu 2 tại đường Đinh Tiên Hoàng-Tràng Tiền diễn ra các màn trình diễn của các ban nhạc, nhóm nhạc trẻ sôi động, mang chủ đề Nhịp điệu trẻ.
Sân khấu 3 tại Tượng đài Lý Thái Tổ mang chủ đề “Thăng Long hội tụ” do Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và một số đơn vị nghệ thuật đảm nhiệm bao gồm các tiết mục mang đậm bản sắc kinh kỳ như hòa tấu "Trống hội Thăng Long," "Hà Nội linh thiêng và hào hoa," "Sóng đàn Thăng Long," "Lời ru Âu Lạc," hòa tấu "Thăng Long hoài cổ," "Hồn đất"...
Sân khấu 4 tại đền Bà Kiệu với chương trình do nghệ sỹ các đoàn nghệ thuật một số tỉnh miền Trung Tây Nguyên thể hiện.
Sân khấu 5 đặt tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục với các tiết mục xiếc đặc sắc.
Màn đại hợp xướng với sự tham gia của 1.000 người, diễn ra trên 5 sân khấu quanh hồ trong ánh sáng của pháo hoa, pháo bông là khúc vĩ thanh đẹp của chương trình nghệ thuật giàu chất huyền thoại “Đêm Hồ Gươm lung linh”./.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)