Tối 26/3, những chàng trai của Backstreet Boys đã có đêm lưu diễn thứ hai tại Việt Nam trên sân vận động Mỹ Đình Hà Nội trong sự se lạnh của thời tiết và sự hâm mộ của hàng nghìn khán giả.
Đối với những người hâm mộ lâu năm của Backstreet Boys, hình ảnh 4 chàng trai xuất hiện trên sân khấu như bước ra từ những tấm poster của Hoa Học Trò hay chương trình MTV của hàng chục năm về trước, nghĩa là vẫn rất hấp dẫn, dù cho năm tháng đã khiến bước nhảy của họ thiếu linh hoạt hơn một chút.
Có thể thấy "Những chàng trai đường phố" đã rất nhiệt tình hâm nóng khán giả với những ca khúc quen thuộc xen lẫn giữa những ca khúc mới, để khi khán giả còn đang cuồng nhiệt với những "Show Me the Meaning of Being Lonely," "More Than That" hay "Shape of My Heart" sẽ không quá "xẹp" hay bất ngờ với những "This is us" hay "Bye Bye Love."
Với điểm khác biệt với nhiều boysband cùng thời là trong ban nhạc chỉ có một đến hai người hát chính, Backstreet Boys vẫn thể hiện những ca khúc một cách đồng đều, phối hợp từng đoạn, từng bài theo giọng hát của từng ca sỹ, kết hợp với những đoạn hát bè khá tinh tế, khỏe khoắn, những hành động ngẫu hứng như khi Brian trồng cây chuối, Nick Carter từ trên cao nhảy xuống khiến khán giả náo nức.
Tuy nhiên, như phần nhiều những đêm nhạc tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, khán giả vẫn phải mất một thời gian mới có thể hâm nóng được nhiệt huyết. Dù cho Backstreet Boys đã rất cố gắng khi mở màn với những ca khúc sôi động như "Everybody" hay những lời kêu gọi sôi nổi, khán giả vẫn khá rụt rè chưa đáp ứng ngay trừ một số góc khán đài phía trên nơi tập trung đông các bạn trẻ với đầy đủ các thanh gõ, đèn nhấp nháy. Khán giả vẫn ngồi, khi cao hứng thì vỗ tay, thỉnh thoảng đứng lên nhưng ngay khi kết thúc bài hát đã vội ngồi xuống, như sợ "ngượng" với những người xung quanh.
Phải đến khi ca khúc "The One" được cất lên, không khí sôi nổi mới bắt đầu lan truyền khắp các khán đài với những tiếng hét, những tràng vỗ tay, những nhóm người nhảy múa, vẫy tay. Nhưng dường như khán giả Việt Nam vẫn chưa quen với cách biểu diễn của các ban nhạc quốc tế hoặc do chưa... thuộc lời, nên khi Backstreet Boys mong muốn được khán giả hát cùng một đoạn trong ca khúc "I Want it That Way" thì câu hát duy nhất trong được khán giả hát đều và to nhất chỉ là... "I want it that way."
Sẽ vẫn có nhiều ý kiến cho rằng màn trình diễn của Backstreet Boys vẫn thiếu lửa, nhưng có thể nói rằng, nếu các khán giả Việt Nam hòa nhập tốt hơn, nhiệt tình và tự nhiên hơn, thì chắc không khí của chương trình sẽ tốt hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ban tổ chức đã để một khoảng trống khá lớn giữa khu vực vé VIP sát sân khấu với khán đài của người xem xung quanh, khiến không gian trở nên loãng, đặc biệt trong thời tiết lạnh của đêm Hà Nội. Nếu sân khấu được kéo dịch gần đến khán giả hơn chút nữa, thì người xem sẽ thích thú hơn là phải nhìn những chàng trai từ xa trông "nhỏ xíu như búp bê" mà hai màn hình hỗ trợ của sân khấu cũng không giúp ích được nhiều vì chưa đạt độ lớn cần thiết để làm mãn nhãn khán giả.
Trước đây, những ban nhạc lớn của thế giới đến Hà Nội thường biểu diễn ở triển lãm Giảng Võ, đó không phải là địa điểm lý tưởng để tập trung đông người, nhưng lại đủ để tạo không gian gần gũi giữa người biểu diễn và khán giả, và giữa khán giả với nhau.
Chính vì vậy, sau khi tiếng nhạc cuối cùng đã dứt nhưng nhiều người vẫn chần chừ chưa muốn ra về, có lẽ họ còn luyến tiếc bởi "lửa" được thắp lên hơi muộn, tiếc cho một đêm diễn lẽ ra có thể "nóng" hơn, hay hơn với một không gian phù hợp và gần gũi hơn ./.
Đối với những người hâm mộ lâu năm của Backstreet Boys, hình ảnh 4 chàng trai xuất hiện trên sân khấu như bước ra từ những tấm poster của Hoa Học Trò hay chương trình MTV của hàng chục năm về trước, nghĩa là vẫn rất hấp dẫn, dù cho năm tháng đã khiến bước nhảy của họ thiếu linh hoạt hơn một chút.
Có thể thấy "Những chàng trai đường phố" đã rất nhiệt tình hâm nóng khán giả với những ca khúc quen thuộc xen lẫn giữa những ca khúc mới, để khi khán giả còn đang cuồng nhiệt với những "Show Me the Meaning of Being Lonely," "More Than That" hay "Shape of My Heart" sẽ không quá "xẹp" hay bất ngờ với những "This is us" hay "Bye Bye Love."
Với điểm khác biệt với nhiều boysband cùng thời là trong ban nhạc chỉ có một đến hai người hát chính, Backstreet Boys vẫn thể hiện những ca khúc một cách đồng đều, phối hợp từng đoạn, từng bài theo giọng hát của từng ca sỹ, kết hợp với những đoạn hát bè khá tinh tế, khỏe khoắn, những hành động ngẫu hứng như khi Brian trồng cây chuối, Nick Carter từ trên cao nhảy xuống khiến khán giả náo nức.
Tuy nhiên, như phần nhiều những đêm nhạc tại Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội, khán giả vẫn phải mất một thời gian mới có thể hâm nóng được nhiệt huyết. Dù cho Backstreet Boys đã rất cố gắng khi mở màn với những ca khúc sôi động như "Everybody" hay những lời kêu gọi sôi nổi, khán giả vẫn khá rụt rè chưa đáp ứng ngay trừ một số góc khán đài phía trên nơi tập trung đông các bạn trẻ với đầy đủ các thanh gõ, đèn nhấp nháy. Khán giả vẫn ngồi, khi cao hứng thì vỗ tay, thỉnh thoảng đứng lên nhưng ngay khi kết thúc bài hát đã vội ngồi xuống, như sợ "ngượng" với những người xung quanh.
Phải đến khi ca khúc "The One" được cất lên, không khí sôi nổi mới bắt đầu lan truyền khắp các khán đài với những tiếng hét, những tràng vỗ tay, những nhóm người nhảy múa, vẫy tay. Nhưng dường như khán giả Việt Nam vẫn chưa quen với cách biểu diễn của các ban nhạc quốc tế hoặc do chưa... thuộc lời, nên khi Backstreet Boys mong muốn được khán giả hát cùng một đoạn trong ca khúc "I Want it That Way" thì câu hát duy nhất trong được khán giả hát đều và to nhất chỉ là... "I want it that way."
Sẽ vẫn có nhiều ý kiến cho rằng màn trình diễn của Backstreet Boys vẫn thiếu lửa, nhưng có thể nói rằng, nếu các khán giả Việt Nam hòa nhập tốt hơn, nhiệt tình và tự nhiên hơn, thì chắc không khí của chương trình sẽ tốt hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ban tổ chức đã để một khoảng trống khá lớn giữa khu vực vé VIP sát sân khấu với khán đài của người xem xung quanh, khiến không gian trở nên loãng, đặc biệt trong thời tiết lạnh của đêm Hà Nội. Nếu sân khấu được kéo dịch gần đến khán giả hơn chút nữa, thì người xem sẽ thích thú hơn là phải nhìn những chàng trai từ xa trông "nhỏ xíu như búp bê" mà hai màn hình hỗ trợ của sân khấu cũng không giúp ích được nhiều vì chưa đạt độ lớn cần thiết để làm mãn nhãn khán giả.
Trước đây, những ban nhạc lớn của thế giới đến Hà Nội thường biểu diễn ở triển lãm Giảng Võ, đó không phải là địa điểm lý tưởng để tập trung đông người, nhưng lại đủ để tạo không gian gần gũi giữa người biểu diễn và khán giả, và giữa khán giả với nhau.
Chính vì vậy, sau khi tiếng nhạc cuối cùng đã dứt nhưng nhiều người vẫn chần chừ chưa muốn ra về, có lẽ họ còn luyến tiếc bởi "lửa" được thắp lên hơi muộn, tiếc cho một đêm diễn lẽ ra có thể "nóng" hơn, hay hơn với một không gian phù hợp và gần gũi hơn ./.
PV (Vietnam+)