Phát biểu tại Hội nghị quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội sáng nay (15/10), Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết: Bộ Y tế đề xuất triển khai đồng bộ 4 đề án là bệnh án điện tử, mạng hóa báo cáo, tin học hóa y tế cơ sở và cung ứng các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.
Theo Thứ trưởng Long, mặc dù ngành y tế đã có những bước tiến về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh, bệnh án điện tử, thống kê..., nhưng hoạt động này vẫn gặp nhiều thách thức như mới triển khai ở diện hẹp và chưa phát huy hiệu quả cao, nhân lực còn hạn chế.
"Đáng lẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực y tế lẽ ra phải được xây dựng từ cách đây 10-15 năm thì bây giờ có thể gặt hái được những thành quả, nhưng bây giờ ngành y tế cần đẩy mạnh để thực hiện việc này," lãnh đạo ngành y tế nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Long, hệ thống thông tin của các bệnh viện hiện nay mỗi nơi khác nhau. Hệ thống thông tin của bảo hiểm khác, của bảo hiểm y tế khác, của các bệnh viện cũng khác.
"Vì vậy việc quá tải dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải xếp hàng lâu và họ phàn nàn từ đó nảy sinh ra và từ đó nó trở thành làn sóng ngược quật lại ngành y tế, do vậy khiến cho ngành y tế rất khó chống đỡ," ông Long nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đồng tình khi cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế hiện nay còn nhiều hạn chế. Qua giám sát thực tế tại nhiều tỉnh cho thấy việc không ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh này đã gây ra nhiều hậu quả khá lớn.
Ông Tiên phân tích: “Cách đây 3 tháng chúng tôi đi lên tỉnh Yên Bái, Sở Tài Chính và hội đồng nhân dân tỉnh có công bố một số liệu là nhà nước cấp tiền mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cho thương binh, cho trẻ em, cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng do chúng ta không có công nghệ thông tin trong lĩnh vực này nên tính ra trùng mất khoảng hơn 10.000 chiếc thẻ bảo hiểm y tế. Có nghĩa là hơn 10.000 người có từ hai đến ba chiếc thẻ bảo hiểm y tế.”
Bên cạnh đó, vấn đề thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới từ địa phương tới trung ương là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Việc làm này đã được thí điểm tại tỉnh Thái Nguyên và kết quả cho thấy, hệ thống ở Thái Nguyên cũng chưa chỉ ra được việc phân tích những số liệu, những thông tin đó đã giúp gì cho việc xây dựng chính sách và những quyết định cho cơ quan y tế...
Chính vì vậy, hội nghị là dịp để các nhà hoạch định chính sách của các bộ ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin trong và ngoài nước thảo luận về kế hoạch chiến lược tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017 và trao đổi về các mô hình, kinh nghiệm về tin học hóa và bằng chứng hóa trong quản lý hệ thống và dịch vụ y tế tại các địa phương để đưa ra những quyết sách hiệu quả.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống thông tin kết nối dữ liệu từ tuyến xã, huyện, tỉnh, Trung ương trong toàn quốc; phiên giải thông tin ở các tuyến (kết nối với hệ thống bệnh viện, chuyển tuyến, phân tuyến, giảm tải bệnh viện, kết nối vấn đề bảo hiểm y tế) và phục vụ công tác quản lý toàn diện của ngành; hoàn thiện và đánh giá đề án thí điểm của tỉnh Thái Nguyên từ đó từng bước mở rộng ra các địa phương.../.
Theo Thứ trưởng Long, mặc dù ngành y tế đã có những bước tiến về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám chữa bệnh, bệnh án điện tử, thống kê..., nhưng hoạt động này vẫn gặp nhiều thách thức như mới triển khai ở diện hẹp và chưa phát huy hiệu quả cao, nhân lực còn hạn chế.
"Đáng lẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực y tế lẽ ra phải được xây dựng từ cách đây 10-15 năm thì bây giờ có thể gặt hái được những thành quả, nhưng bây giờ ngành y tế cần đẩy mạnh để thực hiện việc này," lãnh đạo ngành y tế nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Long, hệ thống thông tin của các bệnh viện hiện nay mỗi nơi khác nhau. Hệ thống thông tin của bảo hiểm khác, của bảo hiểm y tế khác, của các bệnh viện cũng khác.
"Vì vậy việc quá tải dẫn đến tình trạng bệnh nhân phải xếp hàng lâu và họ phàn nàn từ đó nảy sinh ra và từ đó nó trở thành làn sóng ngược quật lại ngành y tế, do vậy khiến cho ngành y tế rất khó chống đỡ," ông Long nói.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đồng tình khi cho rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế hiện nay còn nhiều hạn chế. Qua giám sát thực tế tại nhiều tỉnh cho thấy việc không ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh này đã gây ra nhiều hậu quả khá lớn.
Ông Tiên phân tích: “Cách đây 3 tháng chúng tôi đi lên tỉnh Yên Bái, Sở Tài Chính và hội đồng nhân dân tỉnh có công bố một số liệu là nhà nước cấp tiền mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, cho thương binh, cho trẻ em, cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng do chúng ta không có công nghệ thông tin trong lĩnh vực này nên tính ra trùng mất khoảng hơn 10.000 chiếc thẻ bảo hiểm y tế. Có nghĩa là hơn 10.000 người có từ hai đến ba chiếc thẻ bảo hiểm y tế.”
Bên cạnh đó, vấn đề thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới từ địa phương tới trung ương là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Việc làm này đã được thí điểm tại tỉnh Thái Nguyên và kết quả cho thấy, hệ thống ở Thái Nguyên cũng chưa chỉ ra được việc phân tích những số liệu, những thông tin đó đã giúp gì cho việc xây dựng chính sách và những quyết định cho cơ quan y tế...
Chính vì vậy, hội nghị là dịp để các nhà hoạch định chính sách của các bộ ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực thông tin trong và ngoài nước thảo luận về kế hoạch chiến lược tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017 và trao đổi về các mô hình, kinh nghiệm về tin học hóa và bằng chứng hóa trong quản lý hệ thống và dịch vụ y tế tại các địa phương để đưa ra những quyết sách hiệu quả.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Công Khẩn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống thông tin kết nối dữ liệu từ tuyến xã, huyện, tỉnh, Trung ương trong toàn quốc; phiên giải thông tin ở các tuyến (kết nối với hệ thống bệnh viện, chuyển tuyến, phân tuyến, giảm tải bệnh viện, kết nối vấn đề bảo hiểm y tế) và phục vụ công tác quản lý toàn diện của ngành; hoàn thiện và đánh giá đề án thí điểm của tỉnh Thái Nguyên từ đó từng bước mở rộng ra các địa phương.../.
Thùy Giang - Thu Phương (Vietnam+)