Ngày 13/6, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc và các cơ quan liên quan, các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức hội thảo thống nhất phương án quy hoạch bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).
Theo ý tưởng của đồ án quy hoạch, sẽ giữ trọn vẹn cấu trúc của 5 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Lâm, Đoài Giáp, Cam Thịnh.
Khu vực 1 là thôn Mông Phụ cần giữ trọn vẹn cấu trúc thôn, cho phép xây dựng 1 tầng, giữ lại đình chùa, miếu và cải tạo con đường lát gạch. Quan điểm bảo tồn khu vực 1 là luôn bảo tồn không gian cổ, không được phép xây nhà 2 tầng.
Một số hộ gia đình xây nhà 2 tầng từ trước khi di sản được công nhận, cần có phương án xử lý các nhà tầng này để đưa lại không gian di tích gốc. Với những nhà ở có giá trị hoàn chỉnh hoặc nhà ở có di tích gốc là nhà chính, nhà phụ đã biến đổi cần có chính sách bảo tồn gấp và giãn dân.
Khu vực 2 gồm 4 thôn còn lại, mặc dù có nhiều giá trị nhưng không đủ khả năng bảo tồn nguyên gốc ở tất cả các thôn. Khu vực này cho phép xây dựng 2 tầng, kiến trúc truyền thống là mái ngói, khuyến khích trồng cây xanh phía trước công trình, không sơn màu sặc sỡ, không để bình inox trên mái.
Những nhà xây 2 tầng phải có khoảng lùi với các ngôi nhà được xếp hạng ở đường liên thôn và liên xã từ 8-15m, trong ngõ sâu tối thiểu là 3m. Nhà xây 2 tầng nhưng không được chia nhỏ đất, trên hạ tầng, khống chế chiều cao 2 tầng là 10,2m. Những nhà đã xây 3 tầng kiến nghị thấp xuống với tối đa 2 tầng.
Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho rằng: "Đề xuất trong quy hoạch dường như dẫn đến mâu thuẫn so với yêu cầu của người dân. Vấn đề, bảo tồn như nào mà vẫn đáp ứng yêu cầu của người dân, chứ không thay đổi cách thức bảo tồn."
[Chung tay gìn giữ các giá trị của Làng cổ Đường Lâm]
Kiến trúc sư cho rằng, xây dựng 1 tầng không quá khó vì có thể mở rộng diện tích mặt bằng khu đất để đáp ứng nhu cầu sống của người dân. Ngôi nhà cổ đặc biệt chỉ chiếm 9% so với các ngôi nhà khác nên với ngôi nhà khác cần điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đứng về phương diện bảo tồn phải thực hiện nghiêm Luật Di sản nên khu vực 1 không được phép xây nhà 2 tầng. Nhưng cơ quan chức năng phải giúp người dân giải quyết bức xúc về chỗ ở, cải thiện đời sống sinh hoạt, có thể mở rộng diện tích xây dựng hoặc có kế hoạch giãn dân, chấp nhận cho họ nâng cao đời sống.
Khu vực 2 cần có sự khống chế trong xây dựng, tôn trọng sự phát triển đời sống của nhân dân. Theo giáo sư, điều quan trọng nhất, muốn bảo tồn được làng cổ Đường Lâm phải có sự liên kết nhiều ngành, phải sớm phê duyệt quy hoạch và đặc biệt chú ý vai trò của cộng đồng.
Dự kiến, cuối tháng 6, quy hoạch làng cổ Đường Lâm sẽ được hoàn thiện./.
Theo ý tưởng của đồ án quy hoạch, sẽ giữ trọn vẹn cấu trúc của 5 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Lâm, Đoài Giáp, Cam Thịnh.
Khu vực 1 là thôn Mông Phụ cần giữ trọn vẹn cấu trúc thôn, cho phép xây dựng 1 tầng, giữ lại đình chùa, miếu và cải tạo con đường lát gạch. Quan điểm bảo tồn khu vực 1 là luôn bảo tồn không gian cổ, không được phép xây nhà 2 tầng.
Một số hộ gia đình xây nhà 2 tầng từ trước khi di sản được công nhận, cần có phương án xử lý các nhà tầng này để đưa lại không gian di tích gốc. Với những nhà ở có giá trị hoàn chỉnh hoặc nhà ở có di tích gốc là nhà chính, nhà phụ đã biến đổi cần có chính sách bảo tồn gấp và giãn dân.
Khu vực 2 gồm 4 thôn còn lại, mặc dù có nhiều giá trị nhưng không đủ khả năng bảo tồn nguyên gốc ở tất cả các thôn. Khu vực này cho phép xây dựng 2 tầng, kiến trúc truyền thống là mái ngói, khuyến khích trồng cây xanh phía trước công trình, không sơn màu sặc sỡ, không để bình inox trên mái.
Những nhà xây 2 tầng phải có khoảng lùi với các ngôi nhà được xếp hạng ở đường liên thôn và liên xã từ 8-15m, trong ngõ sâu tối thiểu là 3m. Nhà xây 2 tầng nhưng không được chia nhỏ đất, trên hạ tầng, khống chế chiều cao 2 tầng là 10,2m. Những nhà đã xây 3 tầng kiến nghị thấp xuống với tối đa 2 tầng.
Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho rằng: "Đề xuất trong quy hoạch dường như dẫn đến mâu thuẫn so với yêu cầu của người dân. Vấn đề, bảo tồn như nào mà vẫn đáp ứng yêu cầu của người dân, chứ không thay đổi cách thức bảo tồn."
[Chung tay gìn giữ các giá trị của Làng cổ Đường Lâm]
Kiến trúc sư cho rằng, xây dựng 1 tầng không quá khó vì có thể mở rộng diện tích mặt bằng khu đất để đáp ứng nhu cầu sống của người dân. Ngôi nhà cổ đặc biệt chỉ chiếm 9% so với các ngôi nhà khác nên với ngôi nhà khác cần điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đứng về phương diện bảo tồn phải thực hiện nghiêm Luật Di sản nên khu vực 1 không được phép xây nhà 2 tầng. Nhưng cơ quan chức năng phải giúp người dân giải quyết bức xúc về chỗ ở, cải thiện đời sống sinh hoạt, có thể mở rộng diện tích xây dựng hoặc có kế hoạch giãn dân, chấp nhận cho họ nâng cao đời sống.
Khu vực 2 cần có sự khống chế trong xây dựng, tôn trọng sự phát triển đời sống của nhân dân. Theo giáo sư, điều quan trọng nhất, muốn bảo tồn được làng cổ Đường Lâm phải có sự liên kết nhiều ngành, phải sớm phê duyệt quy hoạch và đặc biệt chú ý vai trò của cộng đồng.
Dự kiến, cuối tháng 6, quy hoạch làng cổ Đường Lâm sẽ được hoàn thiện./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)