Ngày 23/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về "Bình ổn thị trường phân đạm và nâng cao hiệu quả phân phối Đạm Phú Mỹ" với gần 400 nhà quản lý và doanh nghiệp tham dự.
Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, thời gian gần đây giá phân bón thế giới và trong nước có rất nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành lương thực, thực phẩm.
Giá nhập khẩu urê từ mức 202 USD/tấn năm 2009 hiện đã ở mức khoảng 380 USD/tấn. Giá bán lẻ urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đông/kg đã lên đến 8.000-9.500 đồng/kg.
Để hạn chế gia tăng chi phí cho ngành nông nghiệp, giảm mức tăng giá của các mặt hàng nông sản, góp phần kiềm chế lạm phát, việc bình ổn thị trường phân bón là hết sức cần thiết. Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp như chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi có biến động; tăng cường khả năng chủ động cung ứng từ nguồn sản xuất trong nước; điều tiết cung cầu phân bón qua các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; tăng cường năng lực của hệ thống phân phối phân bón đồng thời kết hợp với các giải pháp về quản lý thị trường…
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Văn Dư cũng đề xuất các giải pháp bình ổn phân bón, nhấn mạnh đến việc cần xây dựng hệ thống quản lý trong toàn vùng về nhu cầu, khả năng cung ứng trong từng thời điểm, từng mùa vụ; thông tin, hạn chế những biến động bất thường.
Ông Dư đề nghị cần đầu tư tư cho ngành sản xuất phân bón hóa học trong nước công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến, thiết bị và cơ sở hạ tầng để sản xuất ra các loại phân bón hóa học có tiêu chuẩn chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý; quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu, dự trữ, lưu thông và dịch vụ cung ứng phân bón…
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính nêu lên các giải pháp điều hành giá cụ thể, trong đó điều quan trọng là không để xảy ra mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống. Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá việc đăng ký giá của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khi cần thiết thì thực hiện kiểm soát trực tiếp vào thị trường.
Trong tham luận của mình, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - doanh nghiệp đáp ứng tới 40% nhu cầu tiêu thụ phân đạm của cả nước, dự báo giá urê đến tay nông dân trong vụ Hè-Thu này sẽ ổn định ở mức 9.500-10.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu sốt giá.
Ông Dương cam kết sẽ tích cực thực hiện công tác bình ổn thị trường; tăng cường kiểm soát giá bán, phân phối hàng đến các vùng tiêu thụ, kiểm soát luồng hàng, kiểm soát chất lượng hàng hóa, giữ ổn định giá trần tiêu thụ Đạm Phú Mỹ.
Thông qua hệ thống phân phối, Tổng công ty tăng cường đưa hàng tới các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc, bán hàng đến gần với người sử dụng; hạn chế tối đa các cấp trung gian, đưa giá Đạm Phú Mỹ về mặt bằng hợp lý, tiết giảm chi phí sản xuất cho bà con nông dân./.
Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, thời gian gần đây giá phân bón thế giới và trong nước có rất nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành lương thực, thực phẩm.
Giá nhập khẩu urê từ mức 202 USD/tấn năm 2009 hiện đã ở mức khoảng 380 USD/tấn. Giá bán lẻ urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đông/kg đã lên đến 8.000-9.500 đồng/kg.
Để hạn chế gia tăng chi phí cho ngành nông nghiệp, giảm mức tăng giá của các mặt hàng nông sản, góp phần kiềm chế lạm phát, việc bình ổn thị trường phân bón là hết sức cần thiết. Bộ Công Thương đã đưa ra các giải pháp như chủ động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi có biến động; tăng cường khả năng chủ động cung ứng từ nguồn sản xuất trong nước; điều tiết cung cầu phân bón qua các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu; tăng cường năng lực của hệ thống phân phối phân bón đồng thời kết hợp với các giải pháp về quản lý thị trường…
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phạm Văn Dư cũng đề xuất các giải pháp bình ổn phân bón, nhấn mạnh đến việc cần xây dựng hệ thống quản lý trong toàn vùng về nhu cầu, khả năng cung ứng trong từng thời điểm, từng mùa vụ; thông tin, hạn chế những biến động bất thường.
Ông Dư đề nghị cần đầu tư tư cho ngành sản xuất phân bón hóa học trong nước công nghệ sản xuất phân bón tiên tiến, thiết bị và cơ sở hạ tầng để sản xuất ra các loại phân bón hóa học có tiêu chuẩn chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý; quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu, dự trữ, lưu thông và dịch vụ cung ứng phân bón…
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục quản lý giá - Bộ Tài chính nêu lên các giải pháp điều hành giá cụ thể, trong đó điều quan trọng là không để xảy ra mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống. Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá việc đăng ký giá của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khi cần thiết thì thực hiện kiểm soát trực tiếp vào thị trường.
Trong tham luận của mình, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - doanh nghiệp đáp ứng tới 40% nhu cầu tiêu thụ phân đạm của cả nước, dự báo giá urê đến tay nông dân trong vụ Hè-Thu này sẽ ổn định ở mức 9.500-10.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu sốt giá.
Ông Dương cam kết sẽ tích cực thực hiện công tác bình ổn thị trường; tăng cường kiểm soát giá bán, phân phối hàng đến các vùng tiêu thụ, kiểm soát luồng hàng, kiểm soát chất lượng hàng hóa, giữ ổn định giá trần tiêu thụ Đạm Phú Mỹ.
Thông qua hệ thống phân phối, Tổng công ty tăng cường đưa hàng tới các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc, bán hàng đến gần với người sử dụng; hạn chế tối đa các cấp trung gian, đưa giá Đạm Phú Mỹ về mặt bằng hợp lý, tiết giảm chi phí sản xuất cho bà con nông dân./.
Hà Huy Hiệp (TTXVN/Vietnam+)