Bộ Công Thương vừa đề xuất cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện theo hướng cho phép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) được quyền điều chỉnh giá bán điện trong khung giá được Bộ Công Thương chấp thuận khi giá bán bình quân tại thời điểm tính toán cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành ở mức từ 2- 5%.
Theo Dự thảo quyết định quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện của Bộ, trường hợp mức điều chỉnh giá bán điện bình quân ngoài phạm vi 5% so với giá bán điện hiện hành hoặc mức giá bán lẻ điện bình quân tính toán sau khi điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, Bộ Công Thương xem xét và trình, Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh là ba tháng.
Trong vòng năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định đến Bộ Công Thương.
Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ mà chưa có ý kiến trả lời, sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán độc lập theo quy định, EVN báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và giá bán điện bình quân của năm tài chính.
Căn cứ số liệu quyết toán, kiểm toán và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng năm của EVN, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, xác nhận giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm tài chính và công bố công khai kết quả thực hiện.
Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện, Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc này. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu EVN tạm dừng việc tăng giá bán điện hoặc hiệu chỉnh cho lần điều chỉnh kế tiếp. Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng theo dõi việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện, tham gia, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra các khoản chênh lệch chi phí hợp lý, hợp lệ so với số liệu tính toán trong phương án giá bán điện sau khi có số liệu quyết toán, kiểm toán./
Theo Dự thảo quyết định quy định về cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện của Bộ, trường hợp mức điều chỉnh giá bán điện bình quân ngoài phạm vi 5% so với giá bán điện hiện hành hoặc mức giá bán lẻ điện bình quân tính toán sau khi điều chỉnh ngoài phạm vi khung giá quy định, Bộ Công Thương xem xét và trình, Bộ Tài chính thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh là ba tháng.
Trong vòng năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm định và gửi ý kiến thẩm định đến Bộ Công Thương.
Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ mà chưa có ý kiến trả lời, sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán độc lập theo quy định, EVN báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính giá thành sản xuất kinh doanh điện của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều hành - quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và giá bán điện bình quân của năm tài chính.
Căn cứ số liệu quyết toán, kiểm toán và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hàng năm của EVN, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, xác nhận giá thành sản xuất kinh doanh điện của năm tài chính và công bố công khai kết quả thực hiện.
Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện, Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc này. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu EVN tạm dừng việc tăng giá bán điện hoặc hiệu chỉnh cho lần điều chỉnh kế tiếp. Bộ Công Thương được phép mời tư vấn độc lập để thẩm tra hồ sơ điều chỉnh giá bán điện.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng theo dõi việc thực hiện điều chỉnh giá bán điện, tham gia, phối hợp với Bộ Công Thương kiểm tra các khoản chênh lệch chi phí hợp lý, hợp lệ so với số liệu tính toán trong phương án giá bán điện sau khi có số liệu quyết toán, kiểm toán./
Văn Xuyên (TTXVN)