Ngày 17/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức hội thảo lễ phục Nhà nước với sự tham dự của các đại biểu là đại diện các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà thiết kế và họa sỹ của 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
[Việt Nam cần phải có lễ phục để khẳng định bản sắc]
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý về lễ phục Nhà nước qua các vấn đề: lễ phục Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử; lễ phục của các nước trên thế giới yêu cầu có bản sắc văn hóa; yêu cầu lễ phục theo phong cách đối ngoại Nhà nước; yêu cầu lễ phục trong cuộc sống đương đại; lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, màu sắc, chất liệu trong lễ phục Nhà nước…
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Thêm - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh góp ý kiến trong lễ phục ngoại giao, nam nên mặc âu phục và nữ giới mặc áo dài là phù hợp. Ông lý giải, áo dài tân thời không hoàn toàn là bộ y phục theo truyền thống đơn thuần mà đã được bảo tồn, kết hợp với sự phát triển duy trì ở mức độ nhất định.
Giới nam dương tính, hướng ngoại, vì vậy nên dùng bộ âu phục Tây hóa là hợp lý; còn giới nữ âm tính, hướng nội thì áo dài vẫn xứng đáng được ưu tiên vì giữ được truyền thống của dân tộc, sự kín đáo và nền nã của người phụ nữ Việt Nam. Việc chọn âu phục cho nam giới và áo dài cho nữ giới cũng đồng thời chính thức hóa với hiện thực hiện nay khi các nhà lãnh đạo vẫn thường chọn hai bộ trang phục này trong giao tiếp, ngoại giao.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tán thành một số ý kiến của phó giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Thêm đồng thời bà cũng nêu ý kiến nam giới nên mặc áo dài khăn đóng và nữ mặc áo dài truyền thống. Theo bà, có thể tham khảo trang phục qua các nước bạn như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, còn có nhiều ý kiến trao đổi khác nhau, nhưng đều thống nhất nội dung tiêu chí khái quát là trang phục đẹp, đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kiểu dáng được thiết kế hiện đại, có kết hợp với yếu tố trang phục truyền thống của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trên thế giới, lễ phục của một số quốc gia góp phần thể hiện bản sắc văn hóa, truyền thống của quốc gia đó.
Trong các ngày lễ lớn, các nghi thức ngoại giao, lễ hội đã khẳng định dấu ấn đặc trưng của văn hóa dân tộc. Việc xây dựng, thiết kế lễ phục nhằm khẳng định bản sắc dân tộc và vị thế độc lập của một nền văn hiến quốc gia là việc làm rất cần thiết.
Trong sự hội nhập giao lưu quốc tế, Việt Nam tham gia giao lưu nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như chủ trì nhiều diễn đàn cấp cao mang tầm quốc tế, Việt Nam cần khẳng định bản sắc văn hóa riêng trong trang phục tại các buổi ngoại giao cấp cao Nhà nước./.
[Việt Nam cần phải có lễ phục để khẳng định bản sắc]
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý về lễ phục Nhà nước qua các vấn đề: lễ phục Nhà nước qua các thời kỳ lịch sử; lễ phục của các nước trên thế giới yêu cầu có bản sắc văn hóa; yêu cầu lễ phục theo phong cách đối ngoại Nhà nước; yêu cầu lễ phục trong cuộc sống đương đại; lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, màu sắc, chất liệu trong lễ phục Nhà nước…
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Thêm - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh góp ý kiến trong lễ phục ngoại giao, nam nên mặc âu phục và nữ giới mặc áo dài là phù hợp. Ông lý giải, áo dài tân thời không hoàn toàn là bộ y phục theo truyền thống đơn thuần mà đã được bảo tồn, kết hợp với sự phát triển duy trì ở mức độ nhất định.
Giới nam dương tính, hướng ngoại, vì vậy nên dùng bộ âu phục Tây hóa là hợp lý; còn giới nữ âm tính, hướng nội thì áo dài vẫn xứng đáng được ưu tiên vì giữ được truyền thống của dân tộc, sự kín đáo và nền nã của người phụ nữ Việt Nam. Việc chọn âu phục cho nam giới và áo dài cho nữ giới cũng đồng thời chính thức hóa với hiện thực hiện nay khi các nhà lãnh đạo vẫn thường chọn hai bộ trang phục này trong giao tiếp, ngoại giao.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tán thành một số ý kiến của phó giáo sư-tiến sỹ Trần Ngọc Thêm đồng thời bà cũng nêu ý kiến nam giới nên mặc áo dài khăn đóng và nữ mặc áo dài truyền thống. Theo bà, có thể tham khảo trang phục qua các nước bạn như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, còn có nhiều ý kiến trao đổi khác nhau, nhưng đều thống nhất nội dung tiêu chí khái quát là trang phục đẹp, đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kiểu dáng được thiết kế hiện đại, có kết hợp với yếu tố trang phục truyền thống của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, trên thế giới, lễ phục của một số quốc gia góp phần thể hiện bản sắc văn hóa, truyền thống của quốc gia đó.
Trong các ngày lễ lớn, các nghi thức ngoại giao, lễ hội đã khẳng định dấu ấn đặc trưng của văn hóa dân tộc. Việc xây dựng, thiết kế lễ phục nhằm khẳng định bản sắc dân tộc và vị thế độc lập của một nền văn hiến quốc gia là việc làm rất cần thiết.
Trong sự hội nhập giao lưu quốc tế, Việt Nam tham gia giao lưu nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như chủ trì nhiều diễn đàn cấp cao mang tầm quốc tế, Việt Nam cần khẳng định bản sắc văn hóa riêng trong trang phục tại các buổi ngoại giao cấp cao Nhà nước./.
Gia Thuận (TTXVN)