Chiều 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.
Theo Tờ trình của Chính phủ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 tiếp tục đặt trọng tâm vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược đã được xác định trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; tiếp tục đưa các dự án về tổ chức bộ máy Nhà nước vào Chương trình chuẩn bị để đảm bảo đồng bộ với định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Theo đó, Chính phủ đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 có tổng số 59 dự án, với 56 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh. Về dự án Luật đầu tư công, mua sắm công, do phạm vi điều chỉnh khác nhau nên quá trình soạn thảo gặp một số khó khăn, vì vậy dự kiến Thường trực Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về khả năng tách dự án luật này thành 2 dự án luật độc lập.
Trong số 12 dự án luật mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến, có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được điều chỉnh thời hạn trình từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Chính phủ đề nghị đưa 3 dự án pháp lệnh vào Chương trình năm 2013 là Pháp lệnh công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Pháp lệnh đào tạo nghề một số chức danh tư pháp.
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Chương trình khóa XIII và đưa vào Chương trình năm 2013 Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm thực hiện một trong 3 khâu đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế; Luật ban hành quyết định hành chính nhằm xây dựng thể chế kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp, hạn chế việc ban hành các quyết định hành chính sai trái như trong thời gian qua; Luật Cảnh vệ. Chính phủ cũng đề nghị tách dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng thành 2 dự án luật độc lập vì bản chất hai loại thuế này là khác nhau.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) và Luật Việc làm để Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.
Thẩm tra những nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cơ bản tán thành với các quan điểm, căn cứ lập dự kiến Chương trình của Chính phủ. Đáng chú ý, đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, của Nhà nước.
Do đó, cơ quan soạn thảo cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án luật này. Trong trường hợp cần bảo đảm chất lượng chuẩn bị, có thể lùi thời hạn cho ý kiến sang Kỳ họp thứ 5, thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Nếu có nội dung cần sửa đổi Hiến pháp thì Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thời gian tiếp theo.
Về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, sau khi rà soát tổng số các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho biết, tính đến hết ngày 13/4 vừa qua, đã nhận được 84 dự án luật và 10 dự án pháp lệnh. Về cơ bản, Ủy ban Pháp luật tán thành với nhiều đề nghị của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan và của các đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013.
Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các dự án liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, Ủy ban Pháp luật đề nghị đưa dự án này vào Chương trình tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013).
Cho ý kiến về các nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức rà soát kỹ lưỡng các dự án luật đề xuất; nhất thiết phải đảm bảo đủ điều kiện, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa vào Chương trình. Cơ quan thẩm tra cũng phải kiên quyết đưa ra khỏi Chương trình đối với những dự án luật sơ sài, chưa đủ hồ sơ, thiếu tính thuyết phục và tính khả thi./.
Theo Tờ trình của Chính phủ, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013 tiếp tục đặt trọng tâm vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược đã được xác định trong Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020; tiếp tục đưa các dự án về tổ chức bộ máy Nhà nước vào Chương trình chuẩn bị để đảm bảo đồng bộ với định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992.
Theo đó, Chính phủ đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 có tổng số 59 dự án, với 56 dự án luật, 3 dự án pháp lệnh. Về dự án Luật đầu tư công, mua sắm công, do phạm vi điều chỉnh khác nhau nên quá trình soạn thảo gặp một số khó khăn, vì vậy dự kiến Thường trực Chính phủ sẽ thảo luận, cho ý kiến về khả năng tách dự án luật này thành 2 dự án luật độc lập.
Trong số 12 dự án luật mà Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến, có dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được điều chỉnh thời hạn trình từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Chính phủ đề nghị đưa 3 dự án pháp lệnh vào Chương trình năm 2013 là Pháp lệnh công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Pháp lệnh Cảnh sát cơ động và Pháp lệnh đào tạo nghề một số chức danh tư pháp.
Chính phủ cũng đề nghị bổ sung vào Chương trình khóa XIII và đưa vào Chương trình năm 2013 Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm thực hiện một trong 3 khâu đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế; Luật ban hành quyết định hành chính nhằm xây dựng thể chế kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp, hạn chế việc ban hành các quyết định hành chính sai trái như trong thời gian qua; Luật Cảnh vệ. Chính phủ cũng đề nghị tách dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng thành 2 dự án luật độc lập vì bản chất hai loại thuế này là khác nhau.
Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) và Luật Việc làm để Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.
Thẩm tra những nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cơ bản tán thành với các quan điểm, căn cứ lập dự kiến Chương trình của Chính phủ. Đáng chú ý, đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, của Nhà nước.
Do đó, cơ quan soạn thảo cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án luật này. Trong trường hợp cần bảo đảm chất lượng chuẩn bị, có thể lùi thời hạn cho ý kiến sang Kỳ họp thứ 5, thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Nếu có nội dung cần sửa đổi Hiến pháp thì Quốc hội sẽ xem xét, quyết định thời gian tiếp theo.
Về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, sau khi rà soát tổng số các dự án do các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho biết, tính đến hết ngày 13/4 vừa qua, đã nhận được 84 dự án luật và 10 dự án pháp lệnh. Về cơ bản, Ủy ban Pháp luật tán thành với nhiều đề nghị của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan và của các đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013.
Về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các dự án liên quan đến tổ chức bộ máy Nhà nước, Ủy ban Pháp luật đề nghị đưa dự án này vào Chương trình tiếp tục cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2013).
Cho ý kiến về các nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Ủy ban Pháp luật có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan, tổ chức rà soát kỹ lưỡng các dự án luật đề xuất; nhất thiết phải đảm bảo đủ điều kiện, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa vào Chương trình. Cơ quan thẩm tra cũng phải kiên quyết đưa ra khỏi Chương trình đối với những dự án luật sơ sài, chưa đủ hồ sơ, thiếu tính thuyết phục và tính khả thi./.
Quang Vũ (TTXVN)