Đề thi Văn của cả hai khối D và C đều được thí sinh và các giáo viên khen hay, phát huy được khả năng cảm thụ văn học của người học, trong khi đó các sĩ tử khối B cũng hớn hở khi cho rằng đề thi môn Sinh khá “nhẹ ký.”
Đề Văn hay, nhưng khó đạt điểm cao Rời điểm thi trường Đại học Ngoại ngữ sau môn thi văn khối D buổi sáng, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề năm nay tương đối hay và đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp cao. Dù đã rời khỏi phòng thi, Nguyễn Thị Dung (Trung học Phổ thông Thanh Oai B, Hà Nội) vẫn cắm cúi nghiên cứu đề. Em cho hay: “Đề năm nay không dài. Câu kiểm tra kiến thức khá hay vì đã đi vào những chi tiết chính của truyện ‘Vợ nhặt’ đòi hỏi thí sinh cần nắm chắc tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.” Trong khi đó, cũng rất nhiều người “nhăn trán” với câu nghị luận xã hội của đề. Em Lê Trung Dũng (Trung học phổ thông chuyên Thái Bình) cho biết: “Câu 2 bàn về vấn đề đạo đức giả. Đây là câu hỏi khá khó, cần nhiều kiến thức xã hội nên em cũng hơi lo lắng.” Em Phạm Thùy Dương (Hải Phòng) lại băn khoăn về câu nghị luận văn học. “Câu nghị luận văn học có 2 lựa chọn là phân tích thơ và phân tích chi tiết trong tác phẩm ‘Đời thừa’ của nhà văn Nam Cao. Em chọn thơ. Hy vọng bài đạt điểm tốt.” Đề Văn học vừa sức cũng là nhận định của các sĩ tử thi khối C. Đề thi Văn khối C năm nay liên quan đến các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử, “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vừa đi vừa nghêu ngao hát, em Nguyễn Phan Đăng vui vẻ rời địa điểm thi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đăng cho hay, đề thi môn Văn học khối C sáng nay với em không khó, vừa đọc đề xong là em cặm cụi làm, hì hục viết. Tới lúc làm xong bài, ngẩng lên nhìn đồng hồ thì em mới biết còn thừa tới 15 phút. “Em viết được 14 mặt giấy thi. Nhìn chung, đề thi rất vừa sức nên chắc kết quả của em cũng không đến nỗi nào. Em hy vọng được 7 điểm,” Đăng vui vẻ tâm sự. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử lại cho rằng, để đạt điểm 7 môn Văn không dễ. Nguyễn Thu Trang, một trong những thí sinh ra sớm nhất của điểm thi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, đề thi không quá khó nhưng để đạt điểm từ 7 trở lên thí sinh cần phải có sự hiểu biết rộng và vốn từ ngữ phong phú. “Nếu chỉ hiểu và làm theo nội dung chính của tác phẩm thì chỉ có cơ hội đạt điểm 6, còn để đạt điểm cao thì phải có lập luận và tổng hợp kiến thức tốt,” Trang cho biết. Chung nhận định này, em Trần Trung Trực, trường trung học phổ thông Quang Trung, Hà Nội, phần tự chọn, câu hỏi về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” khá hay. Câu này đòi hòi thí sinh phải thực sự giỏi văn và học các lớp chuyên mới có thể làm tốt. Đây cũng chính là câu để phân loại thí sinh. Đề Văn không quá khó nhưng cũng không dễ để đạt điểm cao ở cả hai khối C và D cũng là nhận định của nhiều giáo viên. Cô Nguyễn Băng Tú, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội, cho biết: "Đề thi khối D năm nay có thể nói là thử thách với các thí sinh. Đề thi có câu yêu cầu về tác phẩm 'Vợ nhặt' thì không khó nhưng câu về bài thơ 'Đàn ghita của Lor-ca' không dễ. Đây là bài thơ hay nhưng lại mới đưa vào chương trình mấy năm nay nên tài liệu chưa nhiều, giáo viên cũng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Với nhiều thí sinh đây là một trong những tác phẩm 'sợ' gặp trong kỳ thi." Cũng theo cô Tú, câu hỏi bàn về “đạo đức giả” khiến cho học sinh rất lúng túng. Loại câu nghị luận xã hội phản đề như thế này thường khiến các em không biết bắt đầu từ đâu. Những đề khen, ca ngợi như tình yêu thương, tình bạn, hạnh phúc gia đình, bảo vệ môi trường thì sẽ “thuận” với tư duy học sinh hơn. Những đề “nghịch” bàn về “mặt trái” người lớn nghe thì rất dễ tâm đắc nhưng các em viết khó. Về đề thi môn Văn của khối C, cô giáo Vũ Thị Bình, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng, câu về sự đa dạng mà thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh là câu hỏi cần khả năng tổng hợp phân tích chứ không phải tái hiện kiến thức như mọi năm. Câu về "thói vô trách nhiệm" có giá trị đánh thức học sinh về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống nhưng cũng rất khó với nhiều em. Tôi nghĩ là học sinh khó đạt điểm tối đa của câu này. Các em sẽ dễ bị diễn giải loanh quanh. Đề văn chương trình nâng cao hỏi về hai đoạn văn trong hai tác phẩm nổi tiếng viết về sông Đà và sông Hương "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hai bài này được học sinh ôn rất kỹ nhưng việc so sánh qua hai đoạn văn cụ thể chắc là không nhiều học sinh làm tốt. Cô giáo Bình khen rằng đề thi văn khối C rất hay. "Và một trong những điểm hay nhất của nó là sẽ giúp tìm được học sinh giỏi văn thật sự để có điểm số cao," cô Bình vui vẻ nói./.
Đề Văn hay, nhưng khó đạt điểm cao Rời điểm thi trường Đại học Ngoại ngữ sau môn thi văn khối D buổi sáng, hầu hết thí sinh đều đánh giá đề năm nay tương đối hay và đòi hỏi kỹ năng phân tích và tổng hợp cao. Dù đã rời khỏi phòng thi, Nguyễn Thị Dung (Trung học Phổ thông Thanh Oai B, Hà Nội) vẫn cắm cúi nghiên cứu đề. Em cho hay: “Đề năm nay không dài. Câu kiểm tra kiến thức khá hay vì đã đi vào những chi tiết chính của truyện ‘Vợ nhặt’ đòi hỏi thí sinh cần nắm chắc tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật.” Trong khi đó, cũng rất nhiều người “nhăn trán” với câu nghị luận xã hội của đề. Em Lê Trung Dũng (Trung học phổ thông chuyên Thái Bình) cho biết: “Câu 2 bàn về vấn đề đạo đức giả. Đây là câu hỏi khá khó, cần nhiều kiến thức xã hội nên em cũng hơi lo lắng.” Em Phạm Thùy Dương (Hải Phòng) lại băn khoăn về câu nghị luận văn học. “Câu nghị luận văn học có 2 lựa chọn là phân tích thơ và phân tích chi tiết trong tác phẩm ‘Đời thừa’ của nhà văn Nam Cao. Em chọn thơ. Hy vọng bài đạt điểm tốt.” Đề Văn học vừa sức cũng là nhận định của các sĩ tử thi khối C. Đề thi Văn khối C năm nay liên quan đến các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử, “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vừa đi vừa nghêu ngao hát, em Nguyễn Phan Đăng vui vẻ rời địa điểm thi trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đăng cho hay, đề thi môn Văn học khối C sáng nay với em không khó, vừa đọc đề xong là em cặm cụi làm, hì hục viết. Tới lúc làm xong bài, ngẩng lên nhìn đồng hồ thì em mới biết còn thừa tới 15 phút. “Em viết được 14 mặt giấy thi. Nhìn chung, đề thi rất vừa sức nên chắc kết quả của em cũng không đến nỗi nào. Em hy vọng được 7 điểm,” Đăng vui vẻ tâm sự. Tuy nhiên, nhiều sĩ tử lại cho rằng, để đạt điểm 7 môn Văn không dễ. Nguyễn Thu Trang, một trong những thí sinh ra sớm nhất của điểm thi Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, đề thi không quá khó nhưng để đạt điểm từ 7 trở lên thí sinh cần phải có sự hiểu biết rộng và vốn từ ngữ phong phú. “Nếu chỉ hiểu và làm theo nội dung chính của tác phẩm thì chỉ có cơ hội đạt điểm 6, còn để đạt điểm cao thì phải có lập luận và tổng hợp kiến thức tốt,” Trang cho biết. Chung nhận định này, em Trần Trung Trực, trường trung học phổ thông Quang Trung, Hà Nội, phần tự chọn, câu hỏi về tác phẩm “Người lái đò sông Đà” khá hay. Câu này đòi hòi thí sinh phải thực sự giỏi văn và học các lớp chuyên mới có thể làm tốt. Đây cũng chính là câu để phân loại thí sinh. Đề Văn không quá khó nhưng cũng không dễ để đạt điểm cao ở cả hai khối C và D cũng là nhận định của nhiều giáo viên. Cô Nguyễn Băng Tú, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Kim Liên, Hà Nội, cho biết: "Đề thi khối D năm nay có thể nói là thử thách với các thí sinh. Đề thi có câu yêu cầu về tác phẩm 'Vợ nhặt' thì không khó nhưng câu về bài thơ 'Đàn ghita của Lor-ca' không dễ. Đây là bài thơ hay nhưng lại mới đưa vào chương trình mấy năm nay nên tài liệu chưa nhiều, giáo viên cũng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Với nhiều thí sinh đây là một trong những tác phẩm 'sợ' gặp trong kỳ thi." Cũng theo cô Tú, câu hỏi bàn về “đạo đức giả” khiến cho học sinh rất lúng túng. Loại câu nghị luận xã hội phản đề như thế này thường khiến các em không biết bắt đầu từ đâu. Những đề khen, ca ngợi như tình yêu thương, tình bạn, hạnh phúc gia đình, bảo vệ môi trường thì sẽ “thuận” với tư duy học sinh hơn. Những đề “nghịch” bàn về “mặt trái” người lớn nghe thì rất dễ tâm đắc nhưng các em viết khó. Về đề thi môn Văn của khối C, cô giáo Vũ Thị Bình, giáo viên dạy Văn trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho rằng, câu về sự đa dạng mà thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh là câu hỏi cần khả năng tổng hợp phân tích chứ không phải tái hiện kiến thức như mọi năm. Câu về "thói vô trách nhiệm" có giá trị đánh thức học sinh về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống nhưng cũng rất khó với nhiều em. Tôi nghĩ là học sinh khó đạt điểm tối đa của câu này. Các em sẽ dễ bị diễn giải loanh quanh. Đề văn chương trình nâng cao hỏi về hai đoạn văn trong hai tác phẩm nổi tiếng viết về sông Đà và sông Hương "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân và "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hai bài này được học sinh ôn rất kỹ nhưng việc so sánh qua hai đoạn văn cụ thể chắc là không nhiều học sinh làm tốt. Cô giáo Bình khen rằng đề thi văn khối C rất hay. "Và một trong những điểm hay nhất của nó là sẽ giúp tìm được học sinh giỏi văn thật sự để có điểm số cao," cô Bình vui vẻ nói./.
Môn Sinh không khó Tại điểm thi trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phần lớn sĩ tử đều có chung nhận định đề Sinh học khá “nhẹ ký.” Là một trong những thí sinh ra khỏi trường thi đầu tiên, em Tần Sử Mẩy (Lào Cai) cho hay, đề thi môn Sinh học sáng nay khá vừa sức thí sinh. “Kiến thức trong đề thi tương đối cơ bản, chỉ cần bám sát chương trình lớp 12 là đã hoàn thành được 60-70%. Em hy vọng được 7 hoặc 8 điểm,” Mẩy rạng rỡ nói. Cùng chung tâm trạng này, em Vũ Thị Ngân (Bắc Ninh) vui vẻ khoe, em đã hoàn thành được 80% đề thi. Ngân tâm sự, sáng nay, trước khi vào phòng thi, em còn không yên tâm, cố đọc ngấu nghiến những đề nâng cao. “Lúc đọc đề thi mới thấy thở phào, đề thi không quá khó. Phen này em có hy vọng rồi,” Ngân cười lớn. Tại Hội đồng thi Đại học Khoa học Tự nhiên, thí sinh cũng hớn hở vì có một buổi sáng hoàn thành khá tốt bài thi. Em Nguyễn Thị Thủy, học sinh trường chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) tâm sự, đề Sinh học năm nay tương đối dễ, em làm được 90%. Tuy nhiên, với nhiều thi sinh dự thi khối B để thử sức, đề thi sáng nay cũng khiến không ít em nhăn nhó. Em Nguyễn Thành Tâm (Hà Nam) cau có bước ra khỏi cổn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội vì môn thi sáng nay em chỉ hoàn thành được gần một nửa. Tâm cho biết, lúc đầu em chỉ định thi khối B để thử sức nhưng khối A năm nay, em làm không tốt. Vậy nên, “thành bại” ở cả khối dự bị này. “Đề năm nay với em hơi quá sức. Tình hình này, chắc em chỉ được 3-4 điểm thôi,” Tâm chán nản. |
Nhóm PV (Vietnam+)