Chiều 30/8, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý.
Đại diện Cục trợ giúp pháp lý đánh giá qua 2 năm thực hiện Quyết định số 52 đã khẳng định việc ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho các huyện nghèo là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở cơ sở và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và hoạt động tư pháp cơ sở.
Việc duy trì và tiếp tục thực hiện các phương thức, mô hình hỗ trợ pháp lý tại cơ sở (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí. Qua đó, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, qua 2 năm thực hiện Quyết định 52 đã bộc lộ sự bất cập trong cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Với đối tượng thụ hưởng đa dạng, địa bàn triển khai rộng, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhưng việc sử dụng cơ chế tài chính được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.
Vì bất cập này nên mặc dù mục chi không nhiều, số lượng kinh phí không quá lớn nhưng do đặc thù của hoạt động hỗ trợ pháp lý và của từng địa phương nên với cơ chế thực hiện như vậy, hồ sơ thanh toán rườm rà, phức tạp… đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cũng như hiệu quả thực hiện chính sách này.
Tại tất cả các tỉnh có huyện nghèo thuộc diện được hỗ trợ pháp lý, ngân sách tỉnh chưa bố trí được nguồn kinh phí tương ứng để hỗ trợ cho các hoạt động này (duy nhất có tỉnh Quảng Trị đã được tỉnh phân bổ ngân sách năm 2011 và 2012)…
Một trong những nguyên nhân của sự bất cập được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị là công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí chưa chặt chẽ.
Các huyện nghèo, xã nghèo phần lớn ở xa trung tâm tỉnh lỵ, các địa phương được tiếp nhận kinh phí đều thuộc diện ngân sách Trung ương phải hỗ trợ, không có nguồn kinh phí chi quản lý hoạt động này nên các Sở Tư pháp gặp khó khăn trong công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ...
Để triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý theo Quyết định 52, Cục trợ giúp pháp lý kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 41/2009/TT-BTC, tạo cơ chế tài chính thuận lợi để lập, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí.
Đồng thời, tạo điều kiện bố trí kinh phí ngay từ đầu năm để Quỹ trợ giúp pháp lý phân bổ kinh phí cho địa phương chủ động thực hiện; nghiên cứu cơ chế cấp kinh phí quản lý cho các Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra giám sát nguồn kinh phí thực hiện.
Cục trợ giúp pháp lý cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh có huyện nghèo phân bổ kinh phí hợp lý từ ngân sách tỉnh để kết hợp với nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính hỗ trợ cho hoạt động hỗ trợ pháp lý tại các huyện nghèo; thành lập các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, đồng thời chỉ đạo các Sở Tư pháp củng cố, kiện toàn chi nhánh đã thành lập, bảo đảm đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý cho người dân các huyện nghèo, bảo đảm họ thực sự được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng tốt nhất./.
Đại diện Cục trợ giúp pháp lý đánh giá qua 2 năm thực hiện Quyết định số 52 đã khẳng định việc ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho các huyện nghèo là chủ trương đúng đắn của Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở cơ sở và đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và hoạt động tư pháp cơ sở.
Việc duy trì và tiếp tục thực hiện các phương thức, mô hình hỗ trợ pháp lý tại cơ sở (trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp cận với dịch vụ pháp lý miễn phí. Qua đó, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, qua 2 năm thực hiện Quyết định 52 đã bộc lộ sự bất cập trong cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Với đối tượng thụ hưởng đa dạng, địa bàn triển khai rộng, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhưng việc sử dụng cơ chế tài chính được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.
Vì bất cập này nên mặc dù mục chi không nhiều, số lượng kinh phí không quá lớn nhưng do đặc thù của hoạt động hỗ trợ pháp lý và của từng địa phương nên với cơ chế thực hiện như vậy, hồ sơ thanh toán rườm rà, phức tạp… đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cũng như hiệu quả thực hiện chính sách này.
Tại tất cả các tỉnh có huyện nghèo thuộc diện được hỗ trợ pháp lý, ngân sách tỉnh chưa bố trí được nguồn kinh phí tương ứng để hỗ trợ cho các hoạt động này (duy nhất có tỉnh Quảng Trị đã được tỉnh phân bổ ngân sách năm 2011 và 2012)…
Một trong những nguyên nhân của sự bất cập được các đại biểu nêu ra tại Hội nghị là công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí chưa chặt chẽ.
Các huyện nghèo, xã nghèo phần lớn ở xa trung tâm tỉnh lỵ, các địa phương được tiếp nhận kinh phí đều thuộc diện ngân sách Trung ương phải hỗ trợ, không có nguồn kinh phí chi quản lý hoạt động này nên các Sở Tư pháp gặp khó khăn trong công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ...
Để triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý theo Quyết định 52, Cục trợ giúp pháp lý kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 41/2009/TT-BTC, tạo cơ chế tài chính thuận lợi để lập, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí.
Đồng thời, tạo điều kiện bố trí kinh phí ngay từ đầu năm để Quỹ trợ giúp pháp lý phân bổ kinh phí cho địa phương chủ động thực hiện; nghiên cứu cơ chế cấp kinh phí quản lý cho các Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý và Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra giám sát nguồn kinh phí thực hiện.
Cục trợ giúp pháp lý cũng kiến nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh có huyện nghèo phân bổ kinh phí hợp lý từ ngân sách tỉnh để kết hợp với nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính hỗ trợ cho hoạt động hỗ trợ pháp lý tại các huyện nghèo; thành lập các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý tại các huyện nghèo, đồng thời chỉ đạo các Sở Tư pháp củng cố, kiện toàn chi nhánh đã thành lập, bảo đảm đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý cho người dân các huyện nghèo, bảo đảm họ thực sự được hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí có chất lượng tốt nhất./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)