Theo Đặc phái viên TTXVN, sáng 27/9 (theo giờ Việt Nam), tại thủ đô Washington D.C của Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Jim Yong Kim, và Giám đốc điều hành WB, bà Sri Mulyani Indra Wati, trao đổi các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và thể chế tài chính này trong thời gian tới.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Ban lãnh đạo WB đã nhất trí cao đưa Việt Nam vào danh sách các nước được tiếp tục duy trì nguồn vốn ưu đãi trong 3 năm tới (2014-2017), đồng thời đánh giá cao việc WB đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục các nhà tài trợ để huy động nguồn vốn cho Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các nước vay IDA trong giai đoạn tới.
Thủ tướng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của WB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo, qua đó góp phần không nhỏ giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thấp.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Lãnh đạo WB tiếp tục ủng hộ nguồn IDA cho các quốc gia còn đang có khó khăn, trong đó Việt Nam là một trong những nước vừa thoát nghèo, cần tiếp tục được hỗ trợ để đạt kết quả chưa bền vững.
Đề cập về hỗ trợ của WB cho tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư.
Để thực hiện thành công ba khâu đột phát chiến lược, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam rất cần hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ nói chung và Nhóm WB nói riêng về nguồn lực tài chính cũng như tư vấn chính sách. Việc thực hiện thành công định hướng chiến lược này sẽ là cơ sở để cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình/dự án do WB tài trợ.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim đánh giá cao hợp tác giữa WB và Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khẳng định WB sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong phát triển.
Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, kiểm soát lạm phát, phát triển bền vững, Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết WB tiếp tục thực hiện các cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn IDA 2014-2017, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ Việt Nam về vốn cho các dự án, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật…
Lãnh đạo WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đồng thời giải ngân nhanh các nguồn vốn vay của WB.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, bà Sri Mulyani Indra Wati, Giám đốc điều hành WB, cho biết trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong ổn định tỷ giá.
Theo bà, trong thời gian tới, Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Bà Sri Mulyani Indra Wati khẳng định WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ pháp lý để nâng cao năng lực thể chế cũng như hỗ trợ về tài chính.
Hiện tại, WB đang hỗ trợ Việt Nam 8 tỷ USD qua nguồn vốn vay ưu đãi (IDA) và IBRD, nguồn hỗ trợ này đang phát huy tác dụng hết sức tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Bà khẳng định sự hỗ trợ này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới./.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Ban lãnh đạo WB đã nhất trí cao đưa Việt Nam vào danh sách các nước được tiếp tục duy trì nguồn vốn ưu đãi trong 3 năm tới (2014-2017), đồng thời đánh giá cao việc WB đang nỗ lực đàm phán, thuyết phục các nhà tài trợ để huy động nguồn vốn cho Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA), làm cơ sở để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các nước vay IDA trong giai đoạn tới.
Thủ tướng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của WB đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo, qua đó góp phần không nhỏ giúp Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình thấp.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Ban Lãnh đạo WB tiếp tục ủng hộ nguồn IDA cho các quốc gia còn đang có khó khăn, trong đó Việt Nam là một trong những nước vừa thoát nghèo, cần tiếp tục được hỗ trợ để đạt kết quả chưa bền vững.
Đề cập về hỗ trợ của WB cho tái cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư.
Để thực hiện thành công ba khâu đột phát chiến lược, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam rất cần hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ nói chung và Nhóm WB nói riêng về nguồn lực tài chính cũng như tư vấn chính sách. Việc thực hiện thành công định hướng chiến lược này sẽ là cơ sở để cải thiện môi trường đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình/dự án do WB tài trợ.
Chủ tịch WB Jim Yong Kim đánh giá cao hợp tác giữa WB và Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khẳng định WB sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong phát triển.
Đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, kiểm soát lạm phát, phát triển bền vững, Chủ tịch Jim Yong Kim cho biết WB tiếp tục thực hiện các cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn IDA 2014-2017, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ Việt Nam về vốn cho các dự án, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật…
Lãnh đạo WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và triển khai mạnh mẽ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đồng thời giải ngân nhanh các nguồn vốn vay của WB.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, bà Sri Mulyani Indra Wati, Giám đốc điều hành WB, cho biết trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong ổn định tỷ giá.
Theo bà, trong thời gian tới, Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu để tiếp tục phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.
Bà Sri Mulyani Indra Wati khẳng định WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ pháp lý để nâng cao năng lực thể chế cũng như hỗ trợ về tài chính.
Hiện tại, WB đang hỗ trợ Việt Nam 8 tỷ USD qua nguồn vốn vay ưu đãi (IDA) và IBRD, nguồn hỗ trợ này đang phát huy tác dụng hết sức tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Bà khẳng định sự hỗ trợ này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới./.
(TTXVN)