Ngày 30/11, theo nguồn tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an), cơ quan này đã hoàn tất bản kết luận điều tra bổ sung (lần 2) vụ án “Tham ô tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn...” tại Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (gọi tắt là Công ty Vifon, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố thêm tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị can Nguyễn Bi (61 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Vifon).
Ngoài tội danh trên, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục đề nghị truy tố các tội danh cũ của bị can Nguyễn Bi, gồm: "Tham ô tài sản," "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ," "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng."
Đối với bị can Nguyễn Thanh Huyền (55 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vifon), cơ quan điều tra đề nghị truy tố các tội danh "Tham ô tài sản," "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản." Ba bị can còn lại là Đàm Tú Liên (49 tuổi, nguyên kế toán trưởng Vifon), Ka Thị Thu Hồng (54 tuổi, nguyên thủ quỹ Vifon), Dương Thị Mẫn (63 tuổi, nguyên kế toán thanh toán của Vifon) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Kết quả điều tra cho thấy bị can Nguyễn Bi phải chịu trách nhiệm về số tiền chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng để mua cổ phần; lợi dụng chức vụ để chia thưởng trái nguyên tắc 290.000 USD, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 3,5 tỷ đồng, lạm dụng tín nhiệm chiếm hưởng gần 2,3 tỷ đồng. Còn bị can Nguyễn Thanh Huyền chịu trách nhiệm về số tiền chiếm đoạt hơn 10,6 tỷ đồng.
Cũng qua điều tra cho thấy, năm 2003-2006, lợi dụng việc cổ phần hóa, Nguyễn Bi, Nguyễn Thanh Huyền và đồng bọn đã dùng thủ đoạn lập chứng từ giả thu, giả chi rồi chi tiền công quỹ để chiếm đoạt số tiền lớn.
Nguyễn Bi đã tự quyết định lấy 290.000 USD từ nguồn lợi nhuận liên doanh của công ty chia thưởng cho bản thân 90.000 USD. Nguyễn Bi còn chỉ đạo lập chứng từ giả thu, giả chi huy động vốn để mua cho cá nhân 18.000 cổ phần khi cổ phần hóa lần 1; chỉ đạo lập chứng từ chi khống để lấy tiền của công ty chuyển sang tiền cá nhân.../.
Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố thêm tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với bị can Nguyễn Bi (61 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Vifon).
Ngoài tội danh trên, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục đề nghị truy tố các tội danh cũ của bị can Nguyễn Bi, gồm: "Tham ô tài sản," "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ," "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng."
Đối với bị can Nguyễn Thanh Huyền (55 tuổi, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vifon), cơ quan điều tra đề nghị truy tố các tội danh "Tham ô tài sản," "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản." Ba bị can còn lại là Đàm Tú Liên (49 tuổi, nguyên kế toán trưởng Vifon), Ka Thị Thu Hồng (54 tuổi, nguyên thủ quỹ Vifon), Dương Thị Mẫn (63 tuổi, nguyên kế toán thanh toán của Vifon) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Kết quả điều tra cho thấy bị can Nguyễn Bi phải chịu trách nhiệm về số tiền chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng để mua cổ phần; lợi dụng chức vụ để chia thưởng trái nguyên tắc 290.000 USD, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 3,5 tỷ đồng, lạm dụng tín nhiệm chiếm hưởng gần 2,3 tỷ đồng. Còn bị can Nguyễn Thanh Huyền chịu trách nhiệm về số tiền chiếm đoạt hơn 10,6 tỷ đồng.
Cũng qua điều tra cho thấy, năm 2003-2006, lợi dụng việc cổ phần hóa, Nguyễn Bi, Nguyễn Thanh Huyền và đồng bọn đã dùng thủ đoạn lập chứng từ giả thu, giả chi rồi chi tiền công quỹ để chiếm đoạt số tiền lớn.
Nguyễn Bi đã tự quyết định lấy 290.000 USD từ nguồn lợi nhuận liên doanh của công ty chia thưởng cho bản thân 90.000 USD. Nguyễn Bi còn chỉ đạo lập chứng từ giả thu, giả chi huy động vốn để mua cho cá nhân 18.000 cổ phần khi cổ phần hóa lần 1; chỉ đạo lập chứng từ chi khống để lấy tiền của công ty chuyển sang tiền cá nhân.../.
Thế Vinh (TTXVN/Vietnam+)