Ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đề nghị Chủ tịch nước xem xét, phê chuẩn Hiệp định vay Dự án Xây dựng đường cao tốc Tiểu vùng Mekong mở rộng Bến Lức-Long Thành (Khoản vay lần 1) đã ký với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trước đó, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/5 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Hiệp định vay dự án trên với Chủ tịch ADB. Theo Hiệp định vay đã ký, ADB tài trợ 350 triệu USD cho giai đoạn này với thời hạn vay 27 năm.
Mục tiêu của dự án là góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; khai thác thế mạnh về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai; rút ngắn lưu thông vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.
Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư dự án. Các hoạt động của dự án sẽ hoàn thành vào ngày 30/6/2017.
Được biết, trong số 16 tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Bắc-Nam phía Đông, tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành dài 57,8km với tổng mức đầu tư lên tới 1,61 tỷ USD được đánh giá có hiệu quả kinh tế rất lớn.
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có điểm đầu tại nút giao giữa đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và Dự án đường Vành đai 3 (tại Km12+100 - lý trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và kết thúc tại nút giao với Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Với tổng chiều dài 57,8km, tuyến đường cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ đi qua Long An (các huyện Bến Lức, Cần Giuộc); Thành phố Hồ Chí Minh (các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai (các huyện Nhơn Trạch, Long Thành)./.
Trước đó, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 5/5 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Hiệp định vay dự án trên với Chủ tịch ADB. Theo Hiệp định vay đã ký, ADB tài trợ 350 triệu USD cho giai đoạn này với thời hạn vay 27 năm.
Mục tiêu của dự án là góp phần phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ; khai thác thế mạnh về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai; rút ngắn lưu thông vận chuyển hàng hóa từ tỉnh Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.
Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) là chủ đầu tư dự án. Các hoạt động của dự án sẽ hoàn thành vào ngày 30/6/2017.
Được biết, trong số 16 tuyến cao tốc thuộc trục cao tốc Bắc-Nam phía Đông, tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành dài 57,8km với tổng mức đầu tư lên tới 1,61 tỷ USD được đánh giá có hiệu quả kinh tế rất lớn.
Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành có điểm đầu tại nút giao giữa đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và Dự án đường Vành đai 3 (tại Km12+100 - lý trình đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và kết thúc tại nút giao với Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Với tổng chiều dài 57,8km, tuyến đường cao tốc Bến Lức-Long Thành sẽ đi qua Long An (các huyện Bến Lức, Cần Giuộc); Thành phố Hồ Chí Minh (các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai (các huyện Nhơn Trạch, Long Thành)./.
(TTXVN/Vietnam+)