Như Vietnam+ đã đưa tin, dư luận những ngày qua rất quan tâm và bất bình khi Cơ quan điều tra Công an huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) quyết định không khởi tố đối tượng hành hung nhà báo Trần Thế Dũng, báo Người Lao động, khi đang tác nghiệp tại địa bàn.
Ngày 1/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan liên quan điều tra lại vụ việc này.
Công văn số 910/BTTTT-CBC, do Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ký, nêu rõ, theo thông tin phản ánh trên báo chí, thông báo kết quả điều tra không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ cố gây thương tích phóng viên Trần Thế Dũng là chưa khách quan, chưa làm rõ hành vi của các đối tượng phạm tội, gây phẫn nộ trong dư luận báo chí và nhân dân cả nước...
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo cơ quan công an điều tra lại để làm rõ bản chất vụ việc, xử lý nghiêm các đối tượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo theo Điều 15, Luật Báo chí.
Theo Điều luật này, nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Trước đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị xem xét lại kết quả điều tra trên, đồng thời khẳng định nhà báo tác nghiệp là thi hành công vụ./.
Ngày 1/4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan liên quan điều tra lại vụ việc này.
Công văn số 910/BTTTT-CBC, do Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn ký, nêu rõ, theo thông tin phản ánh trên báo chí, thông báo kết quả điều tra không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ cố gây thương tích phóng viên Trần Thế Dũng là chưa khách quan, chưa làm rõ hành vi của các đối tượng phạm tội, gây phẫn nộ trong dư luận báo chí và nhân dân cả nước...
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo cơ quan công an điều tra lại để làm rõ bản chất vụ việc, xử lý nghiêm các đối tượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo theo Điều 15, Luật Báo chí.
Theo Điều luật này, nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Trước đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã có công văn đề nghị xem xét lại kết quả điều tra trên, đồng thời khẳng định nhà báo tác nghiệp là thi hành công vụ./.
Kỳ Dương (Vietnam+)