Ngay sau khi nhận được thông tin từ Mạng lưới Cảnh báo quốc tế INFOSAN thuộc WHO cảnh báo về nhiễm phóng xạ trong các sản phẩm thực phẩm từ một số tỉnh, thành phố của Nhật Bản, từ ngày 24/3, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm từ Nhật Bản phải xuất trình Giấy Chứng nhận An toàn phóng xạ do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại Nhật Bản cấp; phía Việt Nam sẽ kiểm tra trực tiếp tại biên giới, gồm cảng biển và cảng hàng không.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ngành liên quan cho phép các doanh nghiệp được đưa các lô hàng nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để chờ kiểm tra chất phóng xạ.
Theo Vasep, nhiều doanh nghiệp thành viên hiệp hội đã phản ánh, nếu áp dụng các biện pháp kể trên cho cả các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thì sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như chịu thêm chi phí lưu hàng và các chi phí khác tại cảng, gây ách tắc cho việc giải tỏa lô hàng và doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được đơn hàng theo thỏa thuận đã ký.
Trong khi đó, đến nay Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) lại chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các lô hàng thủy sản nguyên liệu được nhập khẩu về để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
Do vậy, Vasep đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét phương án để các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nguyên liệu được đưa hàng về khu vực cách ly tại nhà máy, doanh nghiệp chỉ đưa nguyên liệu vào chế biến sau khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra phóng xạ và cho kết quả đủ điều kiện sản xuất.
Ngoài ra, Vasep cũng đề nghị việc kiểm tra theo tần suất đối với hàng hóa xuất phát từ các vùng có mức độ nhiễm xạ khác nhau bởi theo thực tế, mặc dù nhiều chủ lô hàng thủy sản xuất khẩu là ở Nhật Bản nhưng lô thủy sản nguyên liệu đó lại được đánh bắt tại vùng biển ngoài Nhật Bản, trên tàu cá của nước thứ ba và trước khi xảy ra sự cố phóng xạ do ảnh hưởng động đất ở Nhật Bản./.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Bộ, ngành liên quan cho phép các doanh nghiệp được đưa các lô hàng nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để chờ kiểm tra chất phóng xạ.
Theo Vasep, nhiều doanh nghiệp thành viên hiệp hội đã phản ánh, nếu áp dụng các biện pháp kể trên cho cả các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thì sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như chịu thêm chi phí lưu hàng và các chi phí khác tại cảng, gây ách tắc cho việc giải tỏa lô hàng và doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được đơn hàng theo thỏa thuận đã ký.
Trong khi đó, đến nay Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) lại chưa có hướng dẫn cụ thể đối với các lô hàng thủy sản nguyên liệu được nhập khẩu về để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.
Do vậy, Vasep đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét phương án để các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản nguyên liệu được đưa hàng về khu vực cách ly tại nhà máy, doanh nghiệp chỉ đưa nguyên liệu vào chế biến sau khi cơ quan kiểm tra lấy mẫu kiểm tra phóng xạ và cho kết quả đủ điều kiện sản xuất.
Ngoài ra, Vasep cũng đề nghị việc kiểm tra theo tần suất đối với hàng hóa xuất phát từ các vùng có mức độ nhiễm xạ khác nhau bởi theo thực tế, mặc dù nhiều chủ lô hàng thủy sản xuất khẩu là ở Nhật Bản nhưng lô thủy sản nguyên liệu đó lại được đánh bắt tại vùng biển ngoài Nhật Bản, trên tàu cá của nước thứ ba và trước khi xảy ra sự cố phóng xạ do ảnh hưởng động đất ở Nhật Bản./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)