Nên bỏ hay giữ bộ phận giám định pháp y thuộc phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh và xã hội hóa giám định tư pháp như thế nào? Đây là vấn đề nhiều đại biểu băn khoăn khi cho ý kiến vào dự án Luật giám định tư pháp, trong buổi họp sáng 21/11.
Có nên giữ bộ phận giám định pháp y công lập?
Vấn đề này được nhiều đại biểu quan tâm đề cập, trong đó đa số ý kiến nghiêng về việc nên giữ bộ phận giám định pháp y thuộc phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh.
Lập luận của nhiều đại biểu cho thấy thực tiễn hoạt động giám định pháp y của đội ngũ giám định viên pháp y thuộc công an cấp tỉnh đang phát huy hiệu quả, không có vướng mắc về quản lý nhà nước cũng như tổ chức việc giám định; phục vụ kịp thời cho quá trình tiến hành tố tụng, nhất là đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Những năm qua, lực lượng pháp y trong công an không để xảy ra sai phạm, vướng mắc cho ngành y tế, nếu bỏ sẽ dẫn đến thiếu hụt lực lượng chuyên môn, gây nhiều khó khăn.
Từ thực tế hơn 30 năm tham gia công tác pháp y, hiểu tới "chân tơ kẽ tóc" của công việc đầy gian khổ và vất vả này, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) băn khoăn chúng ta còn chủ trương giải quyết điểm nghẽn trong giám định pháp y bằng việc xã hội hóa, trong lúc đất nước đang cần xã hội chung tay thì không lý gì chúng ta bỏ lực lượng pháp y trong công an tỉnh. Với yêu cầu điều tra, khám phá nhanh chóng, kịp thời của vụ án thì pháp y trong công an nhân dân có điều kiện để đảm bảo hơn.
Theo đại biểu, nếu vì lý do tập trung nhân lực, nên tập trung cho lực lượng pháp y công an, Bộ Y tế làm nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, hoặc có chăng thì thêm phần giám định y khoa ngoài tư pháp.
Đồng tình với quan điểm trên, các đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long), Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên), Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) nhìn nhận giám định pháp y trong công an hiện rất cần thiết. Giám định pháp y, giám định kỹ thuật hình sự cần được đào tạo chuyên môn rất sâu, gắn liền với điều tra, truy tố, xét xử, phải có vốn kỹ thuật và vốn khoa học hình sự rất tốt.
Vấn đề không đơn thuần là kỹ thuật chuyên môn của sự việc mà đằng sau nó là việc quản lý để đi đến một kết luận chính xác về vấn đề đang tìm, cán bộ điều tra phải có nghệ thuật, kinh nghiệm khoa học về vấn đề trưng cầu giám định. Trưng cầu không đúng, không biết cách giải quyết vấn đề thì giám định sẽ mang kết quả sai. Do đó, cần củng cố và phát triển thêm lực lượng pháp y trong công an để làm sao phục vụ tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Các ý kiến đề nghị nên giữ quy định về tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y như hiện hành, gồm Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố; Viện pháp y quân đội; Trung tâm pháp y thuộc Viện khoa học hình sự của Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giám định viên pháp y; Bệnh viện cấp quân khu có giám định viên pháp y.
Xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp ở mức độ nào?
Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn có nên xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, cho phép các giám định viên tư pháp có đủ điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp ở tất cả các lĩnh vực để thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và yêu cầu của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Đa số ý kiến cho rằng việc thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là loại hình dịch vụ mới, cần có lộ trình phù hợp.
Không đồng tình với việc xã hội hóa hoạt động giám định pháp y bao gồm cả việc giao cho đương sự được trưng cầu giám định, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự, những vấn đề liên quan đến hành chính và kể cả một số vấn đề liên quan đến dân sự là ý kiến của đại biểu Hồ Trọng Ngũ.
Theo đại biểu, vấn đề bảo đảm công lý là trách nhiệm của Nhà nước, vì thế vấn đề giám định pháp y xét về mặt đạo lý thì Nhà nước phải bảo đảm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống tư pháp hoạt động thật tốt. Sự đầu tư để giúp cho việc xác định chân lý khách quan trong quá trình vụ việc phải là đầu tư công là chính.
Đại biểu này cho rằng Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị khi bàn về vấn đề này hết sức thận trọng chứ không phải cái gì cũng xã hội hóa. Những vấn đề thuộc về căn nguyên, những vấn đề thuộc về bản chất mà làm thay đổi là không đúng với tinh thần Nghị quyết. Tư duy về xã hội hóa hơi thái quá trong nhiều Luật gần đây – đại biểu nhấn mạnh.
Nhiều đại biểu đánh giá thực tế Nhà nước đầu tư cho giám định chưa đáng kể nên hoạt động giám định còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì thế số án tồn nhiều, xử lý kéo dài, do vậy phải tính đến bài toán xử lý đầu tư tốt hơn.
Một số ý kiến cho rằng, nếu tính xã hội hóa cho đương sự trưng cầu giám định là lợi bất cập hại, Nhà nước được lợi bao nhiêu, giảm chi ngân sách bao nhiêu thì chưa biết, nhưng cái có thể nhìn thấy là tình hình lộn xộn, phức tạp trong xã hội chắc chắn sẽ diễn ra.
Còn đại biểu Đặng Công Lý (Bình Định) thì đề nghị chưa nên thành lập tổ chức giám định pháp y ngoài công lập vì không phù hợp với điều kiện thực tế và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Nhu cầu về hoạt động này không nhiều, không thường xuyên, đầu tư lớn, nếu quản lý không chặt sẽ dẫn đến thông đồng, án kéo dài, gây tồn đọng án.
Chưa tán thành với dự thảo Luật, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ dự thảo Luật chưa đưa ra được những điểm mới căn bản để giải quyết bức xúc trong giám định, đó là điểm nghẽn về con người, về phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để khắc phục những bất cập tồn tại trong giám định tư pháp hiện nay.
Đại biểu đề nghị, dự thảo Luật tập trung tạo ra những định chế lớn, có quy định để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc trưng cầu giám định ở vấn đề vật mẫu, dấu vết thu thập, bảo đảm tính nghiêm minh, tính hợp pháp, cũng như trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc ra các quyết định trưng cầu giám định...
Theo đại biểu, nâng cao chất lượng kết luận giám định trước tiên là nâng cao trình độ nhận thức và năng lực của giám định viên; phải đầu tư phương tiện khoa học kỹ thuật và có phương pháp giám định tốt như máy ADN, các máy giám định gen, xác định độ tuổi, chữ viết… đồng thời, phải bảo đảm sự vô tư, trong sáng của người giám định.
Đại biểu nhấn mạnh người giám định gian dối thì không thể làm được nên cần có cơ chế kiểm soát việc giám định, giảm thiểu được sự xung đột các kết luận giám định giữa bản kết luận giám định cấp trên với cấp dưới./.
Có nên giữ bộ phận giám định pháp y công lập?
Vấn đề này được nhiều đại biểu quan tâm đề cập, trong đó đa số ý kiến nghiêng về việc nên giữ bộ phận giám định pháp y thuộc phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh.
Lập luận của nhiều đại biểu cho thấy thực tiễn hoạt động giám định pháp y của đội ngũ giám định viên pháp y thuộc công an cấp tỉnh đang phát huy hiệu quả, không có vướng mắc về quản lý nhà nước cũng như tổ chức việc giám định; phục vụ kịp thời cho quá trình tiến hành tố tụng, nhất là đối với các vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Những năm qua, lực lượng pháp y trong công an không để xảy ra sai phạm, vướng mắc cho ngành y tế, nếu bỏ sẽ dẫn đến thiếu hụt lực lượng chuyên môn, gây nhiều khó khăn.
Từ thực tế hơn 30 năm tham gia công tác pháp y, hiểu tới "chân tơ kẽ tóc" của công việc đầy gian khổ và vất vả này, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) băn khoăn chúng ta còn chủ trương giải quyết điểm nghẽn trong giám định pháp y bằng việc xã hội hóa, trong lúc đất nước đang cần xã hội chung tay thì không lý gì chúng ta bỏ lực lượng pháp y trong công an tỉnh. Với yêu cầu điều tra, khám phá nhanh chóng, kịp thời của vụ án thì pháp y trong công an nhân dân có điều kiện để đảm bảo hơn.
Theo đại biểu, nếu vì lý do tập trung nhân lực, nên tập trung cho lực lượng pháp y công an, Bộ Y tế làm nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, hoặc có chăng thì thêm phần giám định y khoa ngoài tư pháp.
Đồng tình với quan điểm trên, các đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long), Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên), Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) nhìn nhận giám định pháp y trong công an hiện rất cần thiết. Giám định pháp y, giám định kỹ thuật hình sự cần được đào tạo chuyên môn rất sâu, gắn liền với điều tra, truy tố, xét xử, phải có vốn kỹ thuật và vốn khoa học hình sự rất tốt.
Vấn đề không đơn thuần là kỹ thuật chuyên môn của sự việc mà đằng sau nó là việc quản lý để đi đến một kết luận chính xác về vấn đề đang tìm, cán bộ điều tra phải có nghệ thuật, kinh nghiệm khoa học về vấn đề trưng cầu giám định. Trưng cầu không đúng, không biết cách giải quyết vấn đề thì giám định sẽ mang kết quả sai. Do đó, cần củng cố và phát triển thêm lực lượng pháp y trong công an để làm sao phục vụ tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Các ý kiến đề nghị nên giữ quy định về tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y như hiện hành, gồm Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố; Viện pháp y quân đội; Trung tâm pháp y thuộc Viện khoa học hình sự của Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giám định viên pháp y; Bệnh viện cấp quân khu có giám định viên pháp y.
Xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp ở mức độ nào?
Nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn có nên xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, cho phép các giám định viên tư pháp có đủ điều kiện thành lập văn phòng giám định tư pháp ở tất cả các lĩnh vực để thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và yêu cầu của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Đa số ý kiến cho rằng việc thành lập tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là loại hình dịch vụ mới, cần có lộ trình phù hợp.
Không đồng tình với việc xã hội hóa hoạt động giám định pháp y bao gồm cả việc giao cho đương sự được trưng cầu giám định, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự, những vấn đề liên quan đến hành chính và kể cả một số vấn đề liên quan đến dân sự là ý kiến của đại biểu Hồ Trọng Ngũ.
Theo đại biểu, vấn đề bảo đảm công lý là trách nhiệm của Nhà nước, vì thế vấn đề giám định pháp y xét về mặt đạo lý thì Nhà nước phải bảo đảm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống tư pháp hoạt động thật tốt. Sự đầu tư để giúp cho việc xác định chân lý khách quan trong quá trình vụ việc phải là đầu tư công là chính.
Đại biểu này cho rằng Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị khi bàn về vấn đề này hết sức thận trọng chứ không phải cái gì cũng xã hội hóa. Những vấn đề thuộc về căn nguyên, những vấn đề thuộc về bản chất mà làm thay đổi là không đúng với tinh thần Nghị quyết. Tư duy về xã hội hóa hơi thái quá trong nhiều Luật gần đây – đại biểu nhấn mạnh.
Nhiều đại biểu đánh giá thực tế Nhà nước đầu tư cho giám định chưa đáng kể nên hoạt động giám định còn nhiều hạn chế, chưa đạt hiệu quả mong muốn, vì thế số án tồn nhiều, xử lý kéo dài, do vậy phải tính đến bài toán xử lý đầu tư tốt hơn.
Một số ý kiến cho rằng, nếu tính xã hội hóa cho đương sự trưng cầu giám định là lợi bất cập hại, Nhà nước được lợi bao nhiêu, giảm chi ngân sách bao nhiêu thì chưa biết, nhưng cái có thể nhìn thấy là tình hình lộn xộn, phức tạp trong xã hội chắc chắn sẽ diễn ra.
Còn đại biểu Đặng Công Lý (Bình Định) thì đề nghị chưa nên thành lập tổ chức giám định pháp y ngoài công lập vì không phù hợp với điều kiện thực tế và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Nhu cầu về hoạt động này không nhiều, không thường xuyên, đầu tư lớn, nếu quản lý không chặt sẽ dẫn đến thông đồng, án kéo dài, gây tồn đọng án.
Chưa tán thành với dự thảo Luật, đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ dự thảo Luật chưa đưa ra được những điểm mới căn bản để giải quyết bức xúc trong giám định, đó là điểm nghẽn về con người, về phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để khắc phục những bất cập tồn tại trong giám định tư pháp hiện nay.
Đại biểu đề nghị, dự thảo Luật tập trung tạo ra những định chế lớn, có quy định để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc trưng cầu giám định ở vấn đề vật mẫu, dấu vết thu thập, bảo đảm tính nghiêm minh, tính hợp pháp, cũng như trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc ra các quyết định trưng cầu giám định...
Theo đại biểu, nâng cao chất lượng kết luận giám định trước tiên là nâng cao trình độ nhận thức và năng lực của giám định viên; phải đầu tư phương tiện khoa học kỹ thuật và có phương pháp giám định tốt như máy ADN, các máy giám định gen, xác định độ tuổi, chữ viết… đồng thời, phải bảo đảm sự vô tư, trong sáng của người giám định.
Đại biểu nhấn mạnh người giám định gian dối thì không thể làm được nên cần có cơ chế kiểm soát việc giám định, giảm thiểu được sự xung đột các kết luận giám định giữa bản kết luận giám định cấp trên với cấp dưới./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)