Hiện nay, đa số người dân ở các thành phố chưa quen sử dụng phương tiện công cộng, khiến tình trạng giao thông thành phố ngày càng quá tải, vấn đề an toàn giao thông đã đến giới hạn nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người tham gia giao thông bằng xe gắn máy.
Nguyên nhân đầu tiên là người dân chưa quen với tác phong đi bộ từ nhà đến bến tàu, nguyên nhân khác do các điều kiện tổ chức, quản lý hạ tầng xã hội chưa phù hợp với các nhu cầu cá nhân như việc đưa đón con đi học, đi chợ…
Giữa nhà trường và gia đình chưa thống nhất phương án đón đưa học sinh, do vậy, phụ huynh đưa đón con học chính khóa rồi lại đưa đón đi học thêm ngoài giờ ở nhiều địa điểm khác nhau.Việc đi lại này làm gia tăng lưu lượng tham gia giao thông trong thành phố; các “chợ cóc,” “chợ xanh,” điểm bán hàng rải rác tồn tại trên các đường phố làm ùn tắc giao thông và vô hình chung tạo một tâm lý mua bán tạm bợ, tranh thủ trên đường, lâu ngày đã trở thành thói quen tùy tiện và là một trở ngại tâm lý lớn khi cân nhắc loại bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng.
Một vấn đề nữa là ý thức xã hội khi sử dụng phương tiện công cộng, thái độ đối xử với phương tiện và văn hóa giao thông văn minh, an toàn. Nóng bỏng hơn nữa là các vụ chống người thi hành công vụ xảy ra ngày càng nhiều; thực trạng về trật tự an toàn xã hội trên các tuyến xe buýt nội đô nhiều bất ổn do đội ngũ phục vụ, do bến bãi, do trật tự an toàn trên xe…
Mặc dù chưa là hiện tượng phổ biến nhưng những vấn đề đó sẽ là thách thức lớn đối với vận tải công cộng, là dấu hiệu báo động về đạo đức xã hội và ý thức cộng đồng bị suy giảm.
Xét về phương tiện, nhược điểm chung của phương tiện công cộng là không thể “Door-to-Door,” nghĩa là sẽ có những khoảng cách từ nhà hoặc từ cơ quan đến ga tàu hoặc phải chuyển từ tuyến này sang tuyến khác khiến hành khách bắt buộc phải đi bộ.
Khó khăn sẽ tăng lên khi họ di chuyển mang theo nhiều đồ đạc cá nhân. Ví dụ khi di chuyển từ sân bay về nhà, hành khách sẽ mang nhiều hành lý, hoặc các bà mẹ đi với con bé… những trường hợp đó hành khách rất cần sự hỗ trợ cộng đồng để sự lựa chọn phương tiện công cộng trở thành mục tiêu ưu tiên.
Gần đây, các tuyến buýt của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều người lựa chọn bởi giá cước vận chuyển rẻ, phù hợp nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đã có lưu lượng vượt quá lưu lượng thiết kế gấp nhiều lần.
Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương chuẩn bị và khởi công các tuyến đường sắt nội đô, dự kiến khoảng 4-5 năm nữa chúng ta sẽ có những tuyến đầu tiên được đưa vào vận hành. Theo tính toán cho giai đoạn đầu, mỗi ngày mỗi tuyến đường sắt nội đô sẽ vận hành khoảng vài trăm lượt chuyến, mỗi chuyến sẽ chuyên chở khoảng 1.200-1.500 người. Như vậy khi các tuyến đường sắt nội đô được đưa vào sử dụng thì lưu lượng người tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân có thể giảm đến 50% so với hiện tại.
Các nước láng giềng như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đã sử dụng hệ thống tàu điện nội đô cách đây hàng chục năm. Dường như phương tiện này đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đi lại của người dân, họ coi thời gian đi lại trên tàu điện là thời gian thư giãn, nghe nhạc, đọc sách báo, nói chuyện, thậm chí tranh thủ ngủ gà gật…
Để người dân lựa chọn đi lại bằng phương tiện công cộng, thì phương tiện phải đáp ứng yêu cầu tiện lợi, trong đó vấn đề bố trí bến bãi hợp lý rất quan trọng. Các dự án đường sắt nội đô của Việt Nam hiện nay đã xem xét đến yếu tố này khi bố trí các tuyến chạy xuyên tâm, vòng quanh thành phố và khoảng cách giữa các ga được lựa chọn là khoảng hơn 1 km/ga, điểm lựa chọn ga là nơi có mật độ đi lại lớn như các khu trung tâm mua sắm, bệnh viện, khu dân cư, trường học…
Tàu điện nội đô có những ưu điểm vượt trội về tốc độ, độ an toàn do công nghệ điều khiển và chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật, vận hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thêm vào đó, hành khách sử dụng phương tiện này sẽ được hệ thống camera quan sát ngay từ khi bắt đầu vào cửa ga và cả trên tàu để đảm bảo rằng họ không có những hành vi, phương tiện có thể gây mất an toàn, tổn thất cho hệ thống và cho những hành khách trên tàu. Ngoài ra,chi phí cá nhân cho việc sử dụng tàu điện sẽ hợp lý hơn, không phải đầu tư xe vào chỗ để xe .
Bên cạnh đó, thiết kế theo mô hình Nhật Bản, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng các tuyến buýt để vận chuyển hành khách từ các ga tàu điện đến những điểm không có tuyến tàu điện, tạo sự tiện lợi hơn cho người sử dụng.
Có thể nói tàu điện nói riêng, phương tiện giao thông công cộng nói chung mang tính xã hội hóa cao, cần có những ứng xử phù hợp. Cả xã hội và mỗi con người cần duy trì, tạo lập những ý thức, thói quen lành mạnh trong sinh hoạt cộng đồng để mọi người được hưởng sự an toàn văn minh của phương tiện công cộng.
Tuy nhiên, việc khôi phục trật tự xã hộị, xây dựng văn hóa giao thông, ý thức cộng đồng không phải là vấn đề một sớm, một chiều có thể thay đổi và cũng không phải trách nhiệm của một ngành, một cấp mà cần có sự chung tay giám sát của nhiều nghành, nhiều cấp và đông đảo quần chúng./.
Nguyên nhân đầu tiên là người dân chưa quen với tác phong đi bộ từ nhà đến bến tàu, nguyên nhân khác do các điều kiện tổ chức, quản lý hạ tầng xã hội chưa phù hợp với các nhu cầu cá nhân như việc đưa đón con đi học, đi chợ…
Giữa nhà trường và gia đình chưa thống nhất phương án đón đưa học sinh, do vậy, phụ huynh đưa đón con học chính khóa rồi lại đưa đón đi học thêm ngoài giờ ở nhiều địa điểm khác nhau.Việc đi lại này làm gia tăng lưu lượng tham gia giao thông trong thành phố; các “chợ cóc,” “chợ xanh,” điểm bán hàng rải rác tồn tại trên các đường phố làm ùn tắc giao thông và vô hình chung tạo một tâm lý mua bán tạm bợ, tranh thủ trên đường, lâu ngày đã trở thành thói quen tùy tiện và là một trở ngại tâm lý lớn khi cân nhắc loại bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng.
Một vấn đề nữa là ý thức xã hội khi sử dụng phương tiện công cộng, thái độ đối xử với phương tiện và văn hóa giao thông văn minh, an toàn. Nóng bỏng hơn nữa là các vụ chống người thi hành công vụ xảy ra ngày càng nhiều; thực trạng về trật tự an toàn xã hội trên các tuyến xe buýt nội đô nhiều bất ổn do đội ngũ phục vụ, do bến bãi, do trật tự an toàn trên xe…
Mặc dù chưa là hiện tượng phổ biến nhưng những vấn đề đó sẽ là thách thức lớn đối với vận tải công cộng, là dấu hiệu báo động về đạo đức xã hội và ý thức cộng đồng bị suy giảm.
Xét về phương tiện, nhược điểm chung của phương tiện công cộng là không thể “Door-to-Door,” nghĩa là sẽ có những khoảng cách từ nhà hoặc từ cơ quan đến ga tàu hoặc phải chuyển từ tuyến này sang tuyến khác khiến hành khách bắt buộc phải đi bộ.
Khó khăn sẽ tăng lên khi họ di chuyển mang theo nhiều đồ đạc cá nhân. Ví dụ khi di chuyển từ sân bay về nhà, hành khách sẽ mang nhiều hành lý, hoặc các bà mẹ đi với con bé… những trường hợp đó hành khách rất cần sự hỗ trợ cộng đồng để sự lựa chọn phương tiện công cộng trở thành mục tiêu ưu tiên.
Gần đây, các tuyến buýt của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được nhiều người lựa chọn bởi giá cước vận chuyển rẻ, phù hợp nhu cầu đi lại, nhiều tuyến đã có lưu lượng vượt quá lưu lượng thiết kế gấp nhiều lần.
Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương chuẩn bị và khởi công các tuyến đường sắt nội đô, dự kiến khoảng 4-5 năm nữa chúng ta sẽ có những tuyến đầu tiên được đưa vào vận hành. Theo tính toán cho giai đoạn đầu, mỗi ngày mỗi tuyến đường sắt nội đô sẽ vận hành khoảng vài trăm lượt chuyến, mỗi chuyến sẽ chuyên chở khoảng 1.200-1.500 người. Như vậy khi các tuyến đường sắt nội đô được đưa vào sử dụng thì lưu lượng người tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân có thể giảm đến 50% so với hiện tại.
Các nước láng giềng như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đã sử dụng hệ thống tàu điện nội đô cách đây hàng chục năm. Dường như phương tiện này đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đi lại của người dân, họ coi thời gian đi lại trên tàu điện là thời gian thư giãn, nghe nhạc, đọc sách báo, nói chuyện, thậm chí tranh thủ ngủ gà gật…
Để người dân lựa chọn đi lại bằng phương tiện công cộng, thì phương tiện phải đáp ứng yêu cầu tiện lợi, trong đó vấn đề bố trí bến bãi hợp lý rất quan trọng. Các dự án đường sắt nội đô của Việt Nam hiện nay đã xem xét đến yếu tố này khi bố trí các tuyến chạy xuyên tâm, vòng quanh thành phố và khoảng cách giữa các ga được lựa chọn là khoảng hơn 1 km/ga, điểm lựa chọn ga là nơi có mật độ đi lại lớn như các khu trung tâm mua sắm, bệnh viện, khu dân cư, trường học…
Tàu điện nội đô có những ưu điểm vượt trội về tốc độ, độ an toàn do công nghệ điều khiển và chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật, vận hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thêm vào đó, hành khách sử dụng phương tiện này sẽ được hệ thống camera quan sát ngay từ khi bắt đầu vào cửa ga và cả trên tàu để đảm bảo rằng họ không có những hành vi, phương tiện có thể gây mất an toàn, tổn thất cho hệ thống và cho những hành khách trên tàu. Ngoài ra,chi phí cá nhân cho việc sử dụng tàu điện sẽ hợp lý hơn, không phải đầu tư xe vào chỗ để xe .
Bên cạnh đó, thiết kế theo mô hình Nhật Bản, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng các tuyến buýt để vận chuyển hành khách từ các ga tàu điện đến những điểm không có tuyến tàu điện, tạo sự tiện lợi hơn cho người sử dụng.
Có thể nói tàu điện nói riêng, phương tiện giao thông công cộng nói chung mang tính xã hội hóa cao, cần có những ứng xử phù hợp. Cả xã hội và mỗi con người cần duy trì, tạo lập những ý thức, thói quen lành mạnh trong sinh hoạt cộng đồng để mọi người được hưởng sự an toàn văn minh của phương tiện công cộng.
Tuy nhiên, việc khôi phục trật tự xã hộị, xây dựng văn hóa giao thông, ý thức cộng đồng không phải là vấn đề một sớm, một chiều có thể thay đổi và cũng không phải trách nhiệm của một ngành, một cấp mà cần có sự chung tay giám sát của nhiều nghành, nhiều cấp và đông đảo quần chúng./.
Tiến Minh (Vietnam+)