Ngày 20/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh , Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo “Để dịch vụ y tế chất lượng cao đến với nhân dân.”
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ triển lãm và hội thảo dịch vụ y tế chất lượng cao Việt Nam và quốc tế năm 2013, diễn ra từ 18-21/9.
Theo các chuyên gia ngành y tế, có sáu bước để đạt được dịch vụ y tế chất lượng cao là: Dịch vụ chăm sóc y tế phải an toàn, tin cậy, phải lấy bệnh nhân làm trung tâm, đúng lúc, hiệu quả và công bằng. Muốn vậy, bệnh viện phải có nguồn lực về kỹ thuật và con người tương đối lớn, quy trình quản lý bệnh viện có hệ thống và có hệ thống theo dõi kết quả điều trị.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế cho rằng dịch vụ y tế chất lượng cao là một khái niệm còn chưa rõ ràng ở Việt Nam, nhưng ít nhiều liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thiết bị y tế và một số yếu tố cơ bản khác.
Hiện tại chưa có định nghĩa đầy đủ cũng như bộ tiêu chuẩn rõ ràng của cơ quan chức năng nên dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng, nhầm lẫn trên thực tế về dịch vụ y tế chất lượng cao trong việc khám chữa bệnh, gây khó khăn cho người bệnh khi lựa chọn dịch vụ thăm khám thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân.
Tại Việt Nam , hiện có khoảng 150 bệnh viện tư nhân, trong đó, số lượng bệnh viện có từ 200 giường trở lên chỉ chiếm khoảng 10% và có 5 bệnh viện do nước ngoài đầu tư trực tiếp.
Đối với các bệnh viện thuộc các nhà đầu tư trong nước, trung bình suất đầu tư giường bệnh (bao gồm xây dựng và thiết bị) chỉ dưới 2 tỷ đồng/giường bệnh. Còn đối với bệnh viện do nước ngoài đầu tư, suất đầu tư giường bệnh dao động từ 5-10 tỷ đồng/giường bệnh.
Việt Nam chưa có một dịch vụ y tế chất lượng cao, nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư tại các bệnh viện khá thấp, trang thiết bị không đồng bộ trong toàn bệnh viện và trong từng khoa, phòng; nguồn lực chuyên môn và quản lý bệnh viện còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng; giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện chưa chú trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện không đồng đều và chưa có một bộ qui tắc về quản lý chất lượng bệnh viện cấp quốc gia.
Để có bệnh viện chất lượng cao ở Việt Nam, một số đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, trước khi xác định đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhà đầu tư phải có động lực đúng đắn và chiến lược dài hạn.
Trước mắt, Việt Nam nên nhập khẩu nhà quản lý bệnh viện và cần có bộ phận độc lập để hỗ trợ và đánh giá dịch vụ chất lượng bệnh viện (tư nhân). Đồng thời, khi đó Luật Khám chữa bệnh phải thực tiễn hơn, thể hiện được quyền người thầy thuốc và quyền người bệnh phải rõ ràng nhằm nâng cao quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh viện và gia đình người bệnh.
Bộ Y tế xây dựng bộ quy tắc về quản lý chất lượng quốc gia và phương pháp đánh giá chất lượng. Bệnh viện phải có chương trình học tập về quản lý chất lượng dịch vụ thường xuyên và giải pháp xử lý các rủi ro một cách minh bạch trong toàn tổ chức bệnh viện./.
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ triển lãm và hội thảo dịch vụ y tế chất lượng cao Việt Nam và quốc tế năm 2013, diễn ra từ 18-21/9.
Theo các chuyên gia ngành y tế, có sáu bước để đạt được dịch vụ y tế chất lượng cao là: Dịch vụ chăm sóc y tế phải an toàn, tin cậy, phải lấy bệnh nhân làm trung tâm, đúng lúc, hiệu quả và công bằng. Muốn vậy, bệnh viện phải có nguồn lực về kỹ thuật và con người tương đối lớn, quy trình quản lý bệnh viện có hệ thống và có hệ thống theo dõi kết quả điều trị.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế cho rằng dịch vụ y tế chất lượng cao là một khái niệm còn chưa rõ ràng ở Việt Nam, nhưng ít nhiều liên quan trực tiếp và gián tiếp đến thiết bị y tế và một số yếu tố cơ bản khác.
Hiện tại chưa có định nghĩa đầy đủ cũng như bộ tiêu chuẩn rõ ràng của cơ quan chức năng nên dễ dẫn tới tình trạng lợi dụng, nhầm lẫn trên thực tế về dịch vụ y tế chất lượng cao trong việc khám chữa bệnh, gây khó khăn cho người bệnh khi lựa chọn dịch vụ thăm khám thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân.
Tại Việt Nam , hiện có khoảng 150 bệnh viện tư nhân, trong đó, số lượng bệnh viện có từ 200 giường trở lên chỉ chiếm khoảng 10% và có 5 bệnh viện do nước ngoài đầu tư trực tiếp.
Đối với các bệnh viện thuộc các nhà đầu tư trong nước, trung bình suất đầu tư giường bệnh (bao gồm xây dựng và thiết bị) chỉ dưới 2 tỷ đồng/giường bệnh. Còn đối với bệnh viện do nước ngoài đầu tư, suất đầu tư giường bệnh dao động từ 5-10 tỷ đồng/giường bệnh.
Việt Nam chưa có một dịch vụ y tế chất lượng cao, nguyên nhân chủ yếu là do vốn đầu tư tại các bệnh viện khá thấp, trang thiết bị không đồng bộ trong toàn bệnh viện và trong từng khoa, phòng; nguồn lực chuyên môn và quản lý bệnh viện còn thiếu về số lượng lẫn chất lượng; giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện chưa chú trọng.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện không đồng đều và chưa có một bộ qui tắc về quản lý chất lượng bệnh viện cấp quốc gia.
Để có bệnh viện chất lượng cao ở Việt Nam, một số đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, trước khi xác định đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhà đầu tư phải có động lực đúng đắn và chiến lược dài hạn.
Trước mắt, Việt Nam nên nhập khẩu nhà quản lý bệnh viện và cần có bộ phận độc lập để hỗ trợ và đánh giá dịch vụ chất lượng bệnh viện (tư nhân). Đồng thời, khi đó Luật Khám chữa bệnh phải thực tiễn hơn, thể hiện được quyền người thầy thuốc và quyền người bệnh phải rõ ràng nhằm nâng cao quan hệ giữa thầy thuốc-bệnh viện và gia đình người bệnh.
Bộ Y tế xây dựng bộ quy tắc về quản lý chất lượng quốc gia và phương pháp đánh giá chất lượng. Bệnh viện phải có chương trình học tập về quản lý chất lượng dịch vụ thường xuyên và giải pháp xử lý các rủi ro một cách minh bạch trong toàn tổ chức bệnh viện./.
H.Chung (TTXVN)