Chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011; việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và năm 2010.
Đánh giá về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nhiều nhận định trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.
Theo ủy ban này, có thể thấy, việc một số dự án không được trình đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng có cả nguyên nhân là sự nể nang, thiếu kiên quyết của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định đưa dự án vào chương trình cũng như tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Có một số dự án đã được đưa vào chương trình nhưng chưa xem xét một cách toàn diện cả về nội dung, phạm vi điều chỉnh, khả năng, điều kiện thực tế và đặc thù của lĩnh vực cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan tổ chức hữu quan còn thiếu chặt chẽ. Không ít ban soạn thảo có cơ cấu, thành phần cồng kềnh song hoạt động còn hình thức, có phiên họp vắng nhiều thành viên; có trường hợp người đứng đầu cơ quan soạn thảo chưa đề cao tinh thần trách nhiệm.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là những vấn đề cần xem xét, rút kinh nghiệm nghiêm túc.
Theo tờ trình, trong năm 2009, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình tám dự án luật thuộc Chương trình chính thức (chiếm tỷ lệ 22,2%).
Chương trình năm 2010 mới bắt đầu thực hiện nhưng cũng đã phải điều chỉnh. Điều chỉnh mới nhất là rút dự án Luật Đầu tư công khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và lùi thời hạn trình dự án Luật Thủ đô vào kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII. Lý do là Luật Thủ đô là một dự án luật lớn, điều chỉnh nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, quản lý đô thị của Thủ đô... với nhiều quy định về cơ chế đặc thù khác với quy định của pháp luật hiện hành, cần thêm thời gian để đảm bảo chất lượng của dự án.
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng việc chương trình có điều chỉnh nhiều chứng tỏ sự chuẩn bị chưa thực sự chu đáo; công tác đánh giá tình hình, nhu cầu cần thiết xây dựng luật chưa đầy đủ. Nhiều dự án được đề nghị đưa vào chương trình với lý do cấp thiết, không thể trì hoãn nhưng sau đó lại được yêu cầu rút ra do chuẩn bị chưa tốt.
Cùng quan điểm với ông Trần Thế Vượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng băn khoăn khi một số dự án luật liên quan đến ổn định xã hội, là mối quan tâm của dư luận và đại biểu Quốc hội như đầu tư công, đất đai, bảo hiểm tiền gửi... nhưng bị lùi thời hạn trình nhiều lần mà chưa rõ nguyên nhân.
Góp ý vào việc chuẩn bị dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Trưởng Ban dân nguyện Trần Thế Vượng đồng tình với báo cáo thẩm tra về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quốc hội khóa XIII.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba tán thành với nhận định của Ủy ban Pháp luật như việc chuẩn bị chương trình vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nội dung tờ trình còn sơ sài, chưa đánh giá đúng mức các ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế trong việc lập và triển khai thực hiện chương trình. Thuyết minh một số dự án dự kiến đưa vào chương trình còn đơn giản, chưa thuyết phục; nhiều dự án có báo cáo đánh giá tác động sơ bộ quá ngắn gọn, chỉ nêu phương án, không đánh giá được ưu điểm, nhược điểm.
Bà Lê Thị Thu Ba đề nghị cần nghiên cứu để chính sách được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đồng thời đáp ứng yêu cầu đồng bộ giữa các chính sách.
Theo kiến nghị của Ủy ban Pháp luật, Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2011 gồm 24 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết trong chương trình chính thức; 17 dự án luật, một dự thảo nghị quyết trong chương trình chuẩn bị.
Ủy ban Pháp luật cũng kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo, dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật; lãnh đạo các bộ, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định.
Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, cơ quan, tổ chức trình dự án trong quá trình thẩm tra, nghiên cứu; thể hiện rõ chính kiến, đề xuất phương án xử lý đối với từng vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau. Việc điều chỉnh chương trình chỉ được thực hiện khi thật cần thiết và việc điều chỉnh phải tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đều nhấn mạnh tới việc cần nghiêm túc phân tích nguyên nhân để rút kinh nghiệm trong việc xây dựng, dự kiến, thiết kế Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sao cho thiết thực, phù hợp; kiên quyết không nể nang; chọn lọc thật kỹ, chắc chắn, xác định đúng được vấn đề ưu tiên. Để chương trình thực sự khả thi, cần rà soát thật kỹ, đảm bảo các dự án phải đáp ứng được hai yêu cầu là thực sự cần thiết và được chuẩn bị tốt./.
Đánh giá về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và tình hình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nhiều nhận định trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.
Theo ủy ban này, có thể thấy, việc một số dự án không được trình đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng có cả nguyên nhân là sự nể nang, thiếu kiên quyết của các cơ quan có trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định đưa dự án vào chương trình cũng như tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Có một số dự án đã được đưa vào chương trình nhưng chưa xem xét một cách toàn diện cả về nội dung, phạm vi điều chỉnh, khả năng, điều kiện thực tế và đặc thù của lĩnh vực cần điều chỉnh.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan tổ chức hữu quan còn thiếu chặt chẽ. Không ít ban soạn thảo có cơ cấu, thành phần cồng kềnh song hoạt động còn hình thức, có phiên họp vắng nhiều thành viên; có trường hợp người đứng đầu cơ quan soạn thảo chưa đề cao tinh thần trách nhiệm.
Các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây là những vấn đề cần xem xét, rút kinh nghiệm nghiêm túc.
Theo tờ trình, trong năm 2009, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình tám dự án luật thuộc Chương trình chính thức (chiếm tỷ lệ 22,2%).
Chương trình năm 2010 mới bắt đầu thực hiện nhưng cũng đã phải điều chỉnh. Điều chỉnh mới nhất là rút dự án Luật Đầu tư công khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và lùi thời hạn trình dự án Luật Thủ đô vào kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII. Lý do là Luật Thủ đô là một dự án luật lớn, điều chỉnh nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, quản lý đô thị của Thủ đô... với nhiều quy định về cơ chế đặc thù khác với quy định của pháp luật hiện hành, cần thêm thời gian để đảm bảo chất lượng của dự án.
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho rằng việc chương trình có điều chỉnh nhiều chứng tỏ sự chuẩn bị chưa thực sự chu đáo; công tác đánh giá tình hình, nhu cầu cần thiết xây dựng luật chưa đầy đủ. Nhiều dự án được đề nghị đưa vào chương trình với lý do cấp thiết, không thể trì hoãn nhưng sau đó lại được yêu cầu rút ra do chuẩn bị chưa tốt.
Cùng quan điểm với ông Trần Thế Vượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng băn khoăn khi một số dự án luật liên quan đến ổn định xã hội, là mối quan tâm của dư luận và đại biểu Quốc hội như đầu tư công, đất đai, bảo hiểm tiền gửi... nhưng bị lùi thời hạn trình nhiều lần mà chưa rõ nguyên nhân.
Góp ý vào việc chuẩn bị dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Trưởng Ban dân nguyện Trần Thế Vượng đồng tình với báo cáo thẩm tra về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quốc hội khóa XIII.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba tán thành với nhận định của Ủy ban Pháp luật như việc chuẩn bị chương trình vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nội dung tờ trình còn sơ sài, chưa đánh giá đúng mức các ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế trong việc lập và triển khai thực hiện chương trình. Thuyết minh một số dự án dự kiến đưa vào chương trình còn đơn giản, chưa thuyết phục; nhiều dự án có báo cáo đánh giá tác động sơ bộ quá ngắn gọn, chỉ nêu phương án, không đánh giá được ưu điểm, nhược điểm.
Bà Lê Thị Thu Ba đề nghị cần nghiên cứu để chính sách được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đồng thời đáp ứng yêu cầu đồng bộ giữa các chính sách.
Theo kiến nghị của Ủy ban Pháp luật, Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2011 gồm 24 dự án luật, hai dự thảo nghị quyết trong chương trình chính thức; 17 dự án luật, một dự thảo nghị quyết trong chương trình chuẩn bị.
Ủy ban Pháp luật cũng kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo, dành thời gian thỏa đáng cho công tác xây dựng pháp luật; lãnh đạo các bộ, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo cần nâng cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định.
Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo, cơ quan, tổ chức trình dự án trong quá trình thẩm tra, nghiên cứu; thể hiện rõ chính kiến, đề xuất phương án xử lý đối với từng vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau. Việc điều chỉnh chương trình chỉ được thực hiện khi thật cần thiết và việc điều chỉnh phải tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đều nhấn mạnh tới việc cần nghiêm túc phân tích nguyên nhân để rút kinh nghiệm trong việc xây dựng, dự kiến, thiết kế Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sao cho thiết thực, phù hợp; kiên quyết không nể nang; chọn lọc thật kỹ, chắc chắn, xác định đúng được vấn đề ưu tiên. Để chương trình thực sự khả thi, cần rà soát thật kỹ, đảm bảo các dự án phải đáp ứng được hai yêu cầu là thực sự cần thiết và được chuẩn bị tốt./.
Thanh Hòa (Vietnam+)